Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị 'bỏ rơi' trong chính nhà mình

Sống trong ngôi nhà của mình, với mẹ và anh trai nhưng Minh lúc nào cũng cảm thấy cô đơn. Cậu được mẹ đưa đến phòng khám tâm lý sau một lần uống thuốc tự tử không thành.

Thích cô bạn gái cùng trường nhưng có cơ hội gặp, Hà (17 tuổi, Hà Nội) lại không biết nói gì, mắt nhìn xuống chân, hai tay xoắn xuýt vào nhau. Cậu càng trở nên bối rối, buồn rầu hơn khi bị bạn gái từ chối, thậm chí uống thuốc ngủ để tự tử.

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khá giả, được mẹ chiều nhưng Hà lại thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Từ bé đến giờ, việc chăm sóc cậu được giao toàn quyền cho người giúp việc. Hết giờ học ở trường về nhà cậu thường chơi một mình với rất nhiều thứ đồ chơi mẹ mua. Gần đây, cậu bắt đầu chuyện trò với mẹ qua máy vi tính.

Hai mẹ con cứ chat với nhau thế, lâu dần thành một thói quen. Sự giao tiếp giữa hai người chủ yếu thông qua phương tiện trung gian là máy vi tính. Đến mức, khi về nhà ngồi đối diện với nhau, họ cũng không thể nói chuyện với nhau bằng lời mà vào phòng riêng, mỗi người một máy nói chuyện với nhau.

Mọi chuyện sẽ vẫn không có gì thay đổi nếu không phải một ngày kia, Hà tình cờ quen biết với một cô bạn cùng trường. Dù trong lòng rất thích nhưng mỗi lần gặp nhau, cậu lại tỏ ra bối rối, lúng túng thì cô bạn kia lại rất hồn nhiên, mạnh dạn, nói cười vui vẻ. Điều đó, khiến cậu thấy mình kém cỏi, mặc cảm, tự ti, chỉ cần nghĩ đến lúc gặp lại cô bạn là cậu đã thấy tay run, tim đập nhanh, có lúc thấy như nghẹt thở.

Mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn khi cậu bị bạn gái từ chối. Việc học của Hà cũng từ đó giảm sút, cậu ngại tiếp xúc với bạn bè. Hết giờ học, cậu lại về nhà, tự giam mình trong phòng. Càng ngày cậu càng trở nên cô đơn, không muốn đến trường, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, sợ hãi, buồn rầu, thất vọng. Có lần, cậu đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn gia đình phát hiện kịp. Dù qua cơn nguy kịch nhưng những lo lắng ở cậu càng nặng nề hơn.

Tiến sĩ - bác sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna (Phố Vọng, Hà Nội) cho biết, cậu bé ấy đã bị cha mẹ bỏ rơi trong chính gia đình của mình. Cậu bé lúng túng khi đối diện trước bạn gái, thậm chí ngay cả khi nói chuyện với mẹ. Thế nhưng khi ngồi trước máy tính, Hà cảm thấy an toàn hơn, lo lắng bối rối giảm, nói chuyện tự nhiên hơn. Cũng vì thế mà khi bắt đầu để ý, thích một bạn gái cùng trường cậu rất lúng túng, bối rối trong việc thể hiện tình cảm. Việc bị bạn gái từ chối như một tác nhân kích thích khiến những lo lắng, sợ hãi của cậu càng trở nên nặng nề hơn.

Trường hợp của Hà được gọi là chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ. Đây là một chứng bệnh thường gặp trong tâm thần. Nguyên do của nỗi ám ảnh đó ở đây là do cậu bé hay lo lắng, gặp khó khăn trong giao tiếp, thể hiện cảm xúc, ngay cả khi nói chuyện với chính người thân.

Trong xã hội ngày nay, những đứa trẻ bị bỏ rơi trong chính gia đình của mình như Hà không phải là hiếm gặp. Bố mẹ ly dị, Minh, đang học lớp 9 một trường tại Hà Nội sống cùng mẹ và anh trai. Thế nhưng lúc nào cậu cũng thấy cô đơn. Cậu được mẹ đưa đến phòng khám tâm lý sau một lần uống thuốc tự tử không thành.

“Người mà tôi gọi là mẹ ấy có bao giờ quan tâm đến tôi đâu, lúc nào cũng lo kiếm tiền, xây nhà. Mỗi khi có việc gì không vừa lòng mẹ đều trút giận lên tôi. Còn người tôi gọi là anh trai thì lúc nào cũng bận, hỏi gì thì cũng bảo ‘Mày tự làm đi’. Việc gì mà tôi phải cố gắng học vì có ai bận tâm đâu. Tiền nhiều mà để làm gì, tôi đâu có cần”. Đó là những dòng tâm sự được cậu bé viết ra khi cô đơn.

Tiến sĩ Bưởi cho biết, cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng dường như mỗi người trong gia đình Minh đều sống trong một thế giới riêng. Mẹ cậu bé lao vào vòng xoáy kiếm tiền, kiếm thật nhiều để mong con có cuộc sống tốt hơn, bù đắp sự thiếu thốn của cha. Nhưng điều chị quên mất là bên cạnh vấn đề vật chất, cậu bé cũng rất cần sự quan tâm của gia đình. Cảm xúc bị bỏ rơi, không ai quan tâm bị kìm nén lâu ngày trong lòng, không ai chia sẻ khiến cậu càng rơi vào trạng thái bế tắc, thậm chí muốn tìm đến cái chết để giải thoát.

Cũng theo bà Bưởi, những trẻ gặp phải rối loạn trên thường lớn lên trong những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Có thể, bố nghiện rượu, hành vi thô bạo, cha mẹ hay cãi nhau, ly dị hoặc thiếu sự quan tâm đến con. Tuy nhiên, không phải trẻ nào lớn lên trong hoàn cảnh đó cũng gặp phải những rối loạn về tâm thần. Nếu mạnh mẽ, đủ nghị lực thì trẻ có thể vượt qua nghịch cảnh đó để tồn tại. Nhưng nếu là con người yếu đuối, sống tình cảm, nội tâm thì trẻ sẽ rất dễ vấp ngã nếu không được quan tâm, chia sẻ từ người thân.

Chuyên gia khuyến cáo, không chỉ chăm lo cho con về vật chất, gia đình nên quan tâm đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Cha mẹ cần thay đổi nhận thức và có những ứng xử tình cảm thích hợp, giao tiếp nhiều hơn với con. Hãy gần gũi, lắng nghe và thấu hiểu chia sẻ với con, phát hiện sớm những băn khoăn, lo lắng, sợ hãi bất thường của chúng.

Đồng thời, tăng cường kỹ năng sống, kết bạn, giao tiếp xã hội, làm sao để trẻ có thể kết bạn, có khả năng duy trì và tăng cường các mối quan hệ. Nếu có bạn, trẻ sẽ có người chia sẻ những căng thẳng, lo lắng cũng như niềm vui. Nhà trường cũng cần tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, thể thao để trẻ được hòa đồng.
 
Theo Vnexpress
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Gia đình - 3 giờ trước

Quyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Gia đình - 5 giờ trước

Đoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Gia đình - 7 giờ trước

Năm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gia đình - 12 giờ trước

Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Gia đình - 14 giờ trước

Nội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Gia đình - 16 giờ trước

Hóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.

Top