Hà Nội
23°C / 22-25°C

40 năm khúc tráng ca Quảng Trị (1): Cuộc tấn công bão táp

Thứ hai, 11:01 03/09/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Với khí thế tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 cùng thắng lợi của chiến dịch Đường 9- Nam Lào năm 1971, sau khi phân tích tình hình giữa ta và địch trên các chiến trường, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã ra Nghị quyết tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972, giải phóng hoàn toàn Trị-Thiên…

Trận đánh trước Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Ảnh: Đoàn Công Tính
Chiến dịch lịch sử
 
Đúng 11 giờ ngày 30/3/1972, Tư lệnh mặt trận - Thiếu tướng Lê Trọng Tấn hạ mệnh lệnh: “Bão táp I”, đánh dấu việc mở đầu cuộc tấn công giải phóng Quảng Trị. Ngay lập tức, 8000 viên đạn từ 247 khẩu pháo của cụm pháo binh đồng loạt nã vào 19 căn cứ trên truyến phòng thủ của địch suốt 36 giờ đồng hồ. Trong tiếng pháo gầm, xe tăng và bộ binh đồng loạt tiến công vào tuyến phòng ngự của địch.
 
Một ngày sau, Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi thư tới Mặt trận với nội dung: “Chiến dịch lịch sử 1972 đã bắt đầu! Các đồng chí hãy nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt tiến công địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu, quyết giành cho được những thắng lợi to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch kính yêu”.
 
Trong chiến dịch Quảng Trị, Trung tướng Phạm Hồng Cư khi đó là Thượng tá, phái viên của Tổng cục Chính trị, được sống và làm việc với các danh tướng của ta như Tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Quân ủy Trung ương, Tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh và Tướng Lê Quang Đạo, Chính ủy mặt trận.
 

Trung tướng Phạm Hồng Cư.

Nhờ vậy mà Thượng tá Phạm Hồng Cư được chứng kiến những phút giây hệ trọng ở cơ quan chỉ huy cao nhất của chiến dịch. Cũng phải nói thêm rằng, Thượng tá Phạm Hồng Cư là người có vinh dự tham gia chiến đấu tại hầu hết các chiến dịch lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dù đã kinh qua bao cuộc binh lửa, nhưng lúc nhận được bức thư của Trung ương Đảng gửi Mặt trận, trong con người lão luyện trận mạc này lại có một cảm xúc vô cùng đặc biệt. Đã 40 năm trôi qua, vị tướng nói rằng mình vẫn nhớ cảm giác phấn khích đầy khí thế lúc ấy. “Đó là lời hịch thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mình thấy thật xúc động, tự hào. Tôi báo ngay cho các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh chiến dịch, ai ai cũng phấn khích và quyết tâm”.
 
Dù cuộc binh lửa khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã lùi vào quá khứ, nhưng mọi chi tiết của những tháng ngày hào hùng đó thì vị tướng già vẫn nhớ như in. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại với giọng hào sảng: “Đầu năm 1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên ba hướng: Mặt trận Trị - Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ta chọn Quảng Trị (mặt trận Trị - Thiên) là hướng chủ yếu. Quảng Trị là nơi nối hai miền Nam - Bắc, nơi Mỹ xây dựng tuyến phòng ngự rất mạnh. Về phía ta, đây là nơi có thể tập trung được một tập đoàn chiến đấu mạnh, là nơi dễ tiếp tế hậu cần”.
 
Do địa thế của Quảng Trị quan trọng như vậy nên ta quyết tâm giải phóng địa phương này, còn địch thì kiên quyết giữ. Chiến cuộc là điều tất yếu phải xảy ra…
 
Cả trung đoàn địch xin hàng
 
Ngay từ loạt đạn đầu trong ngày 30/3/1972, pháo ta bắn trúng hầu hết các trận địa pháo, các sở chỉ huy của địch ở điểm cao 241, Mai Lộc, Miếu Bái Sơn, Quán Ngang, Đông Hà, Cồn Tiên, Dốc Miếu…Các lực lượng binh chủng hợp thành gồm bộ binh, xe tăng của ta ào ào tiến công, đột phá trên hướng chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc tỉnh Quảng Trị.
 
Ngày 4/4, quân giải phóng phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, diệt 4 căn cứ trung đoàn, 7 căn cứ tiểu đoàn trên đường số 9, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 và lữ đoàn 147.
 
Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng và Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó Trung đoàn 56 của địch đã không chịu được sức tấn công như vũ bão của ta, buộc phải chủ động liên hệ với Trung đoàn pháo binh Bông Lau xin đầu hàng. “Việc một trung đoàn xin đầu hàng là chưa từng có. Đây là một thông tin không thể vui hơn. Không khí ở Bộ Tư lệnh chiến dịch thêm phấn chấn. Nhận được tin này, tôi báo cáo ra Tổng cục Chính trị. Đồng chí  Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục chỉ đạo ngay: Chuyển việc đầu hàng thành phản chiến, đối xử không phải như tù binh, hàng binh mà là những người phản chiến về với cách mạng, giữ nguyên cấp bậc cho họ. Vậy là ta giải phóng hoàn toàn hai huyện Gio Linh, Cam Lộ.
 
Ngay trưa ngày 4/4, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gọi điện tới Sở Chỉ huy chiến dịch biểu dương quân và dân Quảng Trị, đánh thắng trận đầu đã làm nức lòng chiến sỹ.
 
Trước đòn tấn công mạnh của ta ở Quảng Trị, ngày 5/4, Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu khẩn cấp họp Hội đồng An ninh quốc gia. Ông ta đã điều động gấp 5 trung đoàn, lữ đoàn, 3 thiết đoàn xe tăng, thiết giáp từ Sài Gòn, Đà Nẵng ra Quảng Trị. Địch điều chỉnh thế phòng ngự thành ba cụm: Đông Hà, Ái Tử, La Vang – Quảng Trị, trong đó lực lượng chủ yếu tập trung ở Đông Hà.
 
Đợt tấn công thứ 2, diễn ra trong 6 ngày đêm, Sư đoàn 308 của ta được pháo binh chi viện, liên tục tiến công quân địch ở cụm Đông Hà – Lai Phước. Tiếng đạn pháo, đạn xe tăng T54, pháo cao xạ 37 li, 57 li của quân ta nổ vang trời, 18h ngày 28/4, thị xã Đông Hà được giải phóng.
 
Phía Ái Tử, Sư đoàn 304 được các cụm pháo của Trung đoàn 45, 164, 38 chi viện, 21h ngày 30/4, bộ binh, xe tăng của Sư đoàn 304 tràn vào sân bay Ái Tử. Mất Đông Hà, Ái Tử, quân địch ở Quảng Trị - La Vang hoang mang tháo chạy.
 
14 giờ ngày 1/5, lá cờ của quân giải phóng đã tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Quảng Trị. Toàn bộ tỉnh Quảng Trị đã được giải phóng.
 
Chiến dịch Quảng Trị: Không chỉ trong 81 ngày đêm
 
Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, Chiến dịch Quảng Trị không chỉ gói gọn trong 81 ngày đêm. Nói đến chiến dịch Quảng Trị năm 1972 là phải nói đến hai chiến dịch: Chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị từ ngày 30/3 đến ngày 1/5; Từ ngày 28/6 chuyển sang Chiến dịch phòng ngự.
 
Chiến dịch phòng ngự chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1, từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, quân ta rút khỏi Thành cổ (nên mới gọi là chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ); Giai đoạn 2 từ thời điểm đó cho đến khi ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973). Giai đoạn này các đơn vị của ta chủ động phòng ngự, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng; Giai đoạn 3 là trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân lấn chiếm Cửa Việt, ta dùng Sư đoàn 320B đánh bại chúng.
 
Giữ vững trận địa, tạo lợi thế trên bàn đàm phán
 
11h 30 ngày 30/3/1972, cuộc tiến công chiến lược giải phóng Quảng Trị của ta bắt đầu. Bộ đội chủ lực phối hợp với bộ đội địa phương tiến công vào tuyến phòng thủ Đường 9 của địch. Ngày 1/5/1972, quân địch phải rút khỏi thị xã Quảng Trị. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng.
 
Ngày 28/6/1972, địch sử dụng hai sư đoàn cơ động chiến lược mở đợt phản công quy mô lớn, với ý đồ chiếm lại thị xã Quảng Trị trong 2 tuần. Vậy nhưng kế hoạch của chúng đã thất bại, bởi quân dân ta đã chiến đấu quyết liệt, cầm chân địch tới 81 ngày đêm (từ 28/6-16/9/1972). Theo một thống kê, số lượng bom, đạn mà địch đã ném xuống đây tương đương với 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, tuy nhiên bom đạn đã không khuất phục được ý chí, bản lĩnh kiên cường của những người lính Cụ Hồ. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm đã giữ vững trận địa vào thời điểm quyết định nhất, tạo lợi thế cho ta trên bàn đàm phán, buộc Mỹ - Ngụy phải ký kết Hiệp định Paris, mở đường cho đại thắng mùa Xuân 1975.
 
Chiến dịch tiến công và nổi dậy năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu chống địch tái chiếm vùng giải phóng Quảng Trị là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử to lớn, làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 
PV
 
Còn tiếp

Quang Thành

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người

17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người

Pháp luật - 28 phút trước

Gây án nhầm người, 17 đối tượng ở An Giang bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng bị bắt ngay sau đó.

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Xe máy tông thẳng vào cửa nhà dân khi vượt ô tô trong ngõ hẹp

Đời sống - 32 phút trước

GĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 người trong lúc tăng tốc vượt qua xe ô tô di chuyển cùng chiều thì bất ngờ mất lái, tông thẳng vào cửa nhà người dân bên đường.

2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài

2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc, cắt cabin đưa phụ xe ra ngoài

Thời sự - 34 phút trước

2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Đời sống - 36 phút trước

GĐXH - Từ năm 2025, người mắc các bệnh lý/tình trạng sức khỏe không ổn định sẽ không được lái xe máy. Đó là những bệnh gì?

Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng

Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng trong khu công nghiệp tại Hải Phòng

Thời sự - 2 giờ trước

Đám cháy xảy ra vào đêm qua, rạng sáng nay (24/11), thiêu rụi khu nhà xưởng của một công ty trong khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).

Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết

Làng hoa nổi tiếng Quảng Trị chong đèn xuyên đêm vào vụ Tết

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, người trồng hoa ở Quảng Trị chong đèn xuyên đêm để hoa sinh trưởng, bung nụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm cung ứng ra thị trường.

Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần

Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần

Thời sự - 3 giờ trước

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.

Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'

Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Toà án nhân dân tỉnh An Giang vừa mở phiên xét xử các bị cáo Trần Đại Lý (SN 1989) và Nguyễn Thị Mum (SN 1957, mẹ ruột Lý) cùng trú tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".

Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước

Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...

Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước

Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước

Pháp luật - 4 giờ trước

Mâu thuẫn với chồng và gia đình, Lê Thị Ngọc Huyền đem con mới chỉ 3 tháng tuổi ném xuống mương nước gần nhà. Thi thể cháu bé được người thân tìm thấy ngay sau đó.

Top