Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị nấm miệng phải làm sao?

Thứ bảy, 13:35 19/10/2024 | Mẹ và bé

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không?

Bất cứ ai cũng có thể bị nấm lưỡi . Tuy nhiên bệnh này có nguy cơ cao xảy ra ở đối tượng trẻ sơ sinh, người già, những người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh lý nền hoặc đang dùng một số loại thuốc.

Nấm Candida – tác nhân gây ra bệnh nấm miệng có thể lây truyền từ người sang người thông qua:

  • Quan hệ tình dục bằng bất cứ đường nào dù là hậu môn hay đường miệng.
  • Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc khi cho trẻ bú.
  • Nấm miệng ở trẻ nhỏ lây sang cho mẹ thông qua hoạt động bú sữa.

Trên thực tế, bệnh này dù gặp ở bất kỳ độ tuổi nào cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh lý nền chẳng hạn như ung thư hay HIV/AIDS thì nấm lưỡi có thể xuất hiện kéo dài và kèm theo một số biến chứng nghiêm trọng.

Nếu không điều trị dứt điểm nấm miệng thì rất có thể người bệnh sẽ bị nhiễm trùng Candida toàn thân. Đây là biến chứng nguy hiểm và cũng rất khó để khắc phục.

Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi

Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi.

Triệu chứng bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng ở giai đoạn khởi phát gần như chưa có bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, khi nó đã trở nên nghiêm trọng hơn có thể có biểu hiện sau đây:

  • Các mảng màu trắng hoặc vàng tương tự như màu phô mai xuất hiện trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng và cả phần nướu răng hoặc là amidan. Miệng có dấu hiệu tấy đỏ và có cảm giác đau nhất là khi ăn uống, nói chuyện. Bị xuất huyết nhẹ ở niêm mạc miệng, lợi khi bộ phận này cọ xát với thức ăn.
  • Khóe miệng có biểu hiện nứt và đỏ, nhất là đối với những người phải đeo răng giả thường xuyên. Người bị nấm miệng luôn có cảm giác như đang ngậm bông trong miệng. Khó chịu tại miệng kèm hiện tượng mất đi vị giác.
  • Những trường hợp bị nhiễm nấm nặng có thể xuất hiện các tổn thương ở thực quản mà cụ thể là ống dài nối giữa họng và dạ dày khiến gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và có cảm giác như cổ họng mình đang bị mắc nghẹn thức ăn.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị nấm miệng thì thường có thêm triệu chứng bỏ bú, khóc đêm, dễ bị kích động và hay cáu kỉnh. Lúc này, nấm có thể lây truyền từ bé sang mẹ thông qua hoạt động bú sữa.
  • Trường hợp phụ nữ bị nhiễm nấm Candida albicans ở ngực sẽ có những dấu hiệu sau: Núm vú của chị em có hiện tượng sưng đỏ, nứt hoặc hơi ngứa. Đầu núm vú bị bong tróc, khô rát. Đau khi bé bú, thậm chí có cảm giác như bị kim đâm.

Cách xử trí nấm miệng

Điều trị nấm miệng để ngăn chặn sự lây lan của nấm Candida albicans tới các bộ phận khác. Tùy theo vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những cách chữa nấm khác nhau.

  • Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ cho con bú. Để có thể chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh thì cách tốt nhất là điều trị cho cả mẹ và bé. Nếu không, nguy cơ nhiễm nấm sẽ tái phát rất nhanh do Candida albicans có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua việc bú sữa.
  • Trong trường hợp này, bác sĩ thường áp dụng loại thuốc kháng nấm nhẹ dùng cho em bé và kem chống nấm bôi da dành cho mẹ.

Trường hợp trẻ em và người lớn khỏe mạnh bị nhiễm nấm miệng thì phương pháp điều trị là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn sữa chua không đường hoặc sử dụng sản phẩm chứa lợi khuẩn acidophilus cũng giúp giảm tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù chúng không có tác dụng tiêu diệt nấm nhưng lại có thể giúp tăng cường sản sinh ra các lợi khuẩn có lợi cho cơ thể. Nếu không thuyên giảm triệu chứng nấm miệng thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống nấm phù hợp.

Điều trị nấm lưỡi ở người có hệ thống miễn dịch kém bác sĩ kê đơn thuốc kháng nấm dạng viên ngậm, viên nén hoặc dung dịch lỏng. Tuy nhiên, với người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối thì có thể nấm Candida albicans sẽ có thể kháng lại loại thuốc này.

Chú ý: Một số thuốc kháng nấm có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm là làm tổn thương gan. Bởi vậy trong suốt quá trình điều trị bệnh, cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi chức năng gan, nhất là những người đang có các vấn đề về gan.

Lời khuyên bác sĩ

Nấm miệng là bệnh lý ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi. Bởi vậy việc phòng tránh bệnh lý này cần luôn luôn được đề cao trong mọi trường hợp.

Để phòng tránh nấm miệng, cần đánh răng ngày 2 lần với loại bàn chải mềm. Chú ý đánh răng theo chiều dọc để có thể loại bỏ toàn bộ thức ăn bị kẹt trong kẽ răng. Trường hợp có sử dụng corticosteroid để điều trị bệnh thì cần súc miệng hoặc đánh răng sau khi uống thuốc này. Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để vệ sinh răng.

Không ăn uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt để đảm bảo răng luôn được sạch sẽ khi ngủ. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ nhất là đối với những người phải thường xuyên đeo răng giả. Bởi nó không chỉ giúp phòng ngừa nấm miệng mà còn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng khác. Bên cạnh đó khi tới phòng khám nha khoa, cũng sẽ được lấy cao răng, làm sạch răng.

Ngoài ra, để tránh lây nấm miệng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm nấm âm đạo thì cần điều trị ngay trước khi em bé ra đời. Bởi thông qua quá trình sinh nở, loại nấm gây bệnh này sẽ có điều kiện để xâm nhập vào miệng bé và gây bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ôm con gái đi khám nhiều nơi mới tá hoả phát hiện dị vật trong vùng kín của bé

Ôm con gái đi khám nhiều nơi mới tá hoả phát hiện dị vật trong vùng kín của bé

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thấy con gái 5 tuổi liên tục kêu đau vùng kín, chảy dịch hôi 1 tháng nay, gia đình đưa con đi khám tại một số nơi nhưng uống thuốc mãi không khỏi. Khi phát hiện "thủ phạm", gia đình rất ngạc nhiên.

Top