Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ viên chức suốt đời, cần đánh giá đầy đủ các tác động

Thứ bảy, 19:00 25/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được Chính phủ trình lên Quốc hội khóa XIV. Dự thảo luật đã hướng đến nội dung đáng chú ý như “bỏ viên chức suốt đời”. Với nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là cách thức để thu hút được người tài.


Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) trao đổi ngoài hành lang Quốc hội về bỏ viên chức suốt đời.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) trao đổi ngoài hành lang Quốc hội về bỏ viên chức suốt đời.

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình

Chiều 24/5, Quốc hội nghe Chính phủ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, sau đó các đại biểu thảo luận ở tổ về nội dung này. Dự thảo luật lần này hướng đến một số nội dung đáng chú ý như bỏ biên chế suốt đời, quy định kỷ luật với cán bộ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác…

Trao đổi về vấn đề này, ngoài hành lang Quốc hội, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) nêu quan điểm: “Nếu từ năm 2020 khi Luật này được thông qua, theo cá nhân tôi điều này cũng rất tốt. Chính phủ trình Quốc hội làm sao để thể chế hóa những chủ trương, đường lối về phía Đảng cũng như lập pháp của Quốc hội. Do đó, nhiều điều Luật lần này cũng đã được điều chỉnh trong Luật hiện hành, trên nguyên tắc làm sao phát huy được hiệu quả của Công chức, viên chức thực thi trong bộ máy nhà nước. Trong đó, đối với vai trò lãnh đạo cũng được điều chỉnh trong luật này. Với những trường hợp lãnh đạo làm quản lý trong các đơn vị sự nghiệp sẽ không còn là công chức nữa”.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) cho biết, ông rất đồng tình với dự thảo luật lần này với quy định bỏ viên chức suốt đời. Theo ông Hoà, trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện việc này, trong đó, viên chức chỉ ký hợp đồng lao động chứ không có viên chức suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề rất mới ở Việt Nam. “Viên chức thường là giáo viên, đội ngũ y bác sĩ... sau khi ra trường vào làm việc rồi ký hợp đồng với người sử dụng lao động, đây là một sự hài hoà, gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động”, ông Hoà nói.

Theo ông Hoà, khi viên chức (người lao động) ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức của Nhà nước (người sử dụng lao động) sẽ thoả thuận những điều kiện cụ thể với nhau trong hợp đồng lao động. Trong bản hợp đồng này sẽ có những quy định ràng buộc, có chế định với cả hai bên.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội) cho rằng, cần có cơ chế để ràng buộc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để không xảy ra việc sa thải người lao động “vô tội vạ”. Ngoài ra, cần xác định rõ vị trí việc làm và bộ công cụ để đánh giá mức độ người lao động có hoàn thành công việc hay không. Để thực hiện được chính sách bỏ “viên chức suốt đời”, người chủ sử dụng lao động phải là người công tâm, chính trực, khách quan vì lợi ích của cơ quan chứ không cả nể, bao che.

Luật thông qua sẽ ảnh hưởng thế nào?


Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) cho biết, việc bỏ viên chức suốt đời cần phải đánh giá đầy đủ những tác động. Ảnh: L.Bảo

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) cho biết, việc bỏ viên chức suốt đời cần phải đánh giá đầy đủ những tác động. Ảnh: L.Bảo

Trước vấn đề này, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) tiếp tục nêu quan điểm, việc bỏ “viên chức suốt đời” cũng cần phải đánh giá đầy đủ những tác động, suy cho cùng những cơ chế, chính sách của chúng ta cần phải toàn diện. Toàn diện ở đây thể hiện việc làm thế nào lựa chọn được những người thực sự có tài có đức vào bộ máy và giữ chân họ ở trong bộ máy lâu dài. Một điều nữa là phải đưa những người không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy. Đây chính là điều chúng ta phải quan tâm.

Bên cạnh những quy định của pháp luật, bản thân đại biểu Hiểu quan tâm đến khâu thực thi, trong đó giao quyền cho người đứng đầu. Việc đánh giá kết quả theo từng năm hoặc theo chu kỳ 3 năm, cùng với đó là những chương trình sát hạch để bảo vệ những quan điểm, sáng kiến của mình để nâng cao chất lượng công việc. “Tôi cho rằng một cán bộ dù hợp đồng hoặc viên chức nhưng chưa có cách thức để đánh giá những người yếu, người giỏi chưa có phương thức để đánh giá thì dù là hợp đồng thì chúng ta cũng rất khó khăn đưa ra”, đại biểu Hiểu nói.

Trả lời về câu hỏi này, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết cũng cho rằng: “Tôi thấy rằng, bộ máy được đánh giá có cải tiến rất nhiều nhưng bộ máy chưa thực sự năng động, tác động đến từng vị trí công việc. Việc thay đổi lần này khi xác định lại vị trí công việc sẽ tạo đông lực của từng cá nhân để nỗ lực trong thực thi trách nhiệm của mình. Mỗi viên chức có vị trí việc làm phù hợp người ta sẽ nỗ lực và có thù lao tương ứng với vị trí. Với sự nỗ lực đó, có sự thay đổi bản thân người viên chức cũng hưởng những lợi ích dựa vào cống hiến của mình. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là một cơ chế có tác động để người viên chức thực thi trách nhiệm của mình, để đóng góp vào bộ máy nhà nước tốt hơn”.

Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (đoàn Bình Phước), quan tâm tới vấn đề thu hút người tài vào làm việc tại các cơ quan nhà nước trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Bởi thực tế đã xảy ra việc người tài “ngại về nước làm việc”, “ngại vào cơ quan công quyền”. “Thời gian qua chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng vẫn cần lượng hóa thành luật, là căn cứ pháp lý cao nhất để thực hiện. Khi bàn luận về Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, nhiều đại biểu quan tâm đến điều 6 quy định về chính sách thu hút người tài. Trong đó nhiều người băn khoăn, cho rằng cần quy định như thế nào là người tài, điều kiện tiêu chuẩn kèm theo là gì, đãi ngộ ra sao để giữ chân”?

Giữ chân người tài bằng chính sách đãi ngộ

Trao đổi về quy định chế độ đãi ngộ với người tài, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, nhiều nước phát triển trên thế giới có chế độ đãi ngộ với người tài hết sức đặc biệt như lương, thưởng, chế độ phúc lợi xã hội với gia đình, vợ con, ... Việt Nam là một nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn thì việc đãi ngộ người tài có thể sẽ không bằng các nước phát triển hơn. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ sự tin tưởng Chính phủ sẽ có những tính toán để đưa ra những đại ngộ tốt nhất với người tài, để giữa chận được họ làm việc cho mình.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 11 phút trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top