Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bão melamine" xô nghiêng Ba Vì

Thứ sáu, 08:15 03/10/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trong khi người dân miền Trung vừa thoát khỏi những trận cuồng phong do bão số 7 gây ra thì tại vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì, Hà Nội, người nông dân đang tả tơi với “cơn bão melamine”.

> 274 sản phẩm sữa không nhiễm melamine
>
Thay thế sữa bột bằng sữa đậu nành

“Cơn bão melamine” có sức tàn phá không kém phần dữ dội, cho dù nơi đây cách xa “tâm bão” cả ngàn kilômét.

Ba Vì chao đảo vì "bão sữa"

Những sự vụ lùm xùm về sữa Trung Quốc có chứa chất melamine gây sạn thận ở trẻ em đã khiến người tiêu dùng lo lắng với tất cả các loại sữa, kể cả ngoại lẫn nội.

Khi thị trường trong nước có những phản ứng đầu tiên về các sản phẩm sữa, chúng tôi đã tìm về Ba Vì - Hà Nội, nơi được coi là nguồn nguyên liệu chính cho không ít nhà máy sữa tại miền Bắc.

Dọc hai bên con đường dẫn vào các khu du lịch ở vùng núi Ba Vì vẫn là vô số các biển hiệu lớn, nhỏ về đặc sản sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa. Nhưng không khí mua bán ở các cửa hàng đã mất hẳn sự nhộn nhịp như trước. Những hàng ghế sắp dài vắng tanh. Không ít cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm cho dù trời đã gần trưa.

Tại quán bán đặc sản sữa bò ở xã Tản Lĩnh, Ba Vì, chị Yến chủ cửa hàng cho biết, từ ngày những thông tin về sữa có chất melamine xuất hiện trên thị trường Việt Nam, tình hình buôn bán của tất cả các cửa hàng ở đây đều ế ẩm, đì đẹt. Bình thường, trước đây mỗi ngày bán được cả trăm cân, cá biệt có hôm xuất cả tấn sữa, vậy mà giờ đây có ngày chẳng có ai ghé hỏi mua chứ đừng nói bán.

Ngày 30/9, tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (xã Tản Lĩnh, Ba Vì) ông Tăng Xuân Lưu, Phó giám đốc, cho biết trung tâm đang bàn giao cho bà con và các hợp tác xã chăn nuôi hơn 1.200 con bò sữa. Số bò này bà con nông dân được trung tâm bàn giao cho nuôi miễn phí, ngoài ra còn được hỗ trợ về công tác thú ý và bao tiêu đầu ra cho sữa. Mỗi ngày các trạm thu mua của trung tâm mua từ 3,5 đến 4 tấn sữa cho bà con. Số sữa này ngay sau đó được xử lý thanh trùng rồi bán lại cho các công ty sữa theo hợp đồng đã kí.

Ông Lưu cho biết, công tác thu mua sữa của nông dân và việc bán cho các công ty vẫn diễn ra bình thường, bởi các mẫu sữa của Ba Vì được Công ty sữa Quốc tế mua về được Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế kiểm định và kết luận không có chất melamine. Tuy nhiên, sau việc kiểm tra của các cơ quan chức năng và bộ ngành thì các công ty mua sữa có quy định nghiêm ngặt hơn các tiêu chuẩn về sữa đạt chất lượng.

Ông Lưu chưa kịp dứt lời thì phòng kinh doanh của Trung tâm báo về: Hà Nội Milk trong ngày hôm nay chỉ nhập được tối đa 50% lượng sữa hàng ngày bình thường vẫn nhập, còn Công ty cổ phần sữa Quốc tế cũng chỉ cố gắng đảm bảo mức thu mua như mọi ngày. Một không khí căng thẳng bao trùm lên tất cả những ai có mặt tại phòng của Phó giám đốc Tăng Xuân Lưu.

Ông Thám, Trưởng phòng kinh doanh, hốt hoảng khi các công ty sữa gọi điện thông báo giảm số lượng thu mua. Ảnh: C.T
Ông Phạm Quốc Thám, Trưởng phòng kinh doanh đổi sắc mặt miệng lắp bắp: “Chết! chết! Làm sao bây giờ?”. Theo ông Thám, sức chứa của trạm thu mua mà ông trực tiếp quản lý tối đa cũng chỉ được 5 đến 6 tấn, mỗi ngày mua của bà con 4 tấn, nhập không hết thì chỉ vài ngày là sữa đầy kho. Còn bò thì vẫn cho ra sữa bình thường, bà con không nhập được cho trung tâm thì không biết đổ đi đâu.

Vắt sữa cho... bò uống

Khi thông tin về hạn chế thu mua sữa của các công ty sữa vượt ra khỏi phạm vi trung tâm, đến các hộ dân, chúng tôi đã tìm đến và ghi nhận những lo lắng của họ. Không có những trận mưa giông, gió giật nhưng hiện tại cuộc sống của hàng nghìn hộ nông dân tại đây cũng chao đảo, nghiêng ngả không khác gì vùng bão quần. Hàng nghìn hộ nông dân Ba Vì lâu nay sống nhờ vào tiền bán bò sữa giống, sữa bò và các sản phẩm chế biến từ sữa cho các nhà máy chế biến, sản xuất sữa và khách du lịch.

Hiện tại huyện Ba Vì có 3.600 con, chiếm 50% tổng số bò sữa toàn Hà Nội. Trong đó, 50% là bò đực và bê con. Trung bình mỗi ngày một bò sữa cái cho sản lượng sữa là 12 kg, một ngày đàn bò của toàn huyện cung cấp không dưới 21 tấn sữa tươi ra thị trường. Với mức giá hiện nay mà các trạm thu mua trên địa bàn áp dụng là 7.500đ/1kg sữa, thì mỗi tháng bò sữa mang về cho nông dân Ba Vì gần 5 tỷ đồng.

Chị Thuỷ ở xóm 1 (xã Tản Lĩnh) cho biết, đàn bò nhà chị có 12 con, hiện tại có 6 con đang cho sữa, mỗi ngày thu hoạch trên 70kg sữa, với mức giá hiện nay chị thu về trên 500.000 đồng. Từ nguồn thu này, chị Thuỷ đã đầu tư nhiều máy móc cho việc chăn nuôi như máy nghiền bột, máy cắt cỏ, máy vắt sữa tốn hàng chục triệu đồng.

Nếu không bán được, chỉ còn cách đổ sữa cho... bò uống! Ảnh: C.T

Chị Thủy than thở: “Nếu ngày mai, ngày kia không nhập được sữa cho trung tâm, không bán được cho các nhà máy thì không chỉ riêng nhà tôi mà hàng trăm hộ dân ở Tãn Lĩnh này lâm vào tình cảnh khốn đốn. Trung bình mỗi ngày chi phí thức ăn cho đàn bò đã mất ngót một nửa số tiền bán sữa. Không bán được sữa, không có thu nhập, không có tiền tái đầu tư, trong khi hàng ngày vẫn phải bỏ chi phí ra để nuôi, duy trì đàn bò. Số sữa vắt ra hàng ngày chỉ còn cách đem cô đặc lại rồi bán cho các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo, hoặc là đem đổ cho bò uống để đỡ nguồn thức ăn hàng ngày".

Cùng tâm trạng như “ngồi trên đống lửa” của chị Thuỷ, chị Nhuận, Chi hội trưởng hội chăn nuôi bò sữa, kiêm Chủ tịch hội phụ nữ xã Tản Lĩnh cho biết, trong mấy năm qua, nhờ các khoản vay của Ngân hàng Chính sách, của Ngân hàng Nông nghiệp... rất nhiều hội viên đã đầu tư chăn nuôi bò sữa.

Hiện toàn xã có gần 100 hộ tự vay vốn đầu tư nuôi bò sữa, với tổng đàn gần 400 con. Không ít hội viên đã vươn lên thoát nghèo, tiêu biểu như hộ chị Nguyễn Thị Nụ, Nguyễn Ngọc Yên ở thôn Hà Tân, hộ chị Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Tâm ở thôn Hát Giang... Giá mỗi con bò sữa từ 20 đến 30 triệu đồng, hầu hết các hộ đều mới trả hết nợ, nay nếu không bán được sữa thì nguy cơ tái nghèo là hiện hữu.

Những hộ này từ chỗ kinh tế rất khó khăn, nhưng từ khi vay vốn nuôi bò đã sắm được đầy đủ các vật dụng trong nhà, con cái được học hành tử tế. Theo chị Nhuận, nếu tình trạng tồn đọng sữa diễn ra dài dài thì để duy trì đàn bò, nông dân ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, một là phải lần lượt bán đi hết của cải để mua thức ăn cho bò, hai là phá sản.

Hàng trăm tấn sữa sẽ thành... nước lã (?!)

Những hộ tự mua bò về chăn nuôi, bán sữa trực tiếp cho các trạm thu mua khác hay cho hệ thống các cửa hàng tại xã thì nỗi lo ngày càng chồng chất thêm.

Theo ông Tăng Xuân Lưu, trong số 3.600 con bò sữa của toàn huyện, có tới 20% (tương đương với 700 con) là bò của các hộ dân tự mua nuôi và bán trực tiếp sữa cho các cửa hàng bán lẻ trong xã mà không kí hợp đồng bán sữa cho trung tâm.

Mỗi ngày, trung bình một con bò sữa cho 12kg sữa tươi, như vậy khi các cửa hàng ít khách mua, đồng nghĩa với việc đầu ra của 700 con bò với khoảng 4.200 kg sữa của nông dân tại đây vắt ra rồi không biết bán đi đâu (trong số 700 con chỉ tính 50% bò cho sữa thường xuyên - PV).

Hệ thống các cửa hàng bán lẻ sữa trong tình trạng ế ẩm đã hạn chế và không nhập sữa của các hộ này, khiến họ phải đổ xô đến bán ở các trạm thu mua trên địa bàn. Tuy nhiên, sức mua ở các trạm này chỉ có hạn, phù hợp với công suất của nhà máy nên không ít hộ sẽ lâm vào cảnh dở khóc, dở cười.

Ông Tăng Xuân Lưu, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì: Có thể phải thanh lọc đàn bò

Giải pháp tình thế trong hoàn cảnh xấu, Trung tâm sẽ hướng dẫn cho bà con từng bước cắt giảm khẩu phần ăn. Nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày chỉ đủ để duy trì sự sống cho đàn bò, nếu lâm vào tình cảnh xấu hơn thì bắt buộc phải thanh lọc bớt đàn bò, tương tự như thời điểm khủng hoảng bò sữa cách đây hơn 1 năm. Về số sữa tồn đọng, các trạm chứa của Trung tâm cũng chỉ chứa tối đa được 6 tấn, thanh trùng, bảo quản được trong 6 tháng.

Công Tâm

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 3 phút trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Hà Nội: Sau va chạm, ô tô Mercedes nằm 'phơi bụng'

Thời sự - 8 phút trước

GĐXH - Ô tô nhãn hiệu Mercedes di chuyển đến địa phận huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ lao vào xe máy đi cùng chiều, sau đó tiếp tục lao lên vỉa hè, đâm vào cột đèn chiếu sáng và bật ngửa “phơi bụng”.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Thời sự - 10 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người tử vong, cơ quan công an đã tiến hành làm việc với các đơn vị liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 15 phút trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ một số nơi trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ

Thời sự - 16 phút trước

Sáng 2/5, ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, giao thông Hà Nội ùn tắc cục bộ. Nhiều tuyến đường hướng về trung tâm Thủ đô ghi nhận mật độ giao thông cao.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 2/5 – 5/5/2024): Sau nghỉ lễ hàng loạt khu vực dân cư nằm trong diện không có điện để dùng

Xã hội - 16 phút trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Ý Yên, Nghĩa Hưng…

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi khách có nhu cầu mua dâm, Thùy sẽ liên hệ với gái bán dâm đến để thỏa thuận. Sau đó, "tú bà" này sẽ được chia hoa hồng.

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Tin vui về thời tiết cho hàng chục triệu người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, vùng nắng nóng tiếp tục thu hẹp tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam. Trong khi miền Bắc tiếp tục có mưa mát về chiều tối và đêm.

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Hôm nay (2/5), hàng triệu thí sinh chính thức đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến.

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Tin sáng 2/5: Ninh Dương Lan Ngọc nói gì sau thông tin rời showbiz?; nắng nóng kỷ lục, rừng cháy đỏ rực một vùng trong đêm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Để khống chế tình trạng cháy rừng tại xã Nam Thái và thị trấn Nam Đàn, lực lượng chức năng đã phát đường băng cản lửa, không để đám cháy lan rộng, ảnh hưởng tới khu vực dân cư; Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, cô chỉ đi học ngắn hạn, chứ không phải từ bỏ sự nghiệp.

Top