Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
GĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...
Savannah Caldwell (25 tuổi, ở bang Kentucky, Mỹ), vốn khỏe mạnh, năng động và có cuộc sống tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi cô bắt đầu cảm thấy mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương. Cô đi khám nhưng ban đầu các bác sĩ từ chối làm xét nghiệm vì cho rằng cô "quá trẻ để bị ung thư".
Chỉ đến khi phát hiện một khối u ở vùng ngực, họ mới đồng ý thực hiện sinh thiết. Kết quả khiến cô chết lặng. Cô được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô ống tuyến xâm lấn (invasive ductal carcinoma) - dạng phổ biến nhất của ung thư vú. Lúc này, ung thư đã ở giai đoạn 4, đã di căn đến xương sườn, cột sống, phổi và có khả năng cả hộp sọ. Cơ hội sống sót trong vòng 5 năm tới của cô được xác định chỉ khoảng 32%.

Savannah sau khi trải qua 9 trong tổng số 12 đợt hóa trị.
Cô bắt đầu đối mặt với những khó khăn: khối u chèn ép vào cột sống khiến cô đau dữ dội ở lưng, khó đi lại, thậm chí gần như không thể di chuyển.
Cô phải bước vào phác đồ điều trị tích cực gồm 12 đợt hóa trị. Đến nay, cô đã hoàn thành 9 đợt và có thể tiếp tục với liệu pháp miễn dịch hoặc xạ trị, tùy theo phản ứng cơ thể.
Dù quá trình điều trị diễn ra khả quan, nhưng cô phải đối mặt với tình trạng sụt cân nghiêm trọng, mất ngủ triền miên, buồn nôn và bắt đầu rụng tóc từng mảng.
Bác sĩ cho biết, trường hợp của Caldwell chỉ là một phần trong xu hướng đáng báo động hiện nay, khi số ca ung thư vú ở phụ nữ dưới 50 tuổi đang tăng nhanh. Bác sĩ khuyến cáo, việc tầm soát ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Độ tuổi nào nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú?
- Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên bắt đầu định kỳ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa 1 năm một lần.
- Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên khám sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú.
- Với phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến vú sẽ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30.
Cách chị em tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm ung thư vú

Ảnh minh họa
Quan sát:
- Xuôi tay, quan sát xem có các thay đổi ở vú: u cục, dày lên, lõm da hoặc thay đổi màu sắc da.
- Đưa tay ra phía sau gáy sau đó quan sát lại
- Chống tay lên hông làm cử động cơ ngực lên xuống bằng động tác nâng vai lên hoặc hạ vai xuống. Động tác này làm rõ hơn các thay đổi ở vú nếu có.
Sờ nắn:
- Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch chảy ra hay không?
- Đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, 4 ngón tay đặt sát nhau thành một mặt phẳng, ép đều đặn lên các vùng khác nhau của tuyến vú, thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú ra phía ngoài.
- Kiểm tra từng vùng của vú và hố nách.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 22 giờ trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng
Mẹ và bé - 1 tuần trướcThiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 2 tuần trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch
Mẹ và béGĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...