Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Chủ nhật, 14:03 06/04/2025 | Xã hội

GĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Hạc trắng "về trời" giữa mùa lễ hội

Năm 1995, khi lễ hội đền Cuông hay còn gọi là đền thờ An Dương Vương, tọa lạc trên núi Mộ Dạ, nằm ngay cạnh quốc lộ 1A đoạn qua xã Diễn An (huyện Diễn Châu), bước vào ngày khai mạc, giữa hàng ngàn người dân đang háo hức xem màn diễu hành cưỡi ngựa, một con chim hạc trắng to lớn bất ngờ từ đâu bay tới, đáp xuống ngay bên một người tàn tật đang ngồi trên xe lăn trong sân đền. Không chút sợ hãi, chú hạc như hòa vào không khí hội xuân, nô đùa với đám đông, lặng lẽ bước vào lòng người bằng vẻ hiền lành và thanh thoát.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương- Ảnh 1.

Chim hạc đang được trưng bày tại đền An Dương Vương

Sau hôm ấy, hạc trắng chọn một góc linh thiêng trong đền làm nơi cư ngụ. Ban quản lý đền không đành lòng đuổi đi nên quyết định giữ lại, ngày ngày cho ăn, chăm sóc. Nhưng rồi, ba tháng sau, hạc yếu dần và qua đời.

Xác chim hạc được đưa ra Hà Nội nhồi bông, bảo quản cẩn thận, chuyển về lại đền Cuông, đặt trang trọng trong tủ kính tại hạ điện. Trở thành một biểu tượng linh thiêng không thể lý giải.

Ông Cao Văn Trân (79 tuổi), một trong những thủ nhang nhiều năm tại đền vẫn nhớ như in câu chuyện vừa xảy ra. "Chim hạc sải cánh dài tới 1,5 mét, nặng 12 kg. Nó không phải chim thường đâu. Có người tin rằng, đó là công chúa Mỵ Châu hóa thân, trở về trong ngày lễ hội để cùng nhân dân tưởng nhớ cha mình", ông Cao Văn Trân kể.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương- Ảnh 2.

Ông Cao Văn Trân bên cạnh tủ kính đặt trang trọng giữa tòa hạ điện chứa tiêu bản chim hạc.

Chuyện lạ chưa dừng lại ở đó. Năm sau, đúng dịp lễ hội đền Cuông, người dân phát hiện một con cá voi lớn dạt vào bờ biển Cửa Hiền, nơi lưng đền tựa ra khơi. Cá được làm lễ an táng long trọng, xây lăng chôn cất gần biển. Những năm sau đó, thi thoảng, lại có cặp cá voi bơi vào, có con mắc cạn, người dân cùng chính quyền phải huy động lực lượng giải cứu.

"Nhiều người bảo, cá voi là hiện thân của vua An Dương Vương, dạt vào để nhắn gửi nỗi u hoài, bi thương về một thời kỳ vong quốc, về cú tuẫn tiết cùng con gái ở nơi này", ông Trân kể.

Nơi An Dương Vương dừng bước

Theo sử sách và truyền thuyết, năm 208 TCN, Triệu Đà đánh Âu Lạc, dùng con trai là Trọng Thủy làm nội gián, lấy công chúa Mỵ Châu. Khi nỏ thần rơi vào tay giặc, An Dương Vương thất thế, chạy đến vùng Cửa Hiền, nay là xã Diễn Trung. Trước mặt là biển lớn, sau lưng là quân địch, ông đã tuẫn tiết cùng con gái, khép lại một chương sử bi tráng.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương- Ảnh 3.

Đền Cuông nằm lưng chừng núi Mộ Dạ.

Để tưởng nhớ Vua An Dương Vương sau khi ông tuẫn tiết, người dân vùng Cửa Hiền lập miếu thờ tại nơi ông dừng chân cuối cùng. Theo lời kể của các bậc cao niên, ban đầu đền được gọi là đền Công, bởi ngày xưa núi Mộ Dạ là rừng rậm rạp, nơi chim công từng tụ hội về sinh sống. Thế núi Mộ Dạ nhìn từ xa lại giống hệt hình một con công khổng lồ đang múa, với phần đầu chim chính là vị trí đặt ngôi đền ngày nay. Không chỉ là điểm di tích linh thiêng, đền còn là một danh thắng bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên. Đền tựa lưng vào sườn núi Mộ Dạ phủ kín rừng thông, trước mặt là biển rộng mênh mông tạo nên một phong thủy hiếm có, vừa nên thơ, vừa linh thiêng.

Hằng năm, nhân dân Diễn Châu tổ chức lễ hội để tưởng nhớ An Dương Vương. Trên ngọn núi này, nhân dân địa phương cũng lập miếu thờ công chúa Mỵ Châu và thần Kim Quy.

Đền thờ Thục Phán An Dương Vương từ lâu đã trở thành nơi thờ tự linh thiêng, thu hút rất đông người đến viếng, cầu an, nhất là dịp tết Nguyên đán. Đặc biệt, câu chuyện chim hạc bay về và cá voi dạt vào bờ biển đúng vào ngày lễ hội đền thờ An Dương Vương là sự trùng hợp đầy bí ẩn khiến cho ngôi đền này càng thêm huyền bí.

Và rồi, mỗi lần về đền Cuông, dừng bước trước tủ kính nơi lưu giữ xác chim hạc trắng từng bay về trong ngày hội năm nào, không ít người khẽ thở dài, tự hỏi: Đó chỉ là trùng hợp, hay là điềm linh thiêng giữa chốn nhân gian? Dù là Mỵ Châu trở lại, hay một cánh chim trời vô tình ghé đậu, thì hình bóng ấy cũng đã góp phần viết nên lớp huyền tích làm ngôi đền thêm phần kỳ bí qua bao thế hệ.

Đền Cuông, hay đền thờ Thục Phán An Dương Vương, được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia từ năm 1975. Đến năm 2021, nơi đây chính thức được xếp hạng là một trong những điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Nghệ An.

Đền Cuông còn là một danh thắng bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên. Đền nằm ở lưng núi Mộ Dạ, trên núi là rừng thông bạt ngàn, sau núi là biển.

Hằng năm, từ ngày 12 đến 16 tháng Hai âm lịch, lễ hội đền Cuông diễn ra trong không khí trang nghiêm mà rộn ràng. Người dân khắp nơi trở về hành lễ, dâng cúng những mâm cỗ đượm hương vị biển cả như lời tri ân gửi đến vị vua xưa, đồng thời cầu mong một năm mới sóng yên biển lặng, mưa thuận gió hòa.

Lễ hội đền vua Mai: Vây quanh núi xem các đô vật trổ tàiLễ hội đền vua Mai: Vây quanh núi xem các đô vật trổ tài

GĐXH - Vật cổ truyền là điểm nhấn quan trọng của Lễ hội đền vua Mai năm 2025 được tổ chức dưới chân núi Đụn, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Sới vật thu hút hàng ngàn người dân, du khách vây quanh núi cổ vũ cho các đô vật.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một người tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Một người tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Thời sự - 1 giờ trước

Người phụ nữ ở Huế khi đang tham gia giải chạy thì ngã quỵ, mặc dù được đưa vào cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường: Sẽ chuyển mưa rét vào cuối tuần?

Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường: Sẽ chuyển mưa rét vào cuối tuần?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sau ít ngày tăng nhiệt và nồm ẩm, dự báo khoảng cuối tuần (12/4), một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc khiến trời chuyển mưa rét.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4, 1/5/3025 : Người lao động nghỉ 5 ngày liên tiếp

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Người lao động sẽ được nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 kéo dài trong 5 ngày liên tiếp sau dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025.

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim

Đời sống - 3 giờ trước

Thấy bạn rơi xuống hố nước sâu, bé Nam Phong (gần 3 tuổi, trú Nghệ An) hốt hoảng chạy vào nhà kêu cứu. Mọi người chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm

Giáo dục - 4 giờ trước

Nhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố mức học phí năm học 2025-2026, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm, tùy lớp hoặc chương trình đào tạo.

Thông tin quan trọng về lịch tuyển sinh ngành Công an nhân dân 2025, thí sinh dự tuyển cần nắm rõ

Thông tin quan trọng về lịch tuyển sinh ngành Công an nhân dân 2025, thí sinh dự tuyển cần nắm rõ

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trong lịch trình tuyển sinh ngành Công an nhân dân có 2 mốc quan trọng thí sinh cần lưu ý. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Tin sáng 7/4: Thông tin mới nhất vụ mẹ sát hại con trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam; phim ‘Địa đạo’ đạt doanh thu vượt xa 'Đào, Phở và Piano' sau 3 ngày công chiếu

Tin sáng 7/4: Thông tin mới nhất vụ mẹ sát hại con trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam; phim ‘Địa đạo’ đạt doanh thu vượt xa 'Đào, Phở và Piano' sau 3 ngày công chiếu

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Căn cứ các tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam xác định Tô Thị Ty Na đã gây ra cái chết của con trai để trục lợi bảo hiểm; phim "Địa đạo" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đạt doanh thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu.

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng

Điều kỳ lạ về tuổi thọ 300 - 400 năm của các vua Hùng

Đời sống - 5 giờ trước

Theo truyền thuyết, các vua Hùng có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 300 đến 400 năm, có vị vua còn được ghi nhận sống tới 420 năm.

Người thân của kẻ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Tôi sốc không ngủ được...'

Người thân của kẻ giết con để trục lợi bảo hiểm: 'Tôi sốc không ngủ được...'

Pháp luật - 15 giờ trước

Người nhà cho hay, khi biết Tô Thị Ty Na chơi bời, bài bạc thì có khuyên bảo nhưng bản tính ngang bướng, không ai chuyện trò được. Bà này thường xuyên vắng nhà, không chăm sóc con cái, đến ngày giỗ chồng, giỗ con cũng chỉ thuê người nấu đồ cúng chứ không về nhà.

'Biển người' hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương

'Biển người' hành hương về Đền Hùng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Thời sự - 17 giờ trước

Chiều 6/4 (9/3 Âm lịch), hàng vạn người dân và du khách thập phương đổ về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng lễ, vãn cảnh trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Bí ẩn chim hạc không rời đền An Dương Vương

Xã hội

GĐXH - Giữa muôn vàn truyền thuyết xoay quanh đền thờ An Dương Vương trên núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, Nghệ An, câu chuyện về con chim hạc trắng bất ngờ bay đến đúng ngày khai hội rồi ở lại, không rời đi trở thành một lớp huyền thoại kỳ bí, thêu dệt thêm vẻ linh thiêng cho nơi này.

Top