Bà mẹ ngày nào cũng khen con thông minh, mấy năm sau nhận kết quả 'đắng'
Muốn con tiến bộ, không phải cứ khen con giỏi thật nhiều là được. Các chuyên gia tâm lý có câu trả lời khác.
Khen con là một nghệ thuật, nhưng nhiều cha mẹ vẫn áp dụng chưa hiệu quả dẫn đến việc trẻ tự mãn, ỷ lại. Ngược lại, nếu biết cách khen, trẻ sẽ ngày càng tự tin, học tập và làm việc càng chăm chỉ. Haim Ginott - nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ trị liệu cho trẻ em và nhà giáo dục về phương pháp làm cha mẹ ở Mỹ từng nói: Khen ngợi, giống như penicillin, không được tùy tiện sử dụng, nhất là với trẻ em.
Một trường hợp thực tế từng được người dùng mạng xã hội chia sẻ: Một người mẹ thường khen con mình “Con trai mẹ thông minh nhất trên đời”. Bị mẹ "lừa dối" trong thời gian dài, đứa trẻ nghĩ rằng mình siêu tài năng và không chịu học hành chăm chỉ. Cậu bé thậm chí còn không thèm học thuộc lòng bài tập về nhà đơn giản nhất mà giáo viên giao cho. Khi được hỏi lý do, lúc nào trẻ cũng cho rằng mình thông minh , không cần phải học.

Khen ngợi, giống như penicillin, không được tùy tiện sử dụng, nhất là với trẻ em. (Ảnh minh họa)
Khen ngợi đúng cách là gì? Tiến sĩ Lin Wencai, một chuyên gia về cha mẹ và con cái đã chia sẻ 3 điểm cốt lõi, nhiều cha mẹ áp dụng và thu được những kết quả khả quan với con cái mình:
1. Khen phải cụ thể, bàn đúng vấn đề, không chung chung
"Lớp học bổ túc ngân hà" là bộ phim từng gây sốt vào năm 2019. Trong phim, nhân vật người bố Mã Hạo Văn thường khen ngợi con mình là người điềm tĩnh và có khả năng suy nghĩ độc lập. Khi cậu con trai Mã Phi lớn lên, trở thành một phi hành gia, rồi gặp phải tai nạn máy bay, vào thời điểm quan trọng, anh lại nhớ đến lời động viên của cha mình, từ đó bình tĩnh tìm ra cách hạ cánh an toàn.
Một câu nói đơn giản "Con thật tuyệt vời" không bao giờ là con đường dẫn đến sự tự tin. Vấn đề là sự tuyệt vời ở đâu? Tại sao tuyệt vời? Những điều thiết yếu này chính là lời khen ngợi để trẻ rút kinh nghiệm và làm tốt hơn vào lần sau. Kiểu khen ngợi này khắc sâu vào lòng trẻ và sẽ có tác động rất tích cực đến cách cư xử trong tương lai của chúng.
2. Khen phải khẳng định cả quá trình chứ không chỉ khen kết quả
Bạn có để ý rằng ngày càng có nhiều trẻ em không thể chịu thất bại. Chúng khóc như mưa khi chỉ giành được vị trí thứ hai, thất vọng khi bản thân không được đánh giá cao nhất. Thực ra vấn đề nằm ở cách khen ngợi trong giai đoạn đầu.
Biết bao bậc cha mẹ đã nói với con câu này: Sao chỉ về nhì chứ? Về nhì không có gì tự hào cả. Nhất định sẽ có lúc con đứng thứ nhất cho mà xem. Ý định ban đầu là khiến trẻ bớt tự cao, nhưng cuối cùng, điều này lại khiến mọi nỗ lực của trẻ đều bị phủ nhận. Giống như bạn đã nỗ lực rất nhiều ở công ty, nhưng khi không đạt được mục tiêu cao nhất, sếp lại đánh giá bạn lười biếng, không làm được việc vậy.
Giáo sư Carroll của Đại học Stanford cho rằng: Rất không công bằng với trẻ em khi chỉ khẳng định kết quả mà không khẳng định quá trình, điều này sẽ làm cho các giá trị bị bóp méo. Khi con thành công, hãy ôm con vào lòng; khi con thất bại, hãy khen ngợi con đủ điều.
3. Khen phải đúng chỗ, không làm trẻ hiểu nhầm
Mọi người có xu hướng quy thành công là do sự nỗ lực của bản thân và thất bại cho lý do khách quan. Lấy một ví dụ đơn giản: Tôi đã đạt được 10 điểm trong bài kiểm tra này nhờ sự chăm chỉ thường ngày; lần này tôi đã trượt bài kiểm tra vì các câu hỏi quá khó. Đây là một sự phân bổ sai điển hình, nhiều người không thể tránh khỏi vòng luẩn quẩn này và trẻ em cũng không ngoại lệ.
Vì vậy, khi khen trẻ, chúng ta phải quy kết đúng, không gây hiểu lầm. Ví dụ: Nếu con tự mình dọn dẹp phòng, thì hãy khen ngợi trẻ có trách nhiệm, nếu dọn dẹp rất tốt, thì hãy khen ngợi con có tính ngăn nắp; Nối các lý do với nhau, đừng mù quáng khen ngợi "con thật tuyệt vời" hay "con thật thông minh".
Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói: Bản chất sâu xa nhất của con người là mong muốn được đánh giá cao. Đứa trẻ nào cũng mong được cha mẹ công nhận trong quá trình lớn lên. Điều cha mẹ cần học hỏi là làm thế nào để biến sự công nhận này thành động lực để con tiếp tục cố gắng mà không tự cao, kiêu ngạo. Đó mới chính là phương pháp khen ngợi đúng đắn.

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 15 giờ trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy conGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.