Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Thứ tư, 19:42 01/05/2024 | Sống khỏe

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Những kỳ nghỉ dài 4-5 ngày là cơ hội cho những chuyến du lịch đi xa để chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn, lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, những mệt mỏi khó chịu từ đau vùng cổ gáy và thắt lưng khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến niềm vui của kỳ nghỉ. Vậy khắc phục thế nào?

1. Lý do hàng đầu khiến việc đi máy bay, tàu xe có thể làm bạn bị đau cổ, lưng

Các yếu tố có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng đau cổ và lưng khi đi du lịch bao gồm:

- Ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế không thoải mái.

- Ngủ ở tư thế không tự nhiên (ngủ ngồi với đầu cúi ra phía trước hoặc nghiêng đầu sang bên).

- Liên tục nâng các vật nặng như vali, túi xách…

- Ngồi trên những chiếc ghế không thoải mái, chỗ để chân chật, lưng tựa quá mềm không nâng đỡ cột sống tốt…

Cụ thể:

+ Do ghế không thoải mái: Các thiết kế về ghế trên các phương tiện giao thông thường ưu tiên về số lượng ghế tối ưu và độ an toàn hơn là sự thoải mái. Các loại ghế thông thường trên tàu xe, máy bay thường không có độ nâng đỡ đối với cơ thể con người. Những người khỏe mạnh sau một chuyến bay dài sẽ phàn nàn về cổ, lưng và chân bị đau nhức. Các dạng ghế hình chữ C có thiết kế không hỗ trợ thắt lưng, đẩy đầu và cổ của bạn về phía trước, làm tăng thêm sự khó chịu. Để duy trì tư thế thích hợp, bạn nên giữ cho cột sống của mình ở vị trí hình chữ S trung tính.

+ Do không gian hạn chế của chỗ ngồi: Không gian hạn chế của ghế ngồi của mỗi người làm chúng ta khó thay đổi vị trí, dẫn đến giảm sự phục hồi của các cơ trong tư thế mệt mỏi và tăng tải trọng lên cột sống. Ngồi trên ghế với tư thế cố định trong vài giờ có thể gây ra áp lực đáng kể lên cột sống thắt lưng và các cơn đau liên quan.

Thoái hóa cột sống cổ vô cùng phổ biến ở các bác tài. Ảnh: Shutterstock

Đau cổ lưng rất thường gặp khi đi tàu xe…

Ngoài ra, khi bạn ngồi lâu trên ghế máy bay, nó sẽ rút ngắn các nhóm cơ sau: Các cơ mặt sau đùi, vùng xương chậu, vùng lưng dưới, các cơ mông. Sau khi rút ngắn trong một thời gian dài, cơ bắp trở nên căng khi đứng. Tư thế cố định làm máu kém lưu thông và không đưa đủ máu đến cho các cơ bắp, và điều này cũng có thể dẫn đến đau.

2. Các giảm đau cổ và lưng khi đi du lịch

Cấu tạo cơ thể của chúng ta phù hợp với việc di chuyển chứ không phù hợp với tư thế ngồi cố định trong thời gian dài. Có một số cách giúp cho cơ thể giảm ngăn ngừa hoặc giảm đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay - trước, trong và sau chuyến đi.

* Trước chuyến đi

Một số bước có thể thực hiện trước khi lên một chuyến bay dài là:

- Kiểm soát các bệnh lý đau cơ xương khớp: Nếu có sẵn các bệnh lý vùng cổ và lưng thì cơn đau sẽ dễ xuất hiện khi đi tàu xe. Nếu trước đó không kiểm soát tốt bệnh lý thì đi tàu xe sẽ làm cơn đau thêm trầm trọng. Nên gặp bác sĩ để điều trị và kiểm soát các bệnh lý đau. Nếu cảm thấy sức khỏe không tốt và việc di chuyển có thể làm trầm trọng thêm đau cổ và lưng thì nên cân nhắc về chuyến đi.

- Lên lịch di chuyển tránh khung giờ đông người đi giúp bạn dễ dàng hơn trong việc di chuyển thường xuyên, đứng lên vươn vai hoặc thay đổi tư thế ngồi khi cần thiết.

- Hành lý gọn nhẹ: Đóng gói ít đồ hơn để nhẹ nhàng trong khi di chuyển, kéo hoặc khiêng đồ nặng có thể gây chấn thương. Nếu đi máy bay có thể yêu cầu tiếp viên giúp nâng hành lý xách tay của mình vào hộc trên cao.

- Chuẩn bị thuốc giảm đau : Thuốc giảm đau được được kê toa bởi bác sĩ phù hợp với bạn hoặc các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen.

- Tập thể dục : Tập thể dục một vài tuần trước chuyến đi giúp cơ lưng của bạn hạn chế sự co thắt sau khi ngồi trong tư thế chật hẹp. Duy trì thói quen tập luyện còn giữ cho cơ bắp linh hoạt và nhanh nhẹn trước chuyến đi.

Cách phòng tránh và xử trí say tàu xe khi đi du lịch

Ngồi trên những chiếc ghế không thoải mái sẽ dễ bị đau lưng, cổ…

* Trong thời gian ngồi tàu xe

- Đứng dậy và di chuyển: Đặt ghế sát lối đi trên máy bay bạn có thể tự do đi lại và thường xuyên đứng lên mà không làm phiền những hành khách ngồi bên cạnh. Nó cũng có thể giúp tránh đau và cứng khớp khi ngồi ở cùng một tư thế trong thời gian dài.

- Ngả ghế: Ngồi thẳng gây áp lực lên đĩa đệm, việc ngả ghế giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể vào phần tựa lưng chứ không phải vào cột sống, giúp giảm trọng lực cơ thể lên cột sống.

- Sử dụng gối cổ và các phụ kiện hỗ trợ lưng:

+ Gối cổ: Gối cổ được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ đầu và cổ của bạn ở tư thế tự nhiên. giúp đầu ở tư thế nghỉ ngơi tự nhiên giúp duy trì đường cong cột sống. Chọn loại gối có kích thước và độ cứng phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Gối kê cổ du lịch thường có dạng chữ C để nâng đỡ cổ của bạn khi bạn đang ngủ và ngăn ngừa việc cúi gập người quá mức.

+ Gối lưng: Đặt một chiếc gối giữa lưng ghế và lưng dưới của bạn để hỗ trợ lưng khi di chuyển và giảm thiểu sự căng thẳng cho cổ và lưng, giữ cho thân trên không bị chùng xuống và giữ được đường cong tự nhiên của vùng thắt lưng, giảm nguy cơ bị co thắt lưng. Không nên chọn gối quá lớn sẽ đẩy cơ thể về phía trước ra khỏi chỗ ngồi. Nếu không có gối, bạn có thể cuộn áo khoác để đặt ở vùng lưng dưới để hỗ trợ.

- Vị trí của hai chân cần ở một góc vuông khi ngồi xuống ghế, có thể kê thêm chăn hoặc gối dưới bàn chân để duy trì một góc vuông với đầu gối, cách này sẽ giảm bớt căng thẳng cho phần lưng dưới.

* Sau chuyến bay

Nếu sau chuyến bay mà vẫn còn bị đau cổ hoặc đau lưng, có một số cách để giảm bớt cơn đau như sau:

- Chườm ấm: Giúp giãn cơ , tăng cường lưu thông máu, mang lại cảm giác thư giãn.

- Xoa bóp bấm huyệt: Là phương thức phục hồi sức khỏe hiệu quả nhất trong các chuyến đi, giúp làm mềm các cơ bị căng cứng, giảm đau, giảm căng thẳng , giúp ngủ ngon.

- Ngủ để phục hồi sức khỏe: Cần sắp xếp thời gian phục hồi sức khỏe cho thời gian di chuyển lâu để cơ thể phục hồi có sức cho các hoạt động tiếp theo sau đó. Không nên có lịch trình quá dày đặc tạo áp lực cho cơ thể trong kì nghỉ.

Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về đau nếu cơn đau kéo dài để có giải pháp phù hợp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai 11 tuổi đã mắc ung thư tinh hoàn, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu phát hiện sớm bệnh

Bé trai 11 tuổi đã mắc ung thư tinh hoàn, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu phát hiện sớm bệnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn không cao nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.

Hành trình 'tìm con' của bà mẹ 41 tuổi ở Lào Cai từng 3 lần sảy thai liên tiếp

Hành trình 'tìm con' của bà mẹ 41 tuổi ở Lào Cai từng 3 lần sảy thai liên tiếp

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Hành trình tìm con tiếp theo của chị gặp nhiều khó khăn. Sau 4 lần phải hủy chu kỳ, chị may mắn đậu thai sau khi chuyển phôi ngày 6.

Tập thể dục kiểu 'ngược đời' giúp giảm cân, chống tiểu đường

Tập thể dục kiểu 'ngược đời' giúp giảm cân, chống tiểu đường

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Một nghiên cứu từ Canada cho thấy một thời điểm tập thể dục siêu tốt mà ít ai nghĩ đến.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Y tế - 4 giờ trước

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột

Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột

Y tế - 14 giờ trước

Trong ca “siêu phẫu thuật” dài 12 tiếng, các bác sĩ đã phải cắt 3m ruột để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh rất hiếm.

Bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng dịp Tết, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?

Bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng dịp Tết, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số địa phương, bác sĩ đưa ra hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà.

Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng

Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện E vừa kịp thời cứu sống một trường hợp người bệnh nữ (63 tuổi, ở Nam Định) trong tình trạng nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng gồm chấn thương ngực kín, tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, suy hô hấp, gãy nhiều xương sườn và đặc biệt chấn thương cột sống gây mất hoàn toàn cảm giác ở hai chân… nguy cơ tử vong cao.

Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi chơi Pickleball

Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi chơi Pickleball

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Pickleball là môn thể thao khá nhẹ nhàng, nhưng nếu chơi quá sức hoặc không đúng kỹ thuật rất dễ bị bong gân, căng cơ, rách cơ hoặc viêm gân ở chân, cẳng tay, khuỷu tay...

Phép mầu hồi sinh cuộc sống

Phép mầu hồi sinh cuộc sống

Y tế - 22 giờ trước

Nhóm bác sĩ nhiều đêm không ngủ, hội chẩn nhiều lần trước khi thực hiện thành công các ca ghép tạng, giúp hồi sinh 7 bệnh nhân đang chờ ghép tạng ở 3 miền

Thanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặp

Thanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Top