8 thói quen bố mẹ nên buông bỏ để con phát triển xuất sắc hơn, tương lai thành công hơn mong đợi
GiadinhNet - Phía sau sự thành công của trẻ, chắc chắn có những bậc phụ mẫu thành công. Việc cha mẹ dưỡng dục, dẫn dắt con trẻ thế nào vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cha mẹ khôn ngoan kìm nén những thói quen này, con cái sẽ có nhiều triển vọng thành công hơn ở tương lai.
1. Làm giúp con

Phụ huynh không giúp con làm mọi thứ sẽ tốt hơn cho trẻ. Chúng cần học cách tự mặc quần áo, buộc dây giày, sắp xếp ba lô để đi học. Tất nhiên, người lớn có thể làm mấy việc đó nhanh, khéo léo hơn nhưng bố mẹ nên kiên nhẫn chờ con tự tìm ra phương pháp. Điều này rất cần thiết bởi không phải lúc nào, họ cũng ở bên để chăm lo cho con.
2. Hối thúc con

"Trời đất, con làm gì cũng chậm, sao mà chán thế cơ chứ"; "Sáng nào cũng để phải nhắc, lại muộn nữa rồi đấy", "Ăn thêm chút nữa đi, đừng chỉ gẩy thức ăn như vậy"... Không ít cha mẹ đã thúc giục con cái mình như vậy. Tuy nhiên, việc thúc giục đôi khi lại phản tác dụng.
Mỗi đứa trẻ đến với thế giới này đều có nhịp điệu riêng. Nếu cha mẹ luôn đòi hỏi con phải theo nhịp điệu của người lớn thì đó sẽ là một kiểu gây hại cho thể chất và tinh thần của trẻ.
Hơn nữa hành vi hối thúc kiểu này cũng khiến trẻ nghĩ rằng, đã có cha mẹ quản lý giúp thời gian thì dù làm việc gì cũng chắc chắn đúng giờ, không thể muộn được. Điều này sẽ khiến khái niệm thời gian của trẻ ngày càng yếu đi.
3. Luôn theo sát và kiểm soát mọi hành động của con

Không cần phải đi theo con khắp mọi nơi. Khi con trưởng thành, hãy để con tự đi đến trường một mình hoặc tự đi xe buýt của trường. Tất nhiên, nếu có mẹ đi cùng bé sẽ cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn và mẹ sẽ chắc chắn được sự an toàn của bé. Nhưng đến độ tuổi thích hợp, bé cần biết được các quy tắc an toàn và hiểu được cách cư xử khi đi đến nơi công cộng. Ngoài ra, hãy để trẻ được đi cùng với bạn bè để giao lưu và trao đổi về các bài tập về nhà sẽ thích hợp hơn.
4. Thói quen ép buộc

Ảnh minh họa
Nhiều mẹ có thói quen ép con phải làm như thế này, phải làm như thế kia. Mẹ đúng là người lớn, có nhiều trải nghiệm hơn con, nhưng sự ép buộc sẽ vô tình giết chết tính sáng tạo, khả năng suy nghĩ và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Khi không được thử làm những điều mình muốn, trẻ sẽ rất dễ lạc lối và đi sai đường, con hay có xu hướng trở nên ù lì, thụ động, không dám nắm bắt lấy cơ hội vì lo sợ sẽ làm sai, làm phiền lòng bố mẹ.
Quản lý, ép buộc quá mức sẽ chỉ khiến trẻ thêm ngột ngạt, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của con.
5. Thói quen nhận xét tiêu cực

Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu của Đại học Iowa, Mỹ, trung bình mỗi đứa trẻ nhận được hơn 400 lời nhận xét tiêu cực mỗi tuần. Trong khi đó, những lời nói của cha mẹ dành cho con cái mỗi ngày chỉ có 20% nội dung khích lệ mang tính tích cực. Sau khi nghiên cứu này được công bố, nhiều người nói rằng, đây là một sự thật khủng khiếp.
Đòn roi, trách mắng thường được nhiều phụ huynh coi là phương pháp giáo dục nghiêm khắc để con ngoan, thành người. Tuy nhiên theo các nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, những biện pháp trên không mang tính giáo dục, chưa nói đến ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ. Cách nhanh nhất hủy hoại một đứa trẻ là hủy hoại lòng tự trọng và "biến" trẻ thành người vô giá trị.
Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori từng nói: "Mọi khiếm khuyết về nhân cách đều do một hình thức ngược đãi nào đó đã trải qua trong thời thơ ấu." Những đứa trẻ thường xuyên bị đánh đòn luôn có sẵn tâm lý xẩu hổ và tội lỗi, lòng tự trọng ngày càng thấp và luôn có ý nghĩ bản thân vô dụng, không làm nổi việc gì. Một khi lối suy nghĩ này đã ăn sâu, trẻ trở nên tự ti và không dám đối mặt với thử thách một cách trực tiếp.
6. Nói thay con

Đừng bao giờ chê trách đứa con của mình không biết giao tiếp với người khác khi cha mẹ chưa bao giờ cho bé cơ hội để nói. Khi có ai đó hỏi trẻ, hãy để bé học cách tự trả lời các câu hỏi và phát triển một phản ứng tự phát. Nếu không, bé sẽ trở nên nhút nhát và rụt rè trước mọi người.
7. Thói quen nghi ngờ

Ảnh minh họa
Khi con đạt được bất cứ thành quả nào đó, dù là nhỏ nhoi, mẹ cũng hãy công nhận và gửi lời động viên đến trẻ. Một số người khi nhìn thành quả thì lại nghi ngờ khả năng của con, không ít bà mẹ hỏi ngược lại con rằng liệu đây có đúng là kết quả con đã đạt được hay không. Điều này sẽ làm tổn thương rất nhiều đến tâm lý cũng như lòng tự trọng của trẻ.
Mẹ nên bỏ ngay sự nghi ngờ của mình, cùng con đón nhận thành quả và khuyến khích trẻ nỗ lực hơn nữa. Một đứa trẻ luôn bị nghi ngờ, phán xét sẽ chẳng thể tự do làm những điều chúng thích và có động lực phát triển nhiều hơn trong tương lai.
8. Lựa chọn thay con

Hãy để con lựa chọn! Cha mẹ không nên chọn quần áo, đồ chơi, áp đặt sở thích lên trẻ, quyết định thay con chúng thích gì và tặng người khác cái gì. Đương nhiên, phụ huynh có thể đưa ra lời khuyên, thảo luận về sự lựa chọn với con. Nhưng cha mẹ đừng nói kiểu họ biết nhiều hơn vì trẻ hiểu điều đó. Họ chỉ cần cho con cơ hội chọn những gì con muốn.

Chuyện xúc động về chàng bác sĩ bỏ phố về quê

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcKiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Trình độ học vấn của ông bà có ảnh hưởng đến cháu: Kết luận từ nghiên cứu khoa học gây tranh cãi
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcCâu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ.

Phụ huynh bận kiếm tiền để con nhỏ ở nhà 1 mình trong tháng nghỉ hè, cảnh tượng trích từ camera khiến mẹ bật khóc
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcAi cũng xúc động sau khi chứng kiến khoảnh khắc này.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt
Nuôi dạy conGĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.