8 hành vi chưa chuẩn của cha mẹ trong dạy bảo con cái sẽ khiến trẻ càng bướng bỉnh, cục tính
GĐXH - Trẻ em luôn dõi theo hành động của cha mẹ, nếu người lớn cư xử đúng mực, con cũng sẽ học cách nói chuyện tử tế...
Dưới đây là những hành động cha mẹ có thể làm chưa đúng khi giao tiếp với trẻ khiến con càng bướng bỉnh hơn:
1. Mặc cả với trẻ
Khi muốn đứa trẻ bướng bỉnh nghe lời, nhiều phụ huynh thường đặt điều kiện "Nếu hôm nay con cư xử tốt, mẹ sẽ mua cho con...". Tuy nhiên, điều này chỉ khiến trẻ vâng lời lần này, nhưng lần sau, con đòi hỏi điều gì đó lớn hơn.
Đôi khi, cha mẹ chỉ nhìn vào hành vi xấu của con. Điều này không đúng. Chúng ta cần chú ý cả khi con làm việc tốt. Khi đó, bạn có thể thưởng cho con món quà nhỏ hoặc kẹo, bánh để khích lệ trẻ phát triển theo hướng tích cực.

Khi muốn đứa trẻ bướng bỉnh nghe lời, nhiều phụ huynh thường đặt điều kiện, đây là một hành động sai lầm. Ảnh minh họa
2. Cha mẹ thường xuyên cáu gắt
Cha mẹ là bản chính, con cái là bản sao. Nếu cha mẹ thường xuyên cáu gắt, nổi giận trước mặt con thì không chỉ khiến trẻ xa lánh mà nguy hiểm hơn, điều này còn ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách trẻ sau này.
Đừng "giận cá chém thớt", đừng lôi trẻ vào tâm trạng xấu của cha mẹ. Xin các bậc phụ huynh đừng vì tức giận bởi gặp rắc rối rồi đổ cơn tức sang con. Nếu cha mẹ thường xuyên có hành vi xấu này sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn khó giải quyết.
Và những cảm xúc tiêu cực sẽ theo con đến suốt cuộc đời. Trẻ vô tình sẽ trở thành người hay sợ hãi, tâm trạng bất an và thường xuyên cáu giận vô cớ.
3. Sử dụng quyền lực để ép trẻ làm theo yêu cầu
Một cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra khi 2 mẹ con tranh giành quyền kiểm soát trong một tình huống cụ thể. Hành vi nổi loạn này diễn ra khi trẻ từ chối làm điều gì đó mà bạn yêu cầu hoặc tuân theo một quy tắc mà bạn đã đặt ra.
Thông thường, sự phản kháng bắt nguồn từ việc đơn giản là muốn kiểm soát hoặc sử dụng quyền lực và ít liên quan đến yêu cầu được đặt ra.
Để tránh xung đột căng thẳng giữa bố mẹ và con cái, bạn nên tìm cách giải tỏa ngay sau khi nó xảy ra, sau đó tạo ra các tình huống đôi bên cùng có lợi trong tương lai.

Sự phản kháng bắt nguồn từ việc đơn giản là muốn kiểm soát hoặc sử dụng quyền lực và ít liên quan đến yêu cầu được đặt ra. Ảnh minh họa
4. Khi trẻ bướng bỉnh hay cáu giận, bạn thường đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn và chỉ tay vào mặt trẻ
Sự thật là đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn trẻ là những tư thế không tốt để giải tỏa cảm xúc của trẻ, đặc biệt nếu bạn kèm theo cử chỉ bằng tay (ví dụ như chỉ ngón tay vào mặt trẻ).
Tư thế được khuyên là bạn và trẻ ở ngang tầm mắt nhau, khi đó năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và trẻ dễ lắng nghe bạn hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên ngồi xuống hoặc bế trẻ ngồi trên ghế cao để bạn và trẻ có thể giao tiếp bằng mắt với nhau dễ dàng.

Sự thật là đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn trẻ là những tư thế không tốt để giải tỏa cảm xúc của trẻ, đặc biệt nếu bạn kèm theo cử chỉ bằng tay. Ảnh minh họa
5. Từ chối trẻ mọi lúc không cần lý do
Cha mẹ thường rất dễ nổi giận với con cái của mình, đặc biệt khi con bướng bỉnh. Và những lúc như vậy, họ thường cấm trẻ mọi thứ. Tuy nhiên, điều này sẽ không giúp ích.
Trẻ nhỏ, nhất là những bé rất bướng bỉnh, sẽ càng cần sự công bằng và cư xử đúng mực của người lớn. Cha mẹ không thể ứng phó với con bằng cách chỉ nói có hoặc không. Nếu cần phải nói "không", bạn hãy giải thích nhẹ nhàng về lý do từ chối con.
6. Thường xuyên ra lệnh cho con
Số đông cha mẹ thường ra lệnh cho con làm việc gì đó mà không cho chúng cơ hội để suy nghĩ. Thay vào đó, chúng chỉ có hai sự lựa chọn hoặc tuân theo hoặc không tuân theo. Đó là một sai lầm
Mặc dù cha mẹ có thể thêm các từ như "làm ơn" và "cảm ơn" để làm dịu lời nói của mình, nhưng điều này không phải ai cũng áp dụng được.
Thay vì sử dụng mệnh lệnh, hãy thử sử dụng các cụm từ bắt đầu bằng "Mẹ/bố thực sự cần con...". Ví dụ: "Mẹ thực sự cần con đi giày vào để chúng ta có thể đi học".
Vì thế, giải pháp được đưa ra là thay vì sử dụng các mệnh lệnh, hãy thử đưa ra những lời "gợi ý bóng gió" để con tự hiểu và làm theo.
7. Tiếp tục la mắng khi trẻ có những biểu hiện phản ứng lại bạn
Theo những nghiên cứu về tâm lý trẻ nhỏ, khi trẻ có những biểu hiện chống lại bạn như bịt tai, chống nạnh, đánh trả lại bạn... là đến lúc cuộc trò chuyện hay tranh luận nên dừng lại, bởi vì năng lượng không thể dung hòa, tốt nhất hãy để nó cháy 1 mình. Nguồn lửa chỉ có thể duy trì nếu có oxy. Nếu bạn không "quạt" thêm oxy vào thì nó cháy hết sẽ tự tắt.
Do đó, khi gặp tình huống này, đã đến lúc bạn cần cho trẻ 1 thời gian suy ngẫm, hãy ngừng tranh luận, giữ khuôn mặt nghiêm và đừng quan tâm đến hành vi của trẻ. Bạn có thể yêu cầu/bế trẻ vào khu vực time-out (hình phạt để trẻ ngồi 1 mình tự suy ngẫm).
Và hãy tự thưởng cho mình tách trà hay cà phê và tính thời gian time-out.
8. Người lớn cư xử không đúng mực
Trẻ em luôn dõi theo hành động của cha mẹ. Và tất nhiên, nếu người lớn cư xử đúng mực, tử tế, con cũng sẽ học cách nói chuyện tử tế.
Còn nếu cha mẹ nói chuyện thô lỗ, hách dịch, có thể con cũng sẽ hình thành tính cách tiêu cực đó trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ cần làm gương cho con cái đầu tiên, hạn chế làm việc xấu trước mặt trẻ.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcMẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ. Tính bà cộc cằn, thô lỗ, đôi lúc còn nói tục. Dù không thể dạy con cái chữ nghĩa nhưng bà truyền cho tôi cảm hứng làm một người mẹ tốt.

MC Mai Ngọc gây thán phục khi thực hành 'giáo dục sớm' cho quý tử từ 0 ngày tuổi
Gia đình - 3 ngày trướcGĐXH - Hành trình mang thai, nuôi con từ MC Mai Ngọc luôn trở thành niềm cảm hứng cho các bà mẹ trẻ học hỏi. Là một người thành đạt nhờ nền tảng giáo dục từ gia đình, MC Mai Ngọc coi trọng sự phát triển trí tuệ của một con người.

Xem phim "Sex Education", tôi đau đáu vì mảnh giấy kẹp trong vở học của con: Muốn con phát triển tốt, buộc phải tháo gỡ điều này
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcTôi luôn kì vọng con trai sẽ đạt thành tích học tập tốt nhất. Nhưng rồi, tôi đã sai trong quá trình dạy con.

6 điểm tích cực của con một mà nhiều người không nhận ra
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Con một thường bị gắn mác là cô lập, khó hòa đồng, hay được nuông chiều quá mức… nhưng thực tế khoa học lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcNhiều gia đình sẵn sàng làm mọi thứ để con vào được trường học tốt nhất. Có cha mẹ thuê chuyên gia bấm huyệt để xoa bóp cho con ngủ ngon trước kỳ thi, có người thuê bác sĩ riêng để cấu hình lại sóng não.

Cậu bé tự ti vì nhà không giàu như bạn, chỉ một câu hỏi của mẹ khiến em ngừng so sánh và nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chỉ bằng một câu hỏi nhẹ nhàng, người mẹ đã khiến con không chỉ ngừng so sánh mà còn học được bài học đắt giá về giá trị bản thân.

Ông lão 74 tuổi lương hưu cao, tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng thấy khổ hơn cả người nghèo ở quê: Lý do ai nghe cũng chạnh lòng
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tiền bạc con cái đề huề khiến ai cũng nghĩ ông Hà đang sống sung túc, an nhàn. Thế nhưng, cuộc sống thực sự của ông lại đầy nước mắt, cô độc và nuối tiếc.

Chăm bà 6 năm không được thừa kế gì nhưng cuốn nhật ký cũ bà để lại cho tôi lại chứa bí mật chấn động
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tôi từng nghĩ bà nội bỏ rơi mình sau khi cho tôi thừa kế một tài sản nào. Nhưng một cuốn nhật ký cũ, một dòng mật khẩu bí ẩn và một chiếc két sắt đã khiến tôi thay đổi tất cả suy nghĩ…

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.