Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.
Việt Nam là một trong những nước tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, dự báo đến năm 2036 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già với tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm hơn 14% tổng dân số.
Theo dự báo, trong 10 năm tới, số lượng và tỉ lệ người cao tuổi của nước ta sẽ tăng nhanh. Năm 2019 cứ khoảng 2 trẻ em dưới 15 tuổi đã có 1 người 60 tuổi trở lên, đến năm 2039 chỉ số già hóa là 113, lần đầu tiên trong lịch sử ở nước ta số người cao tuổi sẽ nhiều hơn số trẻ em. Số lượng người cao tuổi tăng đồng nghĩa với tổng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tăng. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhanh, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Tuy nhiên tuổi thọ khỏe mạnh (HALE) thấp, theo ước tính của WHO ở nam giới là 63,2 năm (nghĩa là nam giới có 8 năm phải sống với bệnh tật) và ở nữ là là 70 năm (nghĩa là nữ giới có 11 năm sống chung với bệnh), trong đó hay gặp là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu người cao tuổi biết phòng ngừa bằng tập luyện đều đặn hằng ngày thì có thể trì hoãn được chứng bệnh này.
Đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng
Tham gia chương trình giao lưu trực tuyến về ứng dụng S-Health trên giadinh.net.vn, bà Nguyễn Thị Hoạt (Hà Nội) 60 tuổi cho biết, từ lâu bà đã bị thoái hóa đốt sống cổ, ngồi quạt lạnh hay trở trời là bị đau đầu, chóng mặt, đau nhức vùng cổ vai gáy...
Hồi mới bị thoái hóa cột sống cổ bà thấy đau khi xoay cổ, thi thoảng bị vẹo cổ, rồi bắt đầu có các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống một bên cánh tay, có khi cả hai bên cánh tay, mỏi cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Người cao tuổi là đối tượng bị đau đầu, cổ vai gáy... do thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Ảnh minh họa.
Bà Hoạt đi khám, sau khi siêu âm, chụp chiếu bác sĩ kết luận là bị thoái hóa đốt sống cổ, khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây nên các triệu chứng trên. Bác sĩ kê đơn thuốc và khuyên bà tập thể dục đều đặn để hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình thoái hóa.
Tuy bà Hoạt nhớ lời căn dặn của bác sĩ, nhưng về hưu bà vẫn ham làm và ngại tới các trung tâm tập tành vì sợ tốn thời gian, tiền bạc, bây giờ thì sợ cả dịch. Vì vậy bà Hoạt nhờ con cháu tìm cho các group để tập yoga trên mạng. Nhưng do tự tập nên bà đã tập sai cách, khiến vùng cổ đau nhức hơn, buộc phải vào viện chữa trị.
Theo các bác sĩ, thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự suy thoái các đốt sống vùng cổ do nhiều nguyên nhân gây nên và còn được gọi là thoái hóa cột sống cổ. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi do sự lão hóa của các xương, sụn vùng đốt sống cổ (và đang có xu hướng trẻ hóa).
Thoái hóa cột sống cổ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, còn có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm (nếu không tích cực phòng ngừa, làm chậm tiến trình thoái hóa).
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ nữa như tuổi cao, lao động nặng nhọc, do tiền sử chấn thương cột sống, hoạt động sai tư thế hay phải giữ nguyên một tư thế, ít vận động, làm việc với máy tính mà tay đặt cao quá, hoặc thấp quá... Ngay cả khi nằm ngủ ở một tư thế, không xoay mình khi ngủ, lựa chọn gối cao quá, hoặc mềm quá cũng có thể gây thoái hóa đốt sống cổ.
Hoặc do chế độ dinh dưỡng như ăn thiếu chất, không đủ canxi cơ thể cần, thiếu vitamin D, Magie... hoặc thói quen dùng rượu bia, thuốc lá nhiều cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ.
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Bệnh lý này thường xuất hiện ở người trung niên do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh.
Tiếp đó là những người làm việc với cường độ cao, làm liên tục không nghỉ, người làm việc ở tư thế hay phải cúi, vùng đầu cổ hoạt động nhiều, những người làm công việc văn phòng ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
Người từng có chấn thương cổ cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Nếu gia đình bạn có người thân từng mắc bệnh lý này thì bạn cũng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ nhiều hơn người trong gia đình không có người mắc thoái hóa. Nghĩa là nhà có người thân từng mắc bệnh lý này thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ.

Khi đau đầu, nhức cổ vai gáy kéo dài cần đi khám ngay, tránh biến chứng nặng nề. Ảnh minh họa.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Cả tây y và đông y đều có nhiều cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Với các trường hợp mặc bệnh nhẹ chủ yếu giúp giảm đau, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp, trong đó có bổ sung Canxi, các Vitamin và các dưỡng chất thiết yếu (như Mangan, Magie, Boron, Silic, Quercetin...). Hoặc giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.
Vật lý trị liệu cũng áp dụng nhiều phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ với các bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng...
Nhưng các bác sĩ cho rằng, nên phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Thoái hóa tuy khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng cũng không phải bệnh ở tuổi già, không phải là quá trình tất yếu của tuổi già. Bệnh đang trở nên phổ biến khiến nhiều người phải chịu nhiều đau đớn khổ sở, hạn chế vận động, nhất là khi thời tiết chuyển biến xấu.
Có thể phòng ngừa thoái hóa đến chậm hơn, nhẹ hơn bằng cách:
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày (hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, cúi hay ngửa cổ nhiều...)
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối với 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Chú ý bổ sung canxi, vitamin D, MK7 và vitamin C… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
Quan trọng là dù cao tuổi nhưng người già vẫn rất cần tập thể dục hàng ngày đều đặn, vừa sức, năng vận động cho giãn xương khớp, tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng...
Ngoài ra TS.BS Nguyễn Ngọc Tâm (Phó Trưởng khoa Nội tiết và Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương), khuyên người dân cần có các bài tập phù hợp với tình trạng thoái hóa gồm:
1. Treo xà: Lên xà một cách nhẹ nhàng và thả người một cách tự nhiên để phần thân dưới tự kéo dẫn cột sống thắt lưng sau đó xuống xà một cách nhẹ nhàng.
2. Bơi: Là biện pháp tốt nhất tác động lên cột sống mà không ảnh hưởng đến khớp gối.
3. Yoga cho cột sống: Bắt đầu bài tập nhẹ nhàng phù hợp với khả năng để tránh tình trạng sai tư thế hoặc căng cơ sẽ làm cơn đau tăng lên.
Và khi thấy đau nhức cổ, đau cổ vai gáy kéo dài thì người dân - đặc biệt là người cao tuổi nên đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (4/2019) của Tổng cục Thống kê, cả nước có khoảng 11,4 triệu NCT, chiếm khoảng 11,86% dân số.
Trong đó, có hơn 1,9 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm khoảng 16,5% tổng dân số NCT); có 5,83 triệu NCT nữ và 5,57 triệu NCT là nam giới; có 7,29 triệu NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 64,4%).

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số, hướng tới cuộc sống bền vững.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.