Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu

Chủ nhật, 08:49 09/06/2024 | Xã hội

GĐXH - Xuất khẩu lao động không những giúp các đồng bào dân tộc ở miền núi cao thoát nghèo, thoát lạc hậu mà còn đẩy lùi nhiều tệ nạn giúp bản làng ngày càng văn minh hơn.

Bản Khơ Mú thay da đổi thịt

Nhắc đến bản người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mọi người đã dần quên đi ký ức buồn về bản "bán bào thai" mà thay vào đó là bản làng có nhiều ngôi nhà mới, khang trang khác hẳn những ngôi nhà lụp xụp, ẩm thấp.

Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu- Ảnh 1.

Huyện Kỳ Sơn tăng cường liên kết và phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An tổ chức các Hội chợ giới thiệu việc làm có quy mô lớn.

Ông La Văn Hà – Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn vui khi nhắc đến việc người Khơ Mú đi ra bên ngoài làm ăn. "Giờ các bản người Khơ Mú khác lắm. Các ngôi nhà giờ được sửa sang, xây dựng mới. Cuộc sống người dân ngày một nâng cao. Đặc biệt, ở bản Đỉnh Sơn 1, Đỉnh Sơn 2 đã không còn việc mua bán bào thai xôn xao dư luận cách đây 6 năm" – ông Hà phấn khởi nói.

Ông cho biết thêm, hiện trên địa bàn xã có khoảng 700 người đi ra bên ngoài làm ăn. Riêng 2 bản Đỉnh Sơn 1, 2 có khoảng 200 người. Hầu hết các lao động trên địa bàn đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam nên kinh tế vẫn chưa cao như các lao động làm việc ở nước ngoài. Chúng tôi đang tìm hướng để xuất khẩu lao động ra nước ngoài như ở xã Tà cạ.

Xã biên giới Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn hiện có hơn 100 người đi xuất khẩu lao động, có những gia đình cả hai vợ chồng đều đi xuất khẩu lao động. Bình quân tiền gửi về cho gia đình qua ngân hàng từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng. Việc này không những giúp bản làng thoát nghèo mà trở thành bản làng người Khơ Mú giàu có nhất xứ Nghệ.

Anh Cụt Văn Phách, người đồng bào Khơ Mú ở bản Bình Sơn 2 (xã Tà Cạ) vừa trở về sau 2 năm làm việc Đài Loan chia sẻ: "Đi ra thế giới bên ngoài mới mở mang được tầm mắt. Chứ cứ quanh quẩn ở bản làng thì không thể thay đổi được, không thể làm giàu được".

Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu- Ảnh 2.

Bà con dân bản đến chúc mừng anh Phách đã hết hạn hợp đồng lao động từ Đài Loan trở về.

Trước đây, cả gia đình chỉ trông chờ vào một mùa nương rẫy nên cuộc sống của gia đình anh cứ mãi quẩn quanh với nghèo khó. Năm 2022, anh Phách đã mạnh dạn đăng ký vay vốn Ngân hàng chính sách đi xuất khẩu lao động. Sau hơn 2 năm làm việc tại Đài Loan, ngoài số tiền gửi về cho gia đình hằng tháng hơn 10 triệu đồng thì anh Phách còn tiết kiệm được thêm hơn 300 triệu đồng. "Số tiền này là đồng vốn để gia đình tôi đâu tư, kinh doanh và tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình" – anh Phách nói.

Cũng giống như anh Phách, gia đình ông Lữ Văn Kèo (cùng bản Bình Sơn 2) cũng đăng ký cho người con trai đầu của gia đình đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Trong vòng 2 năm rưỡi người con đã gửi về cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Nhờ số tiền này ông Kèo đã dựng được ngôi nhà sàn kiên cố và vươn lên thoát nghèo.

Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu- Ảnh 3.

Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Lữ Văn Kèo, bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ.

Ông Kèo vui nói: "Ngày trước nhà ta nghèo lắm, nhưng từ ngày con trai đi xuất khẩu lao động gửi tiền về ta đã làm được nhà sàn to ở rồi, giờ không còn nghèo khó như trước nữa".

Bà La Thị Hồng Văn, Phó chủ tịch UBND xã Tà Cạ cho biết, thấy được hiệu quả kinh tế từ những người đi xuất khẩu lao động sau khi về nước thì người thân và bà con trong bản cũng đi theo. Vì thế số lượng người dân trên địa bàn xã Tà Cạ đi xuất khẩu lao động ngày một tăng, chủ yếu người dân đi xuất khẩu lao động ở các nước, như: Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc... Nhờ thế bản làng ngày càng đổi sắc.

Được biết, trên địa bàn xã có 11 bản, trong đó có bản Bình Sơn 2 là bản làng có số lao động đi xuất khẩu lao động nhiều nhất và tạo thu nhập ổn định nhất. "Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ và giới thiệu các đơn hàng có thu nhập cao và ổn định cho người lao động có việc làm, mang lại thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Để người dân nhiều bản làng có thể thoát nghèo bền vững, nhà cửa khang trang kiên cố như bản Bình Sơn 2" – bà Văn nhấn mạnh.

Nâng cao chất lượng lao động

Những năm gần đây, xuất khẩu lao động được huyện vùng cao huyện Kỳ Sơn quan tâm và xem đây là một trong những hướng đi hiệu quả trong bài toán giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao cho người dân miền núi cao. 

Tuy nhiên, người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn Kỳ Sơn hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu kỹ năng tay nghề, chưa được đào tạo nghề và phổ cập ngoại ngữ cơ bản. Do đó chủ yếu người dân đi các đơn hàng có thu nhập thấp.

Xuất khẩu lao động ở vùng biên viễn xứ Nghệ: Vững kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, lạc hậu- Ảnh 4.

Tại các hộ chợ việc làm người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp trong và ngoài nước.

Để đạt chỉ tiêu đưa 160 lao động đi xuất khẩu lao động trong năm 2024, huyện Kỳ Sơn đã ký kết hợp tác đào tạo với Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, để phân luồng, hướng nghiệp, nâng cao kiến thức, tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các thị trường tiềm năng về xuất khẩu lao động.

"Khi được đào tạo, học tập con em các đồng bào dân tộc huyện Kỳ Sơn sẽ có tay nghề và có kỹ thuật tốt hơn, qua đó sẽ có cơ hội kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn. Không nhưng thế người lao động đã thay đổi được tư duy cũ, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mạnh dạn vươn xa để tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển của quê hương" - ông Hồ Văn Đàm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Nam – Hàn Quốc, chia sẻ.

Mỏ vàng xuất khẩu lao động, người dân cần rõ các thông tin quan trọng này nếu muốn đổi đờiMỏ vàng xuất khẩu lao động, người dân cần rõ các thông tin quan trọng này nếu muốn đổi đời

GĐXH - Xuất khẩu lao động cung cấp cơ hội kiếm sống và phát triển cho lao động, nhưng cũng mang theo những rủi ro và thách thức. Vậy đi xuất khẩu lao động cần lưu ý những gì?

Cận cảnh hàng ngàn chiếc Iphone, máy tính bảng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.


V. Đồng - L. Phú
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 5 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top