7 lưu ý khi ăn chè đậu xanh giải nhiệt mùa hè
Chè đậu xanh tuy có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Sau đây là 7 lưu ý quan trọng khi ăn đậu xanh bạn cần chú ý.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình), trong Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, chữa lở loét, ung nhọt, say nắng. Thường xuyên ăn đậu xanh giúp hạ huyết áp, phòng ngừa xơ cứng động mạch, tăng cường sức khỏe gan.
Đậu xanh còn rất giàu protein, phospholipid và các nguyên tố vi lượng khác, không chỉ có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Đậu xanh có chứa một số chất kiềm, có tác dụng làm sạch da và dưỡng ẩm cho da, có tác dụng làm đẹp da rất tốt.
Chè đậu xanh tuy có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Sau đây là 7 lưu ý quan trọng khi ăn chè đậu xanh bạn cần chú ý.
7 lưu ý khi nấu chè đậu xanh giải nhiệt mùa hè
1. Những người đang uống thuốc Đông y không nên ăn chè đậu xanh
Do đậu xanh có tác dụng giải độc nên có thể khiến thảo mộc trong thuốc Đông y bị hóa giải. Nếu đang uống thuốc Đông y thì tốt nhất là bạn không nên ăn chè đậu xanh để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
2. Đừng ăn quá nhiều cùng một lúc
Ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu. Vì vậy mỗi tuần mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn đậu xanh 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn nửa chén đậu xanh. Còn đối với người già, trẻ em, những người có vấn đề về đường tiêu hóa thì nên ăn ít hơn một chút.
3. Không nên nấu quá lâu
Khi nấu đậu xanh quá lâu hoặc quá nát, nó sẽ làm phá hủy các axit hữu cơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác trong đậu xanh.
Đặc biệt, tinh bột trong đậu xanh có độ hồ hóa cao nên nếu nấu như thế này sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhanh, dẫn tới tăng lượng đường huyết nhanh, hoàn toàn không tốt cho cơ thể.
4. Nên uống nhiều nước và hạn chế ăn hạt đậu xanh
Nấu chè đậu xanh bạn nên cho nhiều nước để thành nước uống giải nhiệt. Tỷ lệ nên nước với đậu xanh nên là 10:1. Bạn nên uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn bã đậu xanh để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Khi uống nước đậu xanh, bạn không nên cho nhiều đường, mật ong, nó sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao.
5. Người có tay chân lạnh không nên ăn đậu xanh
Người mang thể hàn, biểu hiện là tay chân lạnh, thiếu sinh lực, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn đậu xanh vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, mất nước, đau cơ khớp, khiến bệnh tình ngày một nặng.
6. Phụ nữ có kinh nguyệt không nên ăn chè đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt và lạnh, trong khi đó chị em đang trong kỳ "đèn đỏ" được khuyên không nên ăn những thực phẩm ngọt và lạnh để không làm hại tử cung, ảnh hưởng đến việc chảy máu kinh nguyệt hoặc làm nặng thêm cơn đau bụng kinh.
7. Tránh kết hợp đậu xanh với những thực phẩm không phù hợp
Không nên ăn chè đậu xanh liền với các món tôm vì sẽ không tốt cho dạ dày và đường ruột. Đậu xanh cũng không nên ăn cùng với cà chua vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
Thanh niên 17 tuổi ở Tây Ninh bị dập nát tinh hoàn, nguyên nhân từ việc nhiều người Việt trẻ rất hay làm
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Thanh niên 17 tuổi ở Tây Ninh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tinh hoàn dập nát do tự chế pháo. Nạn nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Nội soi gắp ve rận trong tai bệnh nhi 6 tuổi
Y tế - 8 giờ trướcBệnh nhi vào viện khám trong tình trạng đau nhức, rỉ máu tai. Tiến hành nội soi, các bác sĩ gắp ra dị vật là ve rận thường ký sinh ở chó, mèo bám vào thành ống tai.
Người đàn ông bị đinh sắt đâm thủng xương sọ khi đang làm việc
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng vết thương vùng đầu chảy nhiều máu, đau nhiều, chụp cắt lớp vi tính sọ não có hình ảnh dị vật kim khí.
Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Đây là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức chiều ngày 24/12. Những thông tin thiết thực trong cách lựa chọn thực phẩm an toàn, xây dựng bữa ăn cân bằng dinh dưỡng tối ưu cho gia đình đã được các chuyên gia giải đáp.
Người sống thọ thường làm 4 điều này ban đêm: Chỉ cần có 1 thói quen trong số đó thì xin chúc mừng
Sống khỏe - 13 giờ trướcThay vì chỉ đặt lưng xuống giường và cố gắng chìm vào giấc ngủ, những thói quen này sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
Gia đình xin về, bác sĩ quyết cứu bé trai có khối u tuyến tùng nguy hiểm
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được chuyển đến viện trong tình trạng nguy kịch, không thể trả lời khi được gọi hỏi, chỉ có phản ứng cử động tay chân khi được kích thích đau. Kết quả chụp chiếu cho thấy, trẻ có khối u tuyến tùng phát triển rất nhanh.
Loại hạt "xấu xí" Việt Nam có nhiều, danh y Trung Quốc coi như “kho báu”, được cả thế giới yêu thích
Sống khỏe - 16 giờ trướcĐây là loại hạt có hình dạng xấu xí được trồng ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Loại hạt này được cả thế giới yêu thích do có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Mổ lấy thai thành công cho sản phụ viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra nếu có các dấu hiệu này cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Sản phụ mang thai 36 tuần 5 ngày bị viêm ruột thừa cấp kèm theo dấu hiệu chuyển dạ được phẫu thuật thành công kết hợp mổ lấy thai và mổ ruột thừa.
Mật ong hóa “thuốc bổ thượng hạng” chỉ với 1 gia vị dễ tìm nhưng ít người biết
Sống khỏe - 19 giờ trướcMật ong từ lâu đã được biết đến như một loại
Bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút: Cần làm gì để cứu con trong những tình huống nguy cấp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, hóc dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm ở trẻ em, nếu không xử trí đúng cách có thể gây ra những di chứng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này
Bệnh thường gặpNhiều người lo lắng gan và thận ở tuổi trung niên sẽ suy yếu dẫn tới chức năng chuyển hóa - bài tiết không hoạt động tốt, ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn lipid máu. Vậy thực tế ra sao?