Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay

Thứ sáu, 14:35 23/10/2020 | Sống khỏe

Theo Alison Massey, chuyên gia dinh dưỡng, giám đốc giáo dục bệnh đái tháo đường -Trung tâm y tế (Mercy Baltimore - Mỹ), nếu bạn đang nỗ lực để giảm đường máu, hãy chắc chắn rằng bạn không mắc nhữn...

Bỏ qua bữa sáng

Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày, và điều này đặc biệt đúng với những người bị đái tháo đường. Ăn sáng quá muộn có thể gây hạ đường huyết hoặc làm cho đường huyết của bạn ở mức quá thấp. Nên sử dụng những món ăn nhẹ trong thói quen buổi sáng của họ, như: một cốc sữa chua, hoa quả hoặc một quả trứng luộc, một lát bánh mì cùng với ngũ cốc nguyên hạt để tránh không bị hạ đường huyết".

Chế độ ăn của có quá nhiều chất béo “xấu”

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều chất béo (nhiều hơn 30% tổng năng lượng) có thể làm tình trạng đề kháng Insulin trở nên tồi tệ hơn. Hãy tránh xa những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, ví dụ như những đồ ăn nhanh ở nhà hàng.

Tuy chưa tìm được cơ chế rõ ràng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích khiêm tốn của các acid béo không bão hòa đơn (MUFAs) giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan. Chúng có nhiều trong bơ, dầu oliu, bơ đậu phộng, và các loại hạt.

Chế độ ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và ít chất béo bão hòa cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hạ cholesterol máu (LDL), giảm triglycerid và giảm huyết áp, Massey nói.

Ăn quá nhiều thịt

Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn, đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.

Theo nghiên cứu, tăng tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ II. Đây cũng không phải là một ý tưởng tồi để hạn chế ăn các loại thịt đỏ để cải thiện sức khỏe tim mạch, bà nói.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 1.

Bữa ăn không cân bằng

Ăn quá nhiều tinh bột, không đủ rau củ và các protein nạc có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Bữa ăn cân bằng giúp bạn cảm thấy no và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn cần.

Sử dụng protein nạc (như các loại thịt không xương, không da gà) cùng với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột (như gạo) có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà chỉ gây tác động tối thiểu lên đường huyết sau bữa ăn, cô nói.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 2.

Bỏ bữa

Bạn có thể nói rằng bạn quên ăn vì quá bận rộn và nhận ra mình đã không ăn gì trong nhiều giờ kể từ bữa ăn cuối cùng, điều đó có nghĩa là bạn đang tự đặt mình vào nguy hiểm. Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường và đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh này.

Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể trở nên tồi tệ hơn và gây ra lú lẫn, lơ mơ và ngất. Hạ đường huyết nặng có thể dẫn tới hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 3.

Đồ ăn nhẹ làm từ bột mì trắng

Mặc dù chỉ số đường huyết của thực phẩm vẫn còn đôi chút tranh cãi nhưng chất lượng tinh bột vẫn là vấn đề trong chế độ ăn của người bị tiểu đường. Những loại tinh bột đã được tinh chế (như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên) đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin.

Hãy hạn chế các sản phẩm chế biến từ bột mì trắng và thêm đường. Thay vào đó, tập trung vào các món ăn nhẹ lành mạnh, có nhiều chất xơ và được làm bằng ngũ cốc nguyên hạt, như một vài bánh ngũ cốc nguyên hạt, hoặc bánh gạo và bơ đậu phộng.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 4.

Ăn quá nhiều

Giảm cân không chỉ cải thiện sự nhạy cảm với Insulin mà còn là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường của bạn. Đối với cá nhân bị bệnh tiểu đường typ II, tăng cân từ việc ăn quá nhiều có thể gây kháng insulin hơn và cũng dẫn đến cần tăng liều thuốc.

Ăn các bữa ăn lớn, đặc biệt là những bữa ăn có chứa nhiều tinh bột, thường gây tăng đường huyết sau ăn. Lý tưởng nhất, bệnh nhân tiểu đường nên có đường huyết sau ăn đo được dưới 180mg / dL. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để có kế hoạch ăn uống tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 5.

Ăn bữa tối quá gần với giờ đi ngủ

Ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau, có thể là vấn đề nếu nó ở trên mức đường huyết mục tiêu (thường là 80-130mg / dL theo hướng dẫn của Hiệp hội tiểu đường Mỹ).

Hãy tự hỏi mình xem bạn đang ăn bởi vì đang thực sự đói hoặc chỉ đơn giản là trở thành thói quen ăn vặt vào ban đêm. Sau đó, xem xét pha một cốc trà thảo dược và tìm kiếm một cái gì đó khác để làm thay vì ăn uống.

 9 thói quen ăn uống người tiểu đường cần từ bỏ ngay - Ảnh 6.

Kêng tuyệt đối ăn nhẹ trước khi tập luyện?

Kiểm tra đường máu trước khi tập luyện rất quan trọng đối với người bị tiểu đường bởi tập luyện làm hạ đường máu. Nó giúp bạn biết được có cần bổ sung một chút đồ ăn nhẹ để phòng ngừa bị hạ đường huyết trong khi tập.

Bạn cũng nên dự trữ một vài viên đường trong túi để có thể sử dụng nếu bị hạ đường huyết. Và gel glucose hoặc các đồ uống dùng trong thể thao có thể hữu ích trong buổi tập của bạn.

Nếu bạn thường xuyên bị hạ đường huyết khi hoạt động thể lực, hãy đến gặp bác sĩ của bạn vì họ có thể cần phải điều chỉnh thuốc cho bạn.

Theo SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

Top