Anh hùng Phạm Tuân và những giai thoại chưa giải mã
GiadinhNet - Việc anh hùng Phạm Tuân bay ra ngoài Trái đất còn kéo theo nhiều giai thoại một thời nên khi gặp PV Báo GĐ&XH, ông tếu táo đọc lại đoạn thơ “Bút Tre”: “Dân ta còn thiếu gạo mì/Bay vào vũ trụ làm gì hả anh”? và “giải mã” dần từng chi tiết.
Tính đến hôm nay (22/7) tròn 35 năm ngày công dân châu Á đầu tiên – một sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng bay vào vũ trụ. Dấu mốc chói lọi đó đã được Anh hùng LLVTND, Anh hùng Liên Xô Phạm Tuân xác lập. Việc bay ra ngoài Trái đất đã kéo theo nhiều giai thoại một thời.

“Bay vào vũ trụ làm gì hả anh”?
Lần đầu tiên, một buổi nói chuyện thân tình, ấm cúng đã được Anh hùng Phạm Tuân giành cho PV Gia đình & Xã hội quanh những giai thoại và những đoạn thơ “Bút Tre” như thế: “Hoan hô đồng chí Phạm Tuân/Bay vào vũ trụ một tuần về ngay”. Hoặc, như đoạn thơ trên: “Dân ta thiếu gạo, thiếu mì/Bay vào vũ trụ làm gì hỡi anh?”… Ông bảo, biết và thuộc khá nhiều đoạn thơ “Bút Tre” viết về mình kiểu như trên. Âu đó cũng là điều dễ hiểu: “Những giai thoại xuất phát từ nhiều thứ. Chuyện tiếu lâm bao giờ cũng xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong xã hội. Chuyện tiếu lâm về chính trị, xã hội, về con người bao giờ cũng có. Đấy là phản ánh xã hội. Hồi tôi bay cũng như vậy. Giai đoạn 1979 - 1980 là thời kỳ khó khăn nhất của đất nước. Cơm gạo còn khó và chiến tranh biên giới phía Bắc đang xảy ra. Người dân còn sống cực kì khổ do sau chiến tranh, nền kinh tế chưa thể hồi phục. Đùng một cái chúng ta bước vào một lĩnh vực hoành tráng, lĩnh vực khoa học vũ trụ nên người ta đặt ra câu hỏi là đúng”, ông chia sẻ.
Tuy nhiên, theo giải thích của Anh hùng Phạm Tuân, ở một khía cạnh nào đó, phải nhìn chuyến bay ở một góc độ khác để thấy hết ý nghĩa lúc bấy giờ. Chuyến bay vào vũ trụ nào cũng mang ý nghĩa nghiên cứu khoa học và nhiều ý nghĩa khác: Ý nghĩa chính trị, ý nghĩa ngoại giao, ý nghĩa KHKT... Và với chúng ta lúc đó, chuyến bay mang ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa ngoại giao nhiều hơn là ý nghĩa về khoa học công nghệ. Theo ông, lúc đó Liên Xô đứng đầu các nước XHCN còn bên kia là Mỹ đứng đầu phe TBCN. Hai bên đang cạnh tranh nhau giành giật ảnh hưởng thế giới. Và những người đứng đầu các nước XHCN ủng hộ Việt Nam. Chúng ta thắng Mỹ thì cũng như Liên Xô thắng Mỹ - tự hào lắm chứ! Vì thế, để gắn kết tất cả các nước XHCN với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, Liên Xô đã nghĩ ra việc “tất cả các nước XHCN cùng bay”. Và Việt Nam bay vào vũ trụ lúc này, cho thấy chúng ta không chỉ tham gia lao động sản xuất và chiến đấu mà còn có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác, đặt những viên gạch đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ cao, có tiếng nói hơn trong khoa học kĩ thuật. Ý nghĩa của chuyến bay là như thế.
Xóa “nỗi oan” cho cây bèo hoa dâu
Trong số những cụm từ tìm kiếm liên quan đến nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân, chúng tôi bất ngờ khi thấy trên mạng Internet có nhiều người tìm xem “Anh hùng Phạm Tuân mang cây gì vào vũ trụ”. Mang những điều này đến hỏi ông, chúng tôi ngạc nhiên vì ông không hề tỏ ra bất ngờ bởi ông đã từng phiền lòng vì nhiều người luôn đặt câu hỏi: “Những thứ cây ông mang lên làm thí nghiệm, giờ ra sao? Đã áp dụng gì cho cuộc sống”?.
Ông kể, sau khi kết thúc chuyến bay, không hiểu một phóng viên nào đó đã viết rằng ông đưa cây bèo hoa dâu lên… nghiên cứu trên vũ trụ. Nhiều người còn mỉa mai, kiểu như ông là người vùng quê của cây bèo hoa dâu nên mang nó theo. Ông không buồn nhưng khá suy nghĩ vì thấy nhiều người hiểu chưa được thấu đáo. “Thực ra, khi lên vũ trụ, tôi không chỉ mang một loại cây mà tôi mang rất nhiều loại cây để cho chúng làm bạn quanh mình, để cải thiện môi trường. Tôi mang đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mang cả hoa lên con tàu. Hàng ngày, chúng tôi theo dõi quá trình sinh trưởng xem như thế nào và ghi cẩn thận vào nhật kí bay để mang về Trái đất. Mọi người nên hiểu, tôi là một phi công, là người điều khiển con tàu chứ không phải nhà khoa học. Vì thế, muốn có sản phẩm gì, các nhà khoa học phải “đặt hàng” các phi công để chúng tôi thực hiện giúp chứ không phải là người nghiên cứu để cho ra thành phẩm”, ông chia sẻ.
“Ngoài việc tiến hành một số thí nghiệm, trong thời gian đó, việc ăn/ngủ của các phi hành gia trong tàu vũ trụ diễn ra thế nào?” - Tôi hỏi. Phạm Tuân đứng dậy, lấy mô hình con tàu đang để trang trọng trên giá sách. Ông vuốt ve kỉ vật rất trìu mến và cho biết, chỉ duy nhất mình ông được kỉ niệm kỉ vật con tàu này sau khi kết thúc chuyến bay. Rồi ông giảng giải: Thử tưởng tượng con tàu có 3 khoang: Khoang đầu tiên là khoang máy, tiếp là khoang động cơ và cuối là khoang hậu cần. “Khi chúng tôi lắp ghép xong, kiểm tra độ kín của khoang máy tốt, chúng tôi được phép mở kính để sinh hoạt như bình thường”. Mọi sinh hoạt của hai phi hành gia diễn ra gần như ở dưới đất. 7h dậy ăn sáng, làm việc. 12h trưa nghỉ ăn trưa, sau đó làm việc và đến giờ ăn chiều. “Mọi thức ăn được chuẩn bị và đóng vào hộp như sữa, bánh mì, súp. Chúng tôi ăn đồ ăn sẵn, không nấu nướng hay xào xáo nên khá giản đơn. Ngày đầu tiên, khi còn ở tàu nhỏ, chúng tôi ăn uống rất qua loa và phải nín toàn bộ mọi sinh hoạt cá nhân. Ngày hôm sau, khi chuyển qua con tàu lớn, chúng tôi mới sinh hoạt bình thường”, Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.
Ngày 23/7/1980, hai nhà du hành vũ trụ Viktor Vassilyevich Gorbatko (Liên Xô) và Phạm Tuân (Việt Nam) được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu “Liên hợp-37”. Trong gần 8 ngày ở trong vũ trụ với 142 vòng quỹ đạo quanh Trái đất, hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Việt Nam đã thực hiện nhiều thí nghiệm, nghiên cứu khoa học quan trọng.
Một ngày đêm trên vũ trụ chỉ có 90 phút
“Trên vũ trụ, một ngày chỉ có 90 phút (60 phút ban ngày và 30 phút ban đêm - trọn một vòng bay quỹ đạo quanh Trái đất của con tàu). Thế nên một ngày đêm ở dưới Trái đất, bằng mười mấy ngày trên vũ trụ. Vì thế, việc ăn, ngủ của các phi hành gia, đương nhiên bị đảo lộn so với trước đó”.
(Trung tướng Phạm Tuân)
(Còn tiếp)
Hạnh Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 7 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 8 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 10 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 11 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 11 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 11 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.