Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ba cha con cùng phát hiện ung thư trong 2 năm, BS gợi ý 9 nguyên tắc ngừa ung thư

Thứ năm, 19:25 16/05/2019 | Sống khỏe

Rút ra từ trường hợp ba cha con bị ung thư liên tiếp trong vòng 2 năm, trừ yếu tố di truyền, kiến nghị mọi người cần phải thay đổi thói quen sống không tốt để ngừa ung thư.

Bác sĩ Trình Xuân Sinh, Trưởng Trung tâm nội soi Tiêu hóa của Bệnh viện Nam Sơn Thâm Quyến cho biết, khối u ác tính ở đường tiêu hóa chiếm hơn 50% tỷ lệ mắc ung thư ở người trưởng thành và xu hướng trẻ hóa ngày càng rõ rệt, sớm phát hiện bệnh và điều trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh khá cao. Đặc biệt trong gia đình, một người mắc khối u đường tiêu hóa, những người còn lại nên đến bệnh viện kiểm tra.

Bác sĩ Trình Xuân Sinh đã đề cập đến một trường hợp, trước đây có một bệnh nhân là anh Trương, 30 tuổi đang quản lý một xí nghiệp nhỏ đã đến bệnh viện để khám, anh Trương cho biết bản thân cảm thấy không khỏe, 1 tuần liền uống thuốc cũng không cải thiện. Kết quả kiểm tra dạ dày phát hiện anh Trương bị mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu, bác sĩ lập tức tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần dạ dày bị ung thư.

Bác sĩ Trình cũng nhắc nhở bệnh nhân: "Hãy bảo cha mẹ, anh chị em của bạn đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát”.

Sau nửa năm, anh trai của anh Trương đã đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện bị ung thư ruột. Lại trải qua một năm tiếp theo, bố của anh Trương cũng đến nội soi dạ dày, cuối cùng bác sĩ cũng chẩn đoán bị ung thư dạ dày. Trường hợp này thật sự gây sốc, bởi cả 3 cha con đều mắc bệnh ung thư, điều này chứng tỏ là người mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa ngày càng trẻ, bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa có di truyền gia đình.

Sự xuất hiện của ung thư là kết quả của sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường. Phần lớn các bệnh ung thư, yếu tố môi trường đã đóng một vai trò quyết định. Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi yếu tố di truyền, nhưng chúng ta có thể thay đổi các yếu tố môi trường, cải thiện trong chế độ ăn uống, vì vậy ung thư phần lớn có thể được ngăn chặn.

Vậy chúng ta phải làm gì trong chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa ung thư?

1. Ăn ngũ cốc nguyên hạt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ lượng ngũ cốc nguyên hạt cao hơn sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tới 21%.

2, Ăn rau xanh, trái cây mỗi ngày. Trong “Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Trung Quốc”, kiến nghị mỗi người trưởng thành, mỗi ngày nên ăn 0,5kg rau xanh với 0,3kg hoa quả. Các chất hóa học thực vật khác nhau có chứa trong các loại rau quả, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư.

3. Sử dụng phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Không để khói dầu khi nấu ăn, cố gắng tránh ăn đồ chiên, xào, hun khói, ác thực phẩm chế biến sẵn, và nên tránh nướng thực phẩm trên than, có thể làm giảm nguy cơ ăn phải chất gây ung thư.

4. Ăn thực phẩm tươi, đặc biệt là ăn càng nhiều rau, quả, thực phẩm tươi càng tốt. Thực phẩm sau khi mua về để trong tủ lạnh không quá 5 ngày, để ở nhiệt độ phòng không quá 3 ngày, không ăn các món ăn qua đêm, có thể giảm nguy cơ ăn quá nhiều nitrite.

5. Kiêng ăn các thực phẩm ăn vặt, ăn ít đồ ngâm, muối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn càng nhiều các thực phẩm ngâm, muối thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày càng cao.

6. Kiểm soát khối lượng thịt đỏ. Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ có thể làm tăng tỷ lệ mắc nhiều loại khối u, trong khi đó thịt trắng giúp ngăn ngừa khối u. Việc giảm ăn lượng thịt đỏ là một biện pháp chống ung thư thường được đề cập trong những năm gần đây.

7. Duy trì cân nặng bình thường, tránh béo phì. Béo phì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các khối u ác tính.

8. Nấu ăn nên sử dụng thực phẩm hoặc gia vị có tác dụng chống viêm, ví dụ như gừng, tỏi, hành tây, nghệ, quế, hạt tiêu đen, rau mùi, húng tây.

9. Thường xuyên uống trà xanh. Trà xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư ruột kết và ung thư vú, và nên uống trà xanh trong trường hợp thích nghi về thể chất.

Một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, có thể cải thiện khả năng chống oxy hóa và giải độc của cơ thể.

Ngoài ra, chúng ta cần chú ý: tránh ăn quá nhanh và ăn thức ăn quá nóng, tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên, ăn ít thực phẩm chế biến, không nên sử dụng hộp nhựa để đựng thức ăn, không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng,… Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, điều chỉnh tâm trạng.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phải cắt toàn bộ tử cung từng phải phẫu thuật bóc u xơ tử cung 12 năm trước, nhưng không tái khám định kỳ.

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mắc liên cầu khuẩn lợn mặc dù không có thói quen ăn tiết canh hay thịt tái. Tuy nhiên, người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với lợn mà không có bảo hộ.

Người đàn ông trẻ suýt chết sau khi bị kiến cắn

Người đàn ông trẻ suýt chết sau khi bị kiến cắn

Y tế - 10 giờ trước

Một giờ sau khi bị kiến cắn, anh T. bắt đầu phù nề, khó thở, nghẹn ở cổ, hoa mắt, chóng mặt. Bác sĩ chẩn đoán nam bệnh nhân sốc phản vệ nặng.

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu não bán cấp xuất hiện nặng nửa đầu phải, chóng mặt kéo dài, đặc biệt tăng nặng khi thay đổi tư thế đột ngột nhưng chủ quan không đi khám.

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đột quỵ cần chế độ ăn kiểm soát cân nặng và thay đổi cách ăn uống để giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn và cải thiện thể lực tốt nhất.

Hy hữu: Cô gái 27 tuổi bị con bọ chui vào tai, sống suốt 1 tuần trong tai mà không biết

Hy hữu: Cô gái 27 tuổi bị con bọ chui vào tai, sống suốt 1 tuần trong tai mà không biết

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Suốt 1 tuần nay, chị D.K.T (27 tuổi) thường xuyên cảm thấy ngứa tai, nhột như có con gì đang bò trong tai nên đến viện khám.

3 thời điểm không nên uống cà phê

3 thời điểm không nên uống cà phê

Sống khỏe - 17 giờ trước

Cà phê có nhiều lợi ích nhưng uống vào lúc không thích hợp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực. Tìm hiểu những thời điểm nên cân nhắc hạn chế hoặc tránh uống cà phê.

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Top