5 cách đối phó với chứng rụng tóc sau sinh
Những lo lắng về rụng tóc sau sinh thường giảm bớt do phụ nữ có xu hướng dành nhiều thời gian để lấy lại thể lực và săn chắc cơ bắp.
Trong trường hợp tóc rụng quá nhiều khi chải hoặc gội đầu thì cũng đừng lo lắng, vì rụng tóc sau sinh là bình thường. Để có thể khắc phục điều này, bạn nên biết nguyên nhân.
Nguyên nhân gây rụng tóc sau sinh
Trong thời kỳ mang thai, hầu hết phụ nữ nhận thấy rằng sự phát triển của tóc tăng lên đáng kể. Độ dày và bóng của tóc cũng được cải thiện. Điều này xảy ra do sự gia tăng sản xuất estrogen của cơ thể chúng ta, đẩy tóc vào giai đoạn phát triển của nó.
- Sau khi sinh con, mức độ estrogen tăng đột biến của người mẹ giảm xuống khiến tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi, làm chậm sự phát triển của tóc. Sau khi ở trong giai đoạn nghỉ ngơi khoảng 100 ngày, tóc bắt đầu rụng.
- Hiện tượng rụng tóc này có thể được kích hoạt thêm do thiếu hụt chất dinh dưỡng, mức độ căng thẳng, mất cân bằng nội tiết tố và viêm tuyến giáp.

Tóc rụng nhiều sau sinh do sự gia tăng sản xuất estrogen của cơ thể.
Rụng tóc sau sinh xảy ra khi nào?
Thời kỳ rụng tóc bắt đầu từ 2 đến 4 tháng sau khi sinh con. Số lượng tóc rụng tương đối khác nhau ở mỗi phụ nữ. Mặc dù những phụ nữ có tóc phát triển tốt trong thời kỳ mang thai dường như có thể rụng nhiều tóc hơn những phụ nữ khác.
Tiến sĩ Vidushi Jain, Trưởng bộ phận Y tế, Dermalink, Ấn Độ, nói với HealthShots: ‘Rụng tóc sau sinh là một quá trình tạm thời có thể giảm dần trong vài tháng. Hầu hết phụ nữ mới làm mẹ đều gặp phải tình trạng này, về mặt y học được gọi là telogen effluvium. Đây chỉ là sự thay đổi theo chu kỳ chứ không ảnh hưởng đến gốc tóc vì vậy các mẹ mới sinh con không nên lo lắng’.

Tình trạng rụng tóc sau sinh sẽ không kéo dài mãi mãi.
Về các biện pháp cần thực hiện để lấy lại sức khỏe của tóc, Tiến sĩ Jain cho biết: ‘Các bà mẹ mới sinh cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ cho con bú. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần được theo dõi. Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bạn nên được kiểm tra và điều chỉnh để ngăn ngừa rụng tóc’.
5 cách giúp bạn đảo ngược tình trạng rụng tóc sau sinh
- Chế độ ăn uống khoa học: Thực hiện một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất là bước đầu tiên bạn nên làm để hướng tới sức khỏe và vẻ đẹp mái tóc của mình. Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn bao gồm sự cân bằng của trái cây theo mùa, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tìm nguyên nhân gây căng thẳng: Không chỉ là một tác nhân giết chết tâm trạng, căng thẳng có thể khiến da và tóc bị lão hóa sớm. Một đứa trẻ sơ sinh đi kèm với một loạt trách nhiệm hoàn toàn mới đối với một người mẹ. Bạn phải chấp nhận và đón nhận cuộc sống mới với vòng tay rộng mở.

Rụng tóc sau sinh là bình thường nhưng vẫn khiến bạn cảm thấy lo lắng.
Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như yoga, chánh niệm và thiền định. Ngoài ra, hãy cởi mở để yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình trong trường hợp bạn cảm thấy quá tải với những thay đổi mới mà cuộc sống đã mang lại.
- Massage bằng tinh dầu: Thường xuyên bôi tinh dầu dưỡng tóc có thể cung cấp dinh dưỡng tại chỗ cho tóc nhằm đẩy lùi quá trình rụng tóc.

Massage da đầu bằng tinh dầu có thể giúp phục hồi tóc.
- Thử bổ sung dinh dưỡng: Hãy yêu cầu bác sĩ đề xuất một số chất bổ sung dinh dưỡng như B complex, sắt và kẽm. Uống các chất bổ sung vitamin và khoáng chất này có thể thúc đẩy tóc mọc lại và hạn chế tác động sau sinh đối với tóc của bạn.
- Bỏ qua tạo kiểu nhiệt: Cố gắng dừng những lần gội đầu cầu kỳ tại tiệm và để tóc khô trong không khí cho đến khi tình trạng rụng tóc thuyên giảm. Không chải tóc quá nhiều vì kéo tóc trong khi chải có thể làm tóc bạn yếu hơn. Tuy nhiên, thường xuyên cắt tỉa, thỉnh thoảng đi spa thư giãn cũng không gây hại tóc.

Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcMột người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.

6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.