Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát

Thứ hai, 13:59 28/07/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bệnh đột quỵ cần chế độ ăn kiểm soát cân nặng và thay đổi cách ăn uống để giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn và cải thiện thể lực tốt nhất.

Người bệnh đột quỵ nên ăn thế nào để tốt nhất?

Sau cơn đột quỵ, nhiều điều trong cuộc sống của người bệnh có thể khác đi, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh đột quỵ nhanh hồi phục, hạn chế di chứng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ là vô cùng quan trọng. Vì theo nhiều nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều có lượng calo nạp vào tăng lên và thói quen ăn uống kém.

Việc kiểm soát cân nặng và thay đổi thói quen xấu trong ăn uống sẽ giúp người bệnh sau tai biến đột quỵ phục hồi nhanh hơn và cải thiện thể lực tốt nhất.

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Kiểm soát thực đơn cho người bệnh đột quỵ

Người đột quỵ cần kiểm soát năng lượng

Nên giảm bớt năng lượng để giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, tránh tình trạng tăng cân không mong muốn. Năng lượng khuyến cáo là từ 30 – 35 kcal/kg cân nặng/ngày. Ví dụ, nếu cân nặng của bệnh nhân là 50kg thì năng lượng cần thiết khoảng 1500 – 1750 kcal/ngày.

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Về đạm

Lượng đạm bổ sung ít hơn so với người bình thường, cụ thể là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nếu người bệnh có suy thận, cần giảm thêm lượng đạm theo khuyến nghị của bác sĩ để bảo vệ chức năng thận.

Về chất béo

Chất béo nên giữ ở mức 25 – 30g/ngày, giúp cơ thể có đủ năng lượng mà không gây ra tác hại cho sức khỏe, đồng thời hạn chế cholesterol dưới 300 mg/ngày.

Về acid folic

Mỗi ngày cần dùng ít nhất 300 mcg acid folic, giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Về Omega-3

Bạn nên bổ sung tối đa 3.000mg Omega-3 từ dầu cá cho bệnh nhân đột quỵ để bảo vệ tim mạch cũng như hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Về khoáng chất và vitamin

Bổ sung kali, các vitamin và muối khoáng để duy trì cân bằng điện giải và chức năng cơ thể.

Về muối

Giảm lượng muối tiêu thụ xuống 4 – 5g/ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Về thực phẩm

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu tốt, tốt nhất nên chọn thực phẩm dạng mềm lỏng như cháo, súp, sữa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Về tần suất ăn

Bệnh nhân đột quỵ tránh ăn quá no, ăn khoảng 3 – 4 bữa/ngày là hợp lý, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà không làm quá tải hệ tiêu hóa.

Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bệnh đột quỵ

Gợi ý thực đơn chi tiết cho người bệnh đột quỵ: Hồi phục chức năng nhanh, ngừa đột quỵ tái phát - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Chế biến và bảo quản thực phẩm thật cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thức ăn cho bệnh nhân đặt ống thông phải ở dạng lỏng, được xoay nhuyễn, ưu tiên các món như cháo xay, súp, thức ăn hầm nhuyễn, cháo, bột dinh dưỡng.

Ưu tiên các thực phẩm giàu năng lượng, giàu dinh dưỡng, tránh các thực phẩm ít năng lượng có thể làm tăng thể tích thức ăn, gây khó khăn trong việc cho bệnh nhân ăn.

Tốt nhất là ăn bữa nào chế biến bữa đó. Tránh việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bảo quản thực phẩm quá lâu, hoặc nấu đi nấu lại sẽ làm mất dinh dưỡng của món ăn.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ quaNgười đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

M.H (th)
Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi phải cắt toàn bộ tử cung thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 31 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ phải cắt toàn bộ tử cung từng phải phẫu thuật bóc u xơ tử cung 12 năm trước, nhưng không tái khám định kỳ.

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Không ăn tiết canh hay thịt tái, người đàn ông 53 tuổi nhập viện do liên cầu khuẩn lợn vì làm việc này

Bệnh thường gặp - 45 phút trước

GĐXH - Mắc liên cầu khuẩn lợn mặc dù không có thói quen ăn tiết canh hay thịt tái. Tuy nhiên, người bệnh đã tiếp xúc trực tiếp với lợn mà không có bảo hộ.

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 52 tuổi ở Hà Nội bị nhồi máu não bán cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu não bán cấp xuất hiện nặng nửa đầu phải, chóng mặt kéo dài, đặc biệt tăng nặng khi thay đổi tư thế đột ngột nhưng chủ quan không đi khám.

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Top