Bố mẹ làm 5 điều này, con càng lớn càng ngoan và biết cách cư xử, điều số 1 nhiều người hiểu nhưng không làm được
Ở góc nhìn ngắn hạn, cách kỷ luật của phụ huynh sẽ giúp con dừng những hành vi không tốt nào đó. Tuy nhiên kết quả lâu dài mới là thứ chúng ta cần quan tâm nhất.
Đối với trẻ ở độ tuổi mới biết đi, việc tìm ra cách kỷ luật con có hiệu quả, dạy cho con biết được điều gì đúng, điều gì không nên làm luôn là chủ đề được các phụ huynh quan tâm nhất. Những bài học đầu đời của trẻ em đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành nên tính cách và thái độ sống sau này của chúng.
Cách thức kỷ luật và lý do mà phụ huynh kỷ luật con sẽ dạy chúng bài học cốt lõi về cuộc sống, về quan niệm mà gia đình xem trọng, về cách mà chính phụ huynh đối xử với mọi người và những loại hành vi nào có thể hoặc không thể chấp nhận được.
Đó là lý do mà các phụ huynh thông thái luôn áp dụng hình thức kỷ luật tích cực khi dạy dỗ con cái. Và chỉ thông qua kỷ luật tích cực, trẻ sẽ học được cách điều chỉnh được cảm xúc và hành vi, có thể phát triển một cách lành mạnh và hạnh phúc.
Muốn kỷ luật con một cách tích cực, phụ huynh cần làm gì?
1. Kiềm chế cảm xúc
Sự cứng đầu và vô lý của những đứa trẻ từ 1-3 tuổi có thể khiến cho bà mẹ dù hiền lành nhất cũng có lúc phải "hóa điên". Tuy nhiên, chỉ khi bố mẹ giữ được bình tĩnh, biết cách kiềm chế cảm xúc thì khi đó những lời nói và sự kỷ luật dành cho trẻ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu cho thấy, việc phụ huynh mắng mỏ, la hét khi trẻ có hành vi xấu chỉ làm cho mọi thứ càng tệ hơn. Vì vậy, hãy cố gắng hít thở sâu, dành ra vài phút "làm nguội" trước và trong thời điểm nói chuyện phải quấy với con. Trẻ sẽ lắng nghe tốt hơn, hiểu được bài học rõ ràng hơn khi bố mẹ bình tĩnh.
2. Củng cố hành vi tốt
Phụ huynh nên củng cố những hành vi tốt, khuyến khích và khen ngợi những việc làm tốt của trẻ chứ đừng chỉ la mắng khi trẻ làm sai. Tích cực củng cố, nhắc nhở trẻ về các hành vi tốt sẽ giúp hạn chế được một số hành vi xấu trong tương lai.
Amy Santos, giáo viên mầm non và là mẹ của hai đứa trẻ ở Denver, Colorado, chia sẻ cách tiếp cận của mình: "Tôi thường chỉ cho con những cô cậu bé biết nhặt rác bỏ vào thùng, những đứa trẻ biết cách cư xử, đối đãi tốt với bạn bè và khen ngợi. Tôi muốn các con không chỉ biết điều gì là sai mà con phải biết được cách làm những điều đúng đắn".
3. Phải thật nhất quán và kiên trì
Trẻ mới biết đi về cơ bản là những nhà khoa học nhỏ, mỗi ngày trẻ đều cố gắng tìm hiểu cách thế giới vận hành. Đó là lý do tại sao tính nhất quán lại quan trọng đến vậy. Việc phụ huynh áp dụng các quy tắc nhất quán giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự điều chỉnh đồng thời giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.
Đối với trẻ ở độ tuổi này, phụ huynh càng cần có sự kiên trì bởi thông thường trẻ phải nghe những bài học giống nhau rất nhiều lần mới có thể hiểu được hết những gì mà bố mẹ muốn truyền tại.
4. Tuyệt đối không đánh đòn
Đánh đòn hoặc các hình thức kỷ luật thể chất không bao giờ có thể mang lại kết quả tích cực. Đánh đòn một đứa trẻ mới biết đi không chỉ khiến chúng đau đớn về thể xác, bài học không được trẻ tiếp thu đúng đắn mà đã có bằng chứng khoa học rằng hình phạt có thể gây ra những tổn hại về tâm lý lâu dài cho trẻ.
Nếu mục tiêu của kỷ luật là dạy cho con bạn một bài học về cách cư xử, bạn có thật sự muốn bài học truyền đạt đến cho trẻ là "Đôi khi những người yêu thương bạn sẽ được phép đánh bạn" hay không?
5. Đồng cảm với trẻ
Lên 3 tuổi, trẻ chỉ mới bắt đầu nhận ra rằng con là một cá thể riêng biệt, trẻ có thể phát triển những sở thích và quan điểm mạnh mẽ nhưng lại không có đủ vốn từ để giải thích cho những gì trẻ muốn.
Khi con cư xử kém, tỏ ra khó chịu hay thất vọng, phụ huynh có thể lặp lại cảm xúc của trẻ. Ví dụ như: "Mẹ biết con vẫn muốn chơi tiếp. Con đang chơi vui lắm. Nhưng chúng ta phải lên xe ngay mới kịp đến siêu thị. Khi đến đó, con giúp mẹ chọn táo có được không?".
Bằng cách này, phụ huynh sẽ thể hiện được sự đồng cảm với con, giúp con hiểu được điều mà con đang cảm thấy đồng thời hướng sự chú ý của con đến một điều gì đó thú vị khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.
VÙNG NÚI CÓ THỂ XUẤT HIỆN BĂNG TUYẾT KHI KHÔNG KHÍ LẠNH TRÀN VỀ
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.