Bà mẹ Hà Nội lên mạng xin bí quyết giúp con được nhận vào trường 'top', phụ huynh bình luận: Chị đang khoe con trá hình?
Thắc mắc của bà mẹ này nhận nhiều tranh cãi.
Mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, chuyện phụ huynh xếp hàng thâu đêm suốt sáng giành suất vào lớp 1 trường tốt cho con luôn là đề tài được nhiều người đem ra mổ xẻ. Nhưng năm này qua năm khác, tình trạng này không thay đổi, bởi 1 lý do quan trọng: Để con được tắm mình trong môi trường học hành chất lượng ngay từ bước đệm đầu tiên, bỏ thời gian công sức một đôi ngày với phụ huynh là "không thành vấn đề".
Mới đây, một bà mẹ ở Hà Nội cũng gây tranh cãi khi vào một nhóm giành cho phụ huynh xin tư vấn. Chị cho biết, con mình sinh năm 2020 (4 tuổi). Mục tiêu của gia đình là thi vào một số trường cấp 1 "top" đầu. Khả năng hiện tại của con: Tiếng Anh nghe hiểu tốt, chưa nói được dài, chưa thuyết trình được; Toán cộng trừ thành thạo, cộng được các phép tính có nhớ. So sánh, tìm số, các bài Toán có chữ; Tư duy khá; Con chưa đọc được tiếng Việt vì con chưa học, tiếng Anh đọc cơ bản; Kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Việt còn hạn chế.
Chị thắc mắc liệu với khả năng như vậy con có tiềm năng đỗ được các trường điểm không. Và con cần đạt được kĩ năng như thế nào để có thể đỗ được.
Tranh cãi
Nhiều phụ huynh đọc chia sẻ trên đưa ra những nhận định trái chiều. Có người gợi ý bà mẹ này nên cho con học thêm Toán tư duy, bản chất của phép nhân cơ bản, tiếng Anh giao tiếp, có thể mô tả bức tranh bằng tiếng Anh 3-5 câu. Ngoài ra còn cần rèn nề nếp và tự lập cho con. Với một trường khác thì cho con học thêm kể chuyện theo tranh, các bài học kỹ năng cuộc sống...
Tuy nhiên, có ý kiến nhận định bà mẹ này đang cố tình "flex" con. Mới 4 tuổi mà làm Toán có nhớ, Toán có chữ, tiếng Anh đọc cơ bản… Đọc bài khiến họ thấy hoang mang cho con mình. Chưa kể, với độ tuổi đó, "ép" con học đủ thứ là cướp đi tuổi thơ của con.
"Bạn nhà mình 2019 thực sự vẫn đang mải chơi, học tuỳ hứng, toàn 2 anh em tự rủ nhau chơi đố chữ hoặc con tự lấy vở cũ của anh ra tô nét, chứ mẹ không dạy. Quan điểm cá nhân mình lúc ở nhà với mẹ vui thì học, không vui và hứng thú thì thôi. Còn đến lớp sẽ theo lớp.
Trường bạn nhà mình lứa 5 tuổi đã bắt đầu học tiền tiểu học một cách nghiêm túc. Các buổi chiều các con sẽ được học tô, học viết, học đọc, Toán tư duy, bài tập IQ. Với mình vậy cũng là học sớm rồi", một phụ huynh nói.
Dù vậy cũng có người cho rằng, đồng hành cùng con là cả cuộc đời, miễn sao trong chặng đường ấy bố mẹ và con đều thấy vui, thấy hài lòng là được. Bởi niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hài lòng của mỗi người lại dựa theo những tiêu chuẩn khác nhau.
"Khái niệm "cho con có tuổi thơ" có nhiều cách hiểu. Cho con học sớm, học vui, thi cử không có áp lực, vẫn đỗ (thậm chí học bổng cao), có thời gian "enjoy" các hoạt động con thích cũng là 1 trải nghiệm tuổi thơ tốt cho con.
Thời đại 4.0, định hướng cha mẹ dành cho con cũng cần thay đổi. Nếu như ngày trước, con cứ "tằng tằng" từ cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3 theo tuyến, rồi đỗ đại học, ra trường xin việc làm thì bây giờ, việc lựa chọn môi trường học cho con ra sao cần được lên kế hoạch từ sớm. Có những người bviết đơn "giành" suất học cho con ở trường nước ngoài từ khi con... mới sinh. Đó không phải là áp đặt, tạo áp lực, mà là tầm nhìn xa.
Trước đó, chuyện con lớp 1, mẹ xin định hướng thi đỗ lớp 10 chuyên cũng từng gây chú ý. Trong phần bình luận, hàng loạt cư dân mạng bày tỏ sự "choáng váng" và áp lực thay cho đứa trẻ trước mục tiêu của bà mẹ.
Việc phụ huynh có nguyện vọng cho con thi vào trường chuyên, lớp chọn hay những trường chất lượng cao có tiếng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, dù định hướng cho con ra sao, thì cha mẹ cũng nên nương theo năng lực và tính cách của con. Nếu chỉ vì mục đích vào trường điểm mà các cháu áp lực, căng thẳng thì nên xem lại.
Cách cha mẹ thông minh nuôi dạy con: Có 7 nguyên tắc áp dụng từ thuở bé
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Đối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.
Con EQ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Một số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.
6 kiểu gia đình khó có thể nuôi dạy ra những đứa trẻ hiếu thảo
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ.
Bà mẹ cảnh báo các bậc phụ huynh tuyệt đối không được làm 1 điều khi con tựu trường: 'Hãy cẩn thận'
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcTheo phân tích, việc "vô tình" chia sẻ có thể mang đến những rủi ro trong tương lai.
Chứng kiến bức ảnh chụp ở khoang hạng nhất máy bay, tôi nhận ra đây chính là cách người giàu truyền lại tài sản của mình cho con cháu
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcBức ảnh đã khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm.
6 địa điểm nếu cha mẹ đưa con đến thường xuyên thì không chỉ IQ mà EQ cũng tăng vọt
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Vai trò tác động của cha mẹ cũng như môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý và sự phát triển của trẻ sau này.
Đây là cách nhanh nhất để 'hủy hoại' một đứa trẻ
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcKết thúc nhận về, đôi khi là những bi kịch không thể có "phép màu" nào cứu vãn.
8 điều cần nhớ để nuôi dạy con trai lớn lên trở thành một người đàn ông lịch thiệp, giỏi giang
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Hướng dẫn con trai ngay từ bé sẽ giúp các con định hình được tính cách, phong thái đĩnh đạc của một người đàn ông sau này.
6 điều cha mẹ cần làm để con lớn lên thành đứa trẻ có khí chất và tự tin
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Những phẩm chất của một đứa trẻ thực sự xuất sắc không bao giờ có thể được trau dồi một cách tùy tiện mà điều пày thực sự đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ các bậc cha mẹ.
5 con giáp chung thủy nhất, suốt đời chỉ yêu một người
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tình yêu chẳng ai nói trước được điều gì, nhưng 5 con giáp này đã thương ai là không bao giờ thay đổi.
6 kiểu gia đình khó có thể nuôi dạy ra những đứa trẻ hiếu thảo
Nuôi dạy conGĐXH - Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ.