Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các mầm bệnh từ nhà bếp

Thứ bảy, 10:27 26/11/2011 | Sống khỏe

Nhà bếp là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, vi nấm, nhiều hơn cả nhà vệ sinh. Nguyên nhân là do nhà bếp là nơi mầm bệnh được mang đến thông qua thức ăn mua về, là nơi thức ăn thừa gây tăng sinh vi khuẩn.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Các tác nhân gây bệnh có trong nhà bếp khởi đầu là từ thức ăn mang về: phổ biến nhất là thịt, cá, hải sản, rau xanh. Thịt bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như: samonella sp từ thịt gà, thịt vịt, thịt heo, các loại hải sản, gây bệnh thương hàn. Clostridium perfrigens từ các loại thịt nấu chín sẵn nhưng không bảo quản đúng nhiệt độ: thịt hầm, thịt nướng, xúc xích.

Yersinia sp có trong các loại thịt heo nấu chưa chín, rau sống, hải sản, sữa tươi, gây bệnh viêm ruột hoại tử, tỷ lệ tử vong cao.

Cryptosporidium sp có trong sữa chưa tiệt trùng, thức ăn nhiễm bẩn, gây bệnh tiêu chảy nước ồ ạt. Ngoài ra còn các vi khuẩn khác có trong thịt động vật như: listeria, staphylococcus aureus, bacillus cereus và escherichia coli, hầu hết các chủng vi khuẩn kể trên đều gây triệu chứng ngộ độc thức ăn từ nhẹ đến rất nặng, có thể nguy hiểm tính mạng.

Các loại vi nấm có sẵn trong thức ăn (từ rau xanh bị dập, hư) hoặc trong các thùng rác, nơi chứa các thức ăn thừa đang phân hủy, phổ biến nhất là vi nấm aspergillus sp, gây viêm phổi rất nguy hiểm. Tất cả tác nhân gây bệnh này sẽ gây nhiễm bẩn trên bề mặt bếp: nơi để thịt cá, trên bề mặt thớt dùng cắt thịt, trên rổ rá đựng thịt, rau xanh và nhiễm qua tay người chế biến.

Các vật dụng trong nhà bếp là những nơi bị nhiễm bẩn vi khuẩn trực tiếp, như: tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, cán dao, quai ấm đun nước, bàn chế biến thức ăn. Một khi thịt các bị nhiễm bẩn được chế biến, tất cả các bề mặt kể trên đều bị nhiễm khuẩn, từ đó lây trực tiếp sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp qua tay bẩn, sau đó nếu cầm thức ăn đưa vào miệng sẽ gây nhiễm khuẩn đường ruột. Hoặc các bề mặt nhiễm khuẩn sẽ lây lan vi khuẩn qua các loại thức ăn khác để cùng nơi với các loại bị nhiễm khuẩn, hoặc để cùng trong tủ lạnh... Tại môi trường nhà bếp, các chủng vi khuẩn đều có thể tăng sinh ở nhiệt độ thường và gây nhiễm khuẩn ra xung quanh rất nhanh nếu người nấu ăn không có ý thức vệ sinh.

Những biện pháp phòng tránh

- Nhà bếp phải bố trí ở nơi khô, thoáng, có gió ra vào dễ dàng để không bị ẩm mốc làm vi khuẩn, vi nấm dễ sinh sôi phát triển.

- Tất cả bề mặt của nhà bếp phải được lau rửa bằng nước có pha thuốc sát khuẩn có bán sẵn ở các siêu thị.

- Chạn để chén bát phải được vệ sinh hàng ngày tránh ẩm mốc.

- Ống để đũa phải được kiểm tra và rửa thường xuyên, đây là nơi hay bị nấm mốc khó nhìn thấy.

- Bàn để chế biến thức ăn phải được vệ sinh bằng nước xà bông khử khuẩn trước và sau khi làm thức ăn.

- Khi mua thức ăn tươi sống về, phải rửa sạch rồi mới chế biến, các loại thức ăn phải để vào bọc riêng biệt trước khi cho vào tủ lạnh.

- Khi chế biến thức ăn xong, phải lau sạch bàn chế biến bằng nước xà bông sát khuẩn trước khi chế biến món khác, tránh lây nhiễm thức ăn từ loại này qua loại khác.

- Thớt phải được kiểm tra kỹ hàng ngày, khi nào thấy bề mặt thớt trầy xước quá nhiều mà không lau chùi sạch được thì nên thay cái mới, vì thức ăn bám vào các khe trầy xước sẽ là môi trường tốt để tăng sinh vi khuẩn, từ đó sẽ gây nhiễm cho các món ăn khác nếu dùng chung thớt.

- Tạp dề nấu ăn cũng là nguồn mang vi khuẩn, nên giặt tạp dề mỗi ngày.

- Các tay nắm cửa, quai ấm nước, cán dao, tay nắm tủ lạnh phải được lau chùi thường xuyên. Khi đang chế biến thức ăn không nên dùng tay dính thức ăn để mở cửa tủ lạnh, vì như vậy sẽ phát tán vi khuẩn, sau đó người khác mở cửa sẽ bị nhiễm khuẩn.

- Miếng bọt bể rửa chén, khăn lau chén và chén bát tốt nhất phải được rửa dưới vòi nước nóng, bằng xà bông khử khuẩn. Khi rửa xong chén bát, để úp nơi thoáng mát cho khô tự nhiên tốt hơn là dùng khăn lau vì khi lau sẽ làm phát tán vi khuẩn từ chén này sang chén khác.

- Thùng rác phải có nắp và rửa sạch mỗi ngày sau khi đổ rác, không được để rác qua đêm sẽ làm tăng sinh vi khuẩn, nấm mố.

 Theo SK&ĐS

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 43 phút trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top