Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ tộc ngủ ngồi

Thứ tư, 11:13 09/05/2012 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Xuất phát từ hoàn cảnh sống khắc nghiệt, người Đan Lai có tục ngủ ngồi bên bếp lửa, họ có thói quen ẩn mình với thế giới xung quanh.

Trẻ em Đan Lai ở Pù Mát. Ảnh: Hồ Hà
 
Nằm lọt thỏm giữa đại ngàn Pù Mát (Con Cuông, Nghệ An), Đan Lai- một tộc người có ngôn ngữ gần gũi với tiếng Việt nhất sống  yên bình suốt gần một thế kỉ qua.  Họ nhút nhát, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Đã có đổi thay nhưng tộc người chốn thâm sơn cùng cốc này vẫn còn nhiều điều kì bí.
 
Quá khứ buồn
 
LTS: Đan Lai - tộc người có tục ngủ ngồi kỳ lạ, sống chủ yếu ở vùng rừng Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An. Tộc người này đã từng đứng trước nguy cơ diệt vong; Hiện họ chỉ còn không quá 3.500 nhân khẩu. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều nỗ lực giúp đỡ để người Đan Lai cải thiện cuộc sống, từng bước hoà nhập cộng đồng.
Già làng La Văn Quyết- người được coi là “pho sử” ở đây kể về truyền thuyết nguồn gốc tộc người Đan Lai lắm buồn thương. Rằng xa xưa, lâu lắm rồi, cái thuở người Đan Lai còn sống ở miền Hoa Quân (nay thuộc xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An). Có tên bạo chúa nổi tiếng tàn ác đã bắt dòng họ La phải tìm ra cho được “100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền liền chèo”. Nếu không tìm được sẽ giết sạch trẻ già, trai, gái cả họ.
 
Dưới vòm trời xanh này làm gì có cây nứa bằng vàng, con thuyền liền mái? Thế là trong đêm tối mịt mùng cả làng họ La gồng gánh rủ nhau trốn chạy vào rừng sâu. Đêm ngủ hốc đá, ngày ra suối bắt cá, đào củ mài kiếm ăn. Họ chạy mãi, chạy mãi đến thượng nguồn con sông Giăng, nơi không còn nghe tiếng người mới dám dừng chân. Một bộ tộc mới ra đời từ đây.
 
Giải thích vì sao lại có từ Đan Lai, già làng La Văn Quyết bảo: Từ Đan Lai được ghép từ “ Đan Nhiệm” là tên làng gốc của họ La. Còn Lai là bởi bao thế hệ người Đan Lai chung sống với nhiều cộng đồng các dân tộc khác để che giấu thân phận của mình nên đã có nhiều nếp sinh hoạt bị lai tạp.
 
Huyền tích này có lẽ được chứng minh dễ thấy nhất trong ngôn ngữ giao tiếp của người Đan Lai. Sinh sống cách biệt với thế giới bên ngoài, hầu như không có một mối liên hệ nào với người Kinh vậy mà có đến 30% thổ ngữ Đan Lai có âm gần giống tiếng Việt. Người Nghệ An gọi bát là “đọi” thì người Đan Lai gọi bằng “tọi”; đũa thì gọi bằng “tua”; kiềng thì gọi là “kềng”... Cũng theo già Quyết thì người Đan Lai có thói quen ẩn mình, che giấu với thế giới xung quanh. Những mái nhà của họ ở thường thấp hơn nhà của người Thái, người Mông và phải nằm lẩn khuất trong rừng già, không tập trung một chỗ.
 
Xuất phát từ hoàn cảnh sống khắc nghiệt này mà người Đan Lai đã có tục ngủ ngồi bên bếp lửa. Sở dĩ có tục này là vì ngày trước, hổ, cọp, beo vẫn thường mò mẫm dưới sàn nhà tìm mồi. Bếp lửa đã giúp họ chống chọi với cái lạnh, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi nanh vuốt của thú dữ. Tư thế ngủ cũng quyết định sự tồn vong của cả một bộ tộc là như vậy!
 
Cũng từ bao đời nay rồi, trẻ con Đan Lai sau khi được sinh ra là người thân đưa ngay tới sông Giăng nhúng vào nước, bất kể mùa đông buốt giá hay mùa hè khắc nghiệt. Họ quan niệm: Nhúng vào nước là để em bé biết rằng chỉ có thể tồn tại được khi biết dựa vào sông nước, núi rừng này. Chính vì thế mà không ít em bé đã không thể sống nổi. Trẻ con ở  đây đã phải theo bố mẹ từ khi lọt lòng, lăn lóc như củ khoai, củ sắn. Lên 6 tuổi đã có thể lặn vào hang để bắt sống cá mát bằng tay không.
 
Già làng La Văn Quyết: “Tục ngủ ngồi bên bếp lửa đã tồn tại rất lâu đời rồi. Bây giờ tục lệ này không còn nữa”. Ảnh: Hồ Hà
 
Đẩy lùi dần hủ tục
 
Để vào được tận Cò Phạt- vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, chúng tôi đã có cuộc hành trình bằng xuồng vượt nguồn sông Giăng.
 
Anh La Văn Thắng, một người dân chèo đò kể cho chúng tôi hay: Nước sông ở đây rất sâu, quanh năm chảy xiết, xoáy mạnh. Cư dân sống xa trung tâm, hầu hết mọi thứ đều tự cung tự cấp,  phụ nữ thì xuống sông mò cá, mò rêu đá ăn thay rau, đàn ông vào mùa lên nương rẫy. Hai bên ven sông là những vách núi  đá dựng đứng như những bức thành khổng lồ kiên cố.  Thỉnh thoảng ở những bãi bồi có một loại cây thân tía, lá dài hoa màu nâu, người dân bản địa bảo đó chính là cây rì rì, thứ cây mà người dân có thể vặt búp về xào hoặc luộc ăn. Sông Giăng đã chứng kiến cuộc sống của con người biết bao thế hệ và cũng đã có nhiều chuyện được kể từ con sông này. Mùa khô, nước sông hiền hòa bình yên nhưng về mùa lũ thì  nước sông đục ngầu, hung hãn. Trong trận lũ lịch sử 1996, trên dòng sông này 2 chiến sĩ của Đồn biên phòng  đã hi sinh khi cứu dân thoát lũ.
 
5 giờ sáng, trời đất ở Cò Phạt vẫn tối đen như mực nhưng người dân vẫn mang gùi vào rừng chặt dây máu chó- một thứ cây được thương lái mua với giá 15.000 đồng/kg.
 
Vào mùa mưa, măng mọc, người Đan Lai lại rủ nhau vào rừng hái. Họ làm lán trại, ở lại cả tháng trời để chạy đua với thời gian vì mùa mưa qua đi, măng thành cây nứa cũng đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn thu đáng kể. Cô gái La Thị Mùi tất tả theo chồng và mọi người vào rừng hái măng. Mùi kể: Trước đây có phụ nữ đang hái măng thì bất ngờ trở dạ. Thế là đành đẻ ở trong rừng, những phụ nữ đi cùng trở thành “bà đỡ bất đắc dĩ”. Cũng may hầu hết phụ nữ Đan Lai đều có chút ít kinh nghiệm trong chuyện này nên bà mẹ và em bé đã an toàn.
 
Chúng tôi ghé thăm gia đình ông La Văn Hoành- một trong những hộ gia đình nghèo nhất bản. Nhà nghèo, đứa con trai duy nhất của ông lại bị câm điếc. Theo lời ông Hoành thì con trai ông bị bẩm sinh nhưng do gia đình không có điều kiện đưa con đi khám.
 
Kề nhà ông Hoành là gia đình ông La Văn Liệu. Ông Liệu có tới 2 bà vợ và 14 người con cùng 4 người cháu. Điều lạ lùng là họ sống với nhau khá hòa thuận dưới một mái nhà. Đến bữa cơm, đại gia đình hơn 20 thành viên ngồi quây quần. Ông Liệu rót rượu mời khách: “Cán bộ uống với mình một li đi. Mấy khi gia đình có khách quí đến nhà”, ông Liệu vừa cầm chai rượu trắng vừa khề khà.
 
Cuộc sống vất vả, cái nghèo đeo bám nên trước đây, chuyện ăn học của con trẻ không được chú trọng. Các em nhỏ vừa lên 7 lên 8 đã phải theo cha mẹ vào rừng hái măng, chặt dây máu chó. Mùa thu về thì hái mộc nhĩ, nhặt hạt dẻ, vào rừng đặt bẫy bắt chuột. Lớn thêm một chút là về lấy vợ, lấy chồng. Cô bé La Thị Nương năm nay mới bước sang tuổi 16 nhưng đã có một đứa con lên 2 tuổi và sớm chịu cảnh mẹ góa con côi bởi chồng em trong một lần vào rừng hái măng đã bị rắn độc cắn chết.  
 
Chiều ở vùng biên viễn xuống thật nhanh. Mặt trời nép dần sau núi, không gian chuyển sang màu tím thẫm. Dưới mái nhà lúp xúp giữa thung lũng, lòng chúng tôi băn khoăn trước tâm sự của già Quyết bên bếp lửa hồng: Người già ở cả 3 bản Cò Phạt, Bản Búng và Khe Lẻ đang đau đáu một nỗi niềm là làm sao bảo tồn được tộc người Đan Lai hiện chỉ còn lại khoảng 850 nhân khẩu trong 3 bản ở vùng rừng núi Pù Mát này.
 
Hy vọng việc này sớm trở thành hiện thực bởi có thông tin: Huyện Con Cuông sẽ tiếp tục xây dựng Khu tái định cư cho người Đan Lai trong toàn tỉnh. Hiện nay, tộc người Đan Lai không còn quá  3.500 nhân khẩu.  Hy vọng ngày đó sớm trở thành hiện thực.
 
(Còn nữa)
Hồ Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top