Hà Nội
23°C / 22-25°C

An toàn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục: Tán gẫu dễ, nói nghiêm túc khó

Thứ tư, 08:28 02/05/2012 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Mô hình “Lồng ghép tư vấn và truyền thông sức khỏe sinh sản và tình dục vào lễ đăng ký kết hôn” - sáng kiến Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phối hợp cùng Hội KHHGĐ Việt Nam (VINAFA) thực hiện tại 4 phường của các tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Cần Thơ đã giúp nhiều bạn trẻ có hành trang tốt về sức khoẻ sinh sản (SKSS) bước vào cuộc sống gia đình.

Thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản

“Mỗi khi em có thắc mắc gì về tình dục, em thường tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc trao đổi với bạn bè. Tuy nhiên, tán gẫu về tình dục thì dễ, nhưng nói nghiêm túc thì khó” – Nguyễn Văn Thành, một lái xe taxi ở TP Hạ Long, Quảng Ninh tâm sự. Năm nay 25 tuổi, Thành cùng Loan, một nhân viên khách sạn, là 1 trong 5 cặp nam nữ thanh niên vừa tham dự lễ đăng ký kết hôn ở phường Hà Lầm, TP Hạ Long, Quảng Ninh.
 
Thành và Loan vui mừng nhận Giấy đăng ký kết hôn.

Giống như khá nhiều bạn trẻ khác, Thành và Loan không được cha mẹ trang bị đầy đủ kiến thức về tình dục, sức khỏe sinh sản (SKSS) và HIV. Họ cũng như nhiều thanh niên thành thị khác thường tìm kiếm những hình ảnh và câu chuyện về tình dục qua mạng Internet. Các bậc cha mẹ thường không muốn nói chuyện với con cái về những chuyện này vì họ sợ rằng sẽ khuyến khích con mình thử quan hệ tình dục. Loan cho biết: “Em cảm thấy xấu hổ khi trao đổi về vấn đề này với bố mẹ. Thực tế thì phụ huynh em tránh và chẳng bao giờ nói chuyện về tình dục và sức khỏe tình dục với em”.

Câu chuyện của Thành và Loan là câu chuyện thường gặp ở nhiều trẻ vị thành niên và đặc biệt là những thanh niên chuẩn bị bước vào cuộc sống vợ chồng. Nhiều bạn trẻ do thiếu hiểu biết đã gặp không ít hệ lụy, mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc thậm chí không còn khả năng làm cha mẹ do quan hệ tình dục không an toàn.  Hạnh năm nay 28 tuổi, cũng là 1 trong 5 cặp nam nữ thanh niên tham gia lễ đăng ký kết hôn đầu tiên được tổ chức tại phường Hà Lầm năm 2008 nhớ lại cách đây 3 năm, chị biết rất ít về tình dục an toàn và SKSS. Hạnh chia sẻ: “Mình cảm thấy như “cá trên cạn” trước khi kết hôn. Khi mình nghe đài hay tivi nói về tình dục an toàn, mình thực sự không hiểu gì. Có rất nhiều thứ về cuộc sống hôn nhân mà mình muốn biết, nhưng không biết hỏi ai”.

Vào ngày Hạnh và Cường đến UBND phường để đăng ký kết hôn, họ được mời dự lễ đăng ký kết hôn cùng với các cặp thanh niên khác. Khi được hỏi về kiến thức sức khỏe tình dục và sinh sản, cả hai không biết trả lời ra sao. Sau khi được tư vấn về vấn đề này, cả Hạnh và Cường đều thu được nhiều thông tin bổ ích và thú vị mà trước đây họ chưa bao giờ biết. Hạnh chia sẻ thêm: "Cán bộ tư vấn cung cấp cho chúng tôi thông tin và kiến thức về tình dục an toàn, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng thương thuyết để giúp mình tự bảo vệ bản thân trước tình dục không có sự đồng thuận, mang thai ngoài ý muốn và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả HIV”.
 
Hạnh và Cường hạnh phúc với cuộc sống gia đình. Ảnh: TL
 
Trách nhiệm không chỉ ở nữ giới

Kết quả Đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2) cũng cho thấy một cách đáng báo động rằng, giới trẻ còn biết rất ít về HIV/AIDS.
 
Chỉ 42,5% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 15 - 24 có kiến thức toàn diện về lây nhiễm HIV, thấp hơn nhiều so với mục tiêu quốc gia là 95% vào năm 2010.
Mô hình “Lồng ghép tư vấn và truyền thông sức khỏe sinh sản và tình dục vào lễ đăng ký kết hôn” - sáng kiến Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phối hợp cùng Hội KHHGĐ Việt Nam (VINAFA) thực hiện tại 4 phường của các tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Cần Thơ đã giúp nhiều bạn trẻ có hành trang tốt về SKSS bước vào cuộc sống gia đình.

Mô hình đã cung cấp kiến thức về sức khỏe tình dục và sinh sản cũng như kỹ năng sống cho các cặp nam nữ thanh niên trước khi bắt đầu cuộc sống gia đình riêng của họ. Sau khi được tư vấn, các cặp nam nữ thanh niên nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trong một buổi lễ trang trọng.
 
Hạnh cho biết trước đây, chị nghĩ kế hoạch hóa gia đình là vấn đề của người vợ, không phải của chồng. Nay chị biết rằng nếu cả chồng và vợ bàn bạc với nhau và lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp, thì cả hai có thể hưởng cuộc sống tình dục lành mạnh. Thông tin và kiến thức do cán bộ tư vấn cung cấp đã giúp Hạnh chăm sóc tốt cho gia đình của mình. Bất cứ khi nào chị cần thêm thông tin về sức khỏe tình dục và sinh sản, chị hỏi cán bộ tư vấn của phường cho lời khuyên. Chị nói: “Mình cảm thấy rất may mắn được tham gia mô hình này. Mình cũng học được cách nuôi dạy con và giá trị của kế hoạch hóa gia đình cùng nhau. Những điều này mình thấy cực kỳ hữu ích cho cuộc sống và bạn có thể thấy đấy, mình rất hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân của mình”.

Ông Bruce Campbell - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, cho rằng: “Việc nâng cao kiến thức về sức khỏe tình dục và sinh sản, kỹ năng thương thuyết và giải quyết mâu thuẫn, có thể giúp thanh niên tự bảo vệ mình trước hành vi tình dục cưỡng ép, mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs), bao gồm cả HIV”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hậu - Chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình này, cần tổ chức một khóa học giáo dục ngắn tiền hôn nhân cho các cặp thanh niên để cung cấp thông tin và kiến thức về sức khỏe tình dục và sinh sản, kỹ năng sống và những vấn đề liên quan khác. Mô hình này cần được nhân rộng ra cả nước với nhiều lớp tập huấn hơn nữa dành cho thanh niên”.
 
Nhân rộng mô hình ra 2.000 xã, phường
 
Mô hình UNFPA-VINAFPA do Chính phủ Luxembourg tài trợ đã giúp thanh niên Việt Nam ở những khu vực dự án có được kỹ năng cần thiết để phát triển và giữ gìn cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh, đặc biệt ở những nơi mà nhu cầu về sức khỏe tình dục và sinh sản, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình.
 
Khi hết giai đoạn thực hiện vào tháng 5/2012, mô hình này sẽ được nhân rộng sang 2.000 xã và phường khác trên cả nước từ tháng 6 năm 2012 và sẽ được tài trợ thông qua ngân sách nhà nước.
Mai Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top