Y tế Điện Biên vượt khó hòa mình cùng Đề án 1816
Từ năm 2008 đén nay , thực hiện Đề án 1816, ngành Y tế Điện Biên đã đón gần 70 cán bộ của 15 bệnh viện tuyến trung ương xuống tăng cường chuyển giao 56 kỹ thuật thuộc các lĩnh vực
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, giáp với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, huyện xa nhất cách trung tâm thành phố của tỉnh 220km. Hiện nay tỉnh có 8 huyện, thị và 1 thành phố với 491.064 nhân khẩu, mật độ dân số 51 người /km.
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Điện Biên, tính đến cuối năm 2010, tổng số cán bộ y tế toàn tỉnh là 2.752 người, trong đó số cán bộ đang công tác tại các cơ sở y tế công lập là 2.141 người (không tính nhân viên y tế thôn bản: 1.279 người/1.547 thôn/bản/tổ dân phố), trong đó có 292 thạc sỹ và bác sỹ y khoa (gồm 19 thạc sỹ, 84 bác sỹ chuyên khoa 1 và 2 ,170 bác sỹ đa khoa); thạc sỹ dược và dược sỹ đại học là 30. Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ/1 vạn dân ở Điện Biên là 5,68 bác sỹ và 0,52 dược sỹ/1 vạn dân.
Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Đề án 1816, ngành Y tế Điện Biên đã đón gần 70 cán bộ của 15 bệnh viện tuyến trung ương xuống tăng cường chuyển giao 56 kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ngoại khoa, sản khoa, gây mê hồi sức, mắt, hồi sức cấp cứu, huyết học truyền máu, truyền nhiễm, y học cổ truyền, lao, nội khoa, nhi khoa …Sở Y tế cũng cử 64 cán bộ, bác sỹ đi luân phiên xuống chuyển giao 21 kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện và hơn 130 cán bộ tuyến huyện hỗ trợ cho tuyến xã, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.
Đánh giá Đề án 1816, ThS.Trần Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, hiện nay ngành Y tế Điện Biên đang thiếu cán bộ y tế có trình độ đại học, đặc biệt là thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học tại tuyến y tế cơ sở, thiếu cán bộ chuyên khoa sâu tại tuyến tỉnh, trình độ và cơ cấu cán bộ còn chưa hợp lý … Vì vậy, Đề án đã giúp cho ngành Y tế Điện Biên giải quyết được cái khó khăn trước mắt là nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nâng cao công tác khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cán bộ luân phiên tuyến trên đã phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp tuyến dưới, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn chuyển giao các kỹ thuật, sử dụng các trang thiết bị y tế trong khám, chẩn đoán và điều trị.
Ông Lương Đức Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện đa khoa hạng II có quy mô 400 giường bệnh, nhưng chỉ có 60 bác sỹ trong tổng số 394 cán bộ, trong đó có 11 thạc sỹ, 19 BSCKI còn lại là bác sỹ. Từ năm 2009 đến nay, thực hiện Đề án 1816, Bệnh viện đã liên tục đón 47 bác sỹ đến từ 11 bệnh viện tuyến trung ương (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Viện Lão khoa, Viện Tim mạch) xuống tăng cường chuyển giao 54 kỹ thuật.
Với những khó khăn về mặt nhân lực, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh, Ban Chỉ đạo Đề án 1816 của Bệnh viện luôn đặt ra điều kiện: kết nối cái Cần (tuyến dưới ) và cái Có (tuyến trên). Điều đó có nghĩa là tuyến trên phải có sự khảo sát kỹ càng và tuyến dưới phải chuẩn bị trước các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, vật tư để có thể nhận kỹ thuật chuyển giao, hiện nay đã được các bác sỹ Bệnh viện làm chủ và duy trì thường xuyên.
Có thể nói trong điều kiện nhân lực thiếu và yếu như ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên nói riêng và ngành Y tế tỉnh Điện Biên nói chung thì việc cử cán bộ đi học dài hạn rất khó khăn nên các lớp đào tạo tại chỗ do bác sỹ luân phiên giảng dạy là rất hữu ích. Với lý do đó, các bệnh viện, viện tuyến trung ương đã nỗ lực giúp đỡ ngành Y tế Điện Biên rất nhiều như: Bệnh viện Nội tiết Trung ương hướng dẫn khoa khám bệnh, thành lập phòng khám ngoại trú, quản lý 4.304/lượt bệnh nhân đái tháo đường/năm; Bệnh viện Bạch Mai giúp Bệnh viện triển khai phòng khám ngoại trú, quản lý 1.024 bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng, giảm bớt số bệnh nhân tăng huyết áp vào điều trị nội trú (bệnh nhân của 2 phòng khám ngoại trú này đều được cấp sổ, lưu giữ kết quả xét nghiệm và tư vấn trong quá trình điều trị); các bác sỹ luân phiên đã dành thời gian, tâm huyết hàng tháng tham gia giảng bài, mở các lớp chuyên đề, tập huấn chuyên môn cho 438 lượt cán bộ của Bệnh viện và các trung tâm y tế huyện, thị trong toàn tỉnh về Nội tiết, tim mạch, hô hấp, truyền nhiễm cấp cứu chấn thương, huyết học truyền máu, sản khoa và nhi khoa …Ngoài lĩnh vực chuyên môn khám, điều trị, chuyển giao các kỹ thuật, Bệnh viện Bạch Mai cũng cử cán bộ, kỹ sư có trình độ về quản lý, sử dụng và bảo quản trang thiết bị, vật tư y tế nên tăng cường giúp Bệnh viện xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa và phục hồi nhiều trang thiết bị y tế hư hỏng…
Một mặt tiếp nhận sự giúp đỡ của tuyến trên, mặt khác Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên vẫn cố gắng giúp đỡ tuyến dưới, đặc biệt ưu tiên các đơn vị khó khăn về nguồn lực và trang thiết bị, xa trung tâm tỉnh, Bệnh viện đã cử 28 cán bộ xuống tăng cường cho 7 bệnh viện tuyến huyện với các lĩnh vực chuyên môn ngoại; sản; hồi sức cấp cứu; chẩn đoán hình ảnh; gây mê hồi sức; răng – hàm –mặt; tai - mũi - họng; truyền nhiễm; dược; kế toán …Đã có 21 kỹ thuật được chuyển giao: phẫu thuật u nang buồng trứng; chửa ngoài tử cung; mổ lấy thai; đỡ đẻ khó; một số cấp cứu trong lĩnh vực ngoại khoa như kỹ thuật bó bột cơ bản, kỹ thuật khâu lỗ thủng dạ dày, tạo hậu môn nhân tạo; kỹ thuật chụp, siêu âm …
Góp sức giải quyết khó khăn cùng với tuyến, 3 năm qua, Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đã thực hiện luân phiên 21 cán bộ y, bác sỹ từ tuyến huyện về các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến dưới, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, chuyển giao kỹ thuật cho đội ngũ thầy thuốc tuyến dưới, giúp người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao.
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.
Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc
Y tế - 9 năm trướcGiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816
Y tế - 10 năm trướcNăm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.
Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).
Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn
Y tế - 10 năm trướcTừ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tế - 10 năm trướcCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị
Y tế - 10 năm trướcThực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.
Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ
Y tế - 10 năm trướcVừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình
Y tế - 10 năm trướcNgày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực
Y tế - 10 năm trướcNhững năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi
Y tếCải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.