Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo mẫu xóm cùi

Thứ tư, 08:11 03/09/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Ở trại phong Quả Cảm, Bắc Ninh có một người phụ nữ đã tình nguyện hy sinh tuổi xuân, hy sinh cuộc sống riêng tư để chăm sóc, giúp đỡ những người bệnh bất hạnh.

Những người bị bệnh phong nơi đây nói về chị bằng chữ “tri ân”, người đời nói bằng chữ “quả cảm”, còn chị khi nói về mình chỉ là: làm được điều gì giúp cho người khác hạnh phúc, đó cũng là niềm vui của mình.

Nếu chuyển đi, em thương các cụ lắm!

Chị là Nguyễn Thị Xuân, 51 tuổi, 20 năm nay chị gắn bó với trại phong Quả Cảm. Bằng tình yêu thương của mình, chị đã thắp lên niềm tin cuộc sống cho những người từng bị gia đình và xã hội xa lánh. Nói chuyện với chúng tôi, những bệnh nhân phong từ người già cho đến người trẻ đều gọi chị bằng cái tên trìu mến: “Bảo mẫu xóm cùi”.

Chỉ cách thành phố Bắc Ninh chừng 5km, nhưng trại phong Quả Cảm từ lâu vẫn được coi là một “ốc đảo” bị xa lánh, rất ít người quan tâm đến. Chị Xuân nhớ lại, mới mấy năm trước, trại phong không lớn như bây giờ, những căn nhà của bệnh nhân chật hẹp, dột nát, vật dụng thiếu thốn trăm bề. Gần như tất cả bệnh nhân đến đây đều có chung tâm trạng tuyệt vọng và bế tắc trong cuộc sống vì bệnh tật, bị người thân hắt hủi, xa lánh.

Khi vào trại, với sự tận tình của các thầy thuốc và đặc biệt nhờ sự chăm sóc của chị họ đã vơi đi ít nhiều mặc cảm. Chị nói: “Nghĩ hoàn cảnh của mình tuy nghèo nhưng vẫn đầy đủ tay chân, vẫn có mái nhà của bố mẹ để lại.

Trong khi đó, những người bệnh ở đây, tay chân đang mất dần mà đến cái nhà cũng không có để ở”. Chị mạnh dạn đi vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp tiền xây dựng nhà cửa cho người bệnh. Mỗi năm được mấy cái, cứ xây dần đến khi bãi rác ở trại phong Quả Cảm trở thành khu tập thể cho các bệnh nhân phong tương đối khang trang.

Nhìn những bệnh nhân bị cụt tay chân, phải lắp chân tay giả bằng kim loại, khi vận động rất đau đớn chị Xuân rất đau lòng. Năm 1992, chị lặn lội vào trại phong Bến Sắn (TP Hồ Chí Minh) để học làm tay, chân giả. Cho đến bây giờ, chị không thể nhớ mình đã làm bao nhiêu tay chân giả, giày dép cho bệnh nhân.

Chúng tôi gặp cụ Nguyễn Văn Ba, quê ở Hà Nam, vào trại này từ năm 1979. Cụ Ba bị cụt cả hai chân, nằm một chỗ. Gặp chúng tôi, cụ không ngớt lời cảm ơn chị Xuân: “Cứ tưởng phần đời còn lại của tôi sẽ gắn với chiếc giường. Nhưng nhờ có chị Xuân, đôi chân tôi đã được chắp cánh, có thể đi lại được”.

Tiếng lành đồn xa, không chỉ các trại phong ở gần đến nhờ chị làm chân giả cho người bệnh mà Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng đến tận nơi mời chị về làm việc với nhiều ưu đãi. Nhưng lời từ chối của chị  khiến cho Viện trưởng Viện Da liễu Hà Nội lúc đó vừa ngạc nhiên, vừa cảm phục: “Em đi thì em thương các cụ lắm!”.

Chăm sóc bệnh nhân phong giúp chị Xuân tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình. (Ảnh: Q.Thành)

Gieo mầm hạnh phúc

Trong 20 năm làm việc tại trại phong Quả Cảm, chị là cầu nối cho không biết bao nhiêu “mối tình bệnh tật”. Thấy hai người yêu nhau nhưng còn ngần ngại vì mặc cảm bệnh tật, chị Xuân tìm gặp khuyên giải và giục họ cưới nếu thấy đủ điều kiện. Chị thường xuyên tổ chức giao lưu với các trại khác để những người bệnh chưa vợ, chưa chồng có cơ hội gặp gỡ và tìm sự đồng cảm.

Trong các lễ cưới, người ta luôn thấy chị tất bật ngược xuôi lo cho hạnh phúc của cô dâu, chú rể được trọn vẹn. Dù chưa được hưởng hạnh phúc gia đình, nhưng chị lại là người cảm thấy “tủi thân” cho những người bệnh trong trại chưa thể lập gia đình. “Làm được điều gì giúp cho hạnh phúc của họ cũng là niềm hạnh phúc của chính mình”- chị Xuân chia sẻ.

Chị Xuân kể, năm trước, anh Chất là bệnh nhân của trại phong Sóc Sơn (Hà Nội), còn chị Đoàn là bệnh nhân của trại phong Quả Cảm. Hôm giao lưu giữa hai trại cũng là ngày hai người “bén” duyên nhau.

Biết chuyện, chị Xuân lại tất tả chạy đi chạy lại như con thoi để giúp đỡ hai người toại nguyện. Rồi đám cưới diễn ra ngay ở trại phong “nhà gái”. Những người tham dự hầu hết là người bệnh trong trại. Một năm sau, con trai của anh chị ra đời, hạnh phúc lại được nhân lên gấp bội.

Chị Xuân cho biết, đã có hơn 20 đám cưới diễn ra tại xóm cùi, quá nửa số cặp vợ chồng ở lại trại phong, được trại cấp đất, giúp xây nhà, quây quần sống thành một đại gia đình ngay cạnh những dãy nhà dành cho người bệnh. Họ sống trong thanh bần với niềm hạnh phúc là được chia nhau những trái mít đầu mùa, những con cá bắt được ở ao chung hay những bắp ngô mới bẻ...

Những đám cưới trên có lẽ khó trọn vẹn nếu thiếu bàn tay vun vén thầm lặng của chị. Lập gia đình rồi, có người không có nhà ở riêng, chị lại chạy vạy quyên góp tiền xây nhà. Gia đình không có đất canh tác,  chị lại  thuyết phục lãnh đạo trại phong chia cho một phần  trên quả đồi của trại để trồng cây ăn quả. Chị âm thầm đi bên cạnh, vun vén cho những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi như thế.

Tuổi thơ dữ dội

Ít ai biết rằng, “cô bảo mẫu” với khuôn mặt đôn hậu này cũng có quá khứ đầy sóng gió. Năm 9 tuổi mồ côi cha, mười năm sau đó lại mồ côi mẹ, phải thay cha mẹ nuôi dạy 5 em nhỏ. Nhà nghèo, tuổi thơ của chị gần như không biết vị cơm trắng.

Cuộc sống nghèo khó lam lũ nhưng chị vẫn đẹp mặn mà, chính vì thế cô có nhiều đám trai làng muốn kết duyên cùng chị. Hết đám này đưa trầu cau sang lại đến đám khác nhờ người mai mối, nhưng chị vẫn một mực từ chối với lí do còn lo cho em ăn học.

Rồi duyên phận đưa chị đến với trại phong, nhìn người bệnh tàn tật, đau đớn, hoảng loạn khi bị người thân ruồng bỏ, chị đã quyết định ở lại, chung tay xoa dịu nỗi đau. Năm đứa em chị biết chuyện, lên trại phong Quả Cảm lay chân chị khóc như mưa, hỏi chị: “Có phải vì chúng em ăn ở không ra gì, nên chị mới lên đây ở với người hủi?”. Chị không nói gì.

Năm tháng qua đi, mọi người dần hiểu ra tấm lòng người phụ nữ này. Sống chung với bệnh nhân phong giúp chị tìm được niềm hạnh phúc cho riêng mình - niềm hạnh phúc nảy sinh từ trong khổ đau.

Hơn 20 năm gắn bó với trại phong Quả Cảm, bằng bàn tay và tình yêu thương, “cô bảo mẫu” này đã biến nơi đây thành một đại gia đình. Hạnh phúc của cô chính là niềm vui của người già, mái ấm của người trẻ và nụ cười của bé thơ trong trại phong này.

Quang Thành

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chàng rể Tây mặc áo dài, đón dâu bằng tàu điện, xe buýt 2 tầng ở TPHCM

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Chàng rể Tây Ban Nha cùng dàn bê tráp và họ hàng mặc áo dài, di chuyển bằng tàu điện và xe buýt hai tầng sang nhà gái đón dâu.

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

6 kiểu giao tiếp của cha mẹ khiến EQ của con rơi xuống vực thẳm

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, nó có thể mang đến cảm giác hạnh phúc, nhưng cũng có thể gieo rắc nỗi sợ hãi, đau thương. 6 kiểu giao tiếp dưới đây dễ khiến con tổn thương cả về trí thông minh lẫn trí tuệ cảm xúc.

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Cụ ông U80 gần 30 năm bán bánh trên vỉa hè, thẫn thờ khi khách hỏi về vợ

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Một mình ngồi bán món bánh truyền thống của người Hoa trên vỉa hè, cụ ông U80 lại chạnh lòng, buồn hiu hắt khi nghe khách quen hỏi một câu.

5 cung hoàng đạo hay u sầu

5 cung hoàng đạo hay u sầu

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Sống nội tâm và nhạy cảm nên các cung hoàng đạo này dễ rơi vào trạng thái u sầu.

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Chú rể ở Hưng Yên bật khóc trong đám cưới, phía sau là chuyện thắt lòng

Gia đình - 10 giờ trước

Khoảnh khắc thắp hương gia tiên để đi rước vợ về dinh, chú rể Hưng Yên nghẹn ngào khiến nhiều người xúc động.

Lên chăm con dâu ở cữ nhưng chưa đầy 1 tháng, tôi đã phải bỏ về quê

Lên chăm con dâu ở cữ nhưng chưa đầy 1 tháng, tôi đã phải bỏ về quê

Gia đình - 1 ngày trước

Tôi lặng người, cảm thấy hối hận vì đã không hiểu hết tình cảnh của con dâu.

Làm vợ, làm mẹ toàn thời gian, lúc ly hôn được tòa phán quyết mức đền bù khiến chồng phải há hốc

Làm vợ, làm mẹ toàn thời gian, lúc ly hôn được tòa phán quyết mức đền bù khiến chồng phải há hốc

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Dù chỉ yêu cầu mức bồi thường vừa phải, nhưng tòa đã bắt chồng cô bồi thường gấp 5 lần con số đó.

Mẹ chồng lên phát biểu một câu ở lễ cưới khiến con dâu phản ứng gay gắt

Mẹ chồng lên phát biểu một câu ở lễ cưới khiến con dâu phản ứng gay gắt

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Bố mẹ cô gái nghe nhà trai phát biểu thì rất xấu hổ, họ cúi mặt rơi nước mắt vì thương con gái.

Người đàn ông lương hưu 100 triệu nhưng cuối đời mất nhà, không có tiền mua bánh: Sai lầm cay đắng nhiều người mắc phải

Người đàn ông lương hưu 100 triệu nhưng cuối đời mất nhà, không có tiền mua bánh: Sai lầm cay đắng nhiều người mắc phải

Gia đình - 1 ngày trước

Ngồi bên góc đường, người đàn ông rưng rưng nghĩ về sai lầm của cuộc đời mình.

14 câu trong giao tiếp thể hiện EQ cao mà người thông minh thường dùng khiến ai cũng quý mến

14 câu trong giao tiếp thể hiện EQ cao mà người thông minh thường dùng khiến ai cũng quý mến

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Sở hữu chỉ số EQ cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng giao tiếp, được mọi người quý mến, mà còn giúp bản thân thăng tiến trong công việc.

Top