Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ ghi hình thức, xếp loại bằng đại học: Thời điểm này chưa thích hợp?

Thứ hai, 07:29 14/10/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Theo Bộ GD&ĐT, bỏ ghi một số thông tin hình thức đào tạo, xếp loại học lực trên văn bằng đại học là theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là hình thức, còn chất lượng còn nhiều bất cập.

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, trong đó không quy định ghi hình thức đào tạo, xếp loại. Dự thảo sau công bố đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước. Nhều ý kiến đồng tình, song cũng không ít ý kiến lo ngại liệu "vàng, thau" có lẫn lộn, khó kiểm soát chất lượng là điều dư luận nghi ngại.

Theo Bộ GD&ĐT, việc bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, và kết quả xếp loại này vẫn được ghi nhận tại Phụ lục văn bằng theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Quy định trong Dự thảo phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước. Không ghi một số thông tin trên văn bằng, nhưng các thông tin khác quy định phải ghi trên phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng.

Bỏ ghi hình thức, xếp loại bằng đại học: Thời điểm này chưa thích hợp? - Ảnh 1.

Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới bỏ ghi loại hình đào tạo lên văn bằng. Ảnh: TL

Giải thích của Bộ GD&ĐT được đánh giá là hợp lý, nhưng chỉ về… lý thuyết, bởi trên thực tế việc ghi nội dung văn bằng cũng chỉ mang tính hình thức phân biệt loại hình đào tạo và học lực, các thông tin chi tiết sẽ có trên phụ lục văn bằng (bảng điểm).

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các loại hình hiện nay: chính quy, tại chức, liên kết… còn nhiều bất cập, chưa thể ngang bằng nhau, khiến nhà tuyển dụng gặp chút khó khăn, chất lượng bằng cấp "vàng thau lẫn lộn". Làm theo quốc tế, nhưng chất lượng lại quá nhiều bất cập, dĩ nhiên so sánh với các nước khác lại là một sự khập khiễng, bởi chênh lệch với nước ta.

Chỉ tính riêng đào tạo văn bằng hai, hệ tại chức, liên kết, trong thời gian qua Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ ra thực tế chất lượng còn nhiều bất cập. Bản thân Bộ GD&ĐT liên tục ra các văn bản nhằm siết chặt tình trạng vi phạm quy chế tuyển sinh của các trường, thậm chí không ít trường bị xử phạt, dừng tuyển sinh.

Theo ghi nhận, nhiều sinh viên các trường đại học hiện nay cho rằng, việc không ghi loại hình đào tạo, xếp loại học lực lên văn bằng khiến sinh viên thiếu động lực phấn đấu học tập, bởi bằng cấp sẽ là giống nhau. Nếu đã không còn phân biệt, học tại chức, liên kết sẽ dễ dàng hơn ở thi đầu vào và quá trình học sẽ "nhàn" hơn, ít tốn kém hơn so với học hệ chính quy.

Chỉ ra thực tế nếu văn bằng không nêu rõ thông tin quan trọng của người học sẽ gây chút khó khăn cho đơn vị tuyển dụng, ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên viên một công ty về nhân sự tại Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp hiện nay đều muốn tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, họ không quá nặng nề về chuyện bằng cấp, nhưng vẫn ưu tiên các ứng viên qua đào tạo đại học chính quy, tốt nghiệp các trường đại học uy tín.

"Khi tuyển dụng, những ứng viên bằng tại chức, hệ liên thông, liên kết… thông thường sẽ được kiểm tra kỹ hơn và qua quá trình phỏng vấn, thử việc rồi mới nhận chính thức. Thậm chí, đã có nhiều nơi chỉ định công việc này phải có bằng chính quy, sau đó mới qua phỏng vấn. Việc thiếu thông tin trên văn bằng, hồ sơ sẽ gây khó khăn cho quá trình tuyển dụng, nhất là khâu phân loại hồ sơ ứng viên" - ông Tuấn cho hay.

Dù đồng tình với chủ trương bỏ ghi một số thông tin trên văn bằng đại học, song theo GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, thời điểm này chưa thích hợp để áp dụng, bởi chất lượng đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập ngay cả hệ chính quy, chứ chưa nói đến các hệ đào tạo khác.

"Không thể quy kết chất lượng hệ tại chức, liên kết là kém, bởi cũng sẽ có những người học tốt và khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo hiện nay có đáp ứng được với quy định trong dự thảo của Bộ GD&ĐT hay không cần phải nghiên cứu thật kỹ. Cần phải siết chặt chất lượng đào tạo, có như vậy việc không phân biệt loại hình đào tạo mới có giá trị" - GS.TS Phạm Tất Dong cho biết.

Ngô Thùy Dương

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 phút trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 33 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 56 phút trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Top