Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách tập kiết già

Thứ năm, 11:32 25/10/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet - Báo GĐ&XH có bài viết "Vén màn bí ẩn thiền kiết già chữa bách bệnh". Nhiều độc giả tò mò muốn biết phương pháp chữa bệnh này ra sao, có thực sự hiệu quả không?

 
Về mặt khoa học, những thí nghiệm về yoga cho thấy: Chỉ cần ngồi vào tư thế “kiết già”, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi ít nhiều về sóng não. Điều này có nghĩa là tự thân tư thế “kiết già” đã có công năng làm êm dịu thần kinh, một yếu tố quan trọng để dẫn dắt người thực tập dễ đi đến tình trạng thư giãn, nhập tĩnh.

Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt "Tam âm giao". Được biết, khi ở tư thế “kiết già” xương chân sẽ tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt "Tam âm giao" của chân còn lại.

Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian ngồi “kiết già”, huyệt "Tam âm giao" liên tục được kích hoạt. Huyệt "Tam âm giao" ở chỗ lõm bờ sau xương chày. Đối với người có tầm vóc trung bình, huyệt ở trên mắt cá chân khoảng 6cm đến 6,5cm. Sở dĩ được gọi là "Tam âm giao" vì huyệt là điểm giao hội của ba đường kinh âm: Túc thái âm tỳ, Túc thiếu âm Thận và Túc quyết âm Can.

Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ nào đó khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của đường kinh đi qua nó. Ngược lại, ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trên đường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong.

Do đó, khi tác động vào huyệt "Tam âm giao", ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trình chuyển hoá, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng "dưỡng Âm kiện Tỳ" và "sơ tiết Can khí" của huyệt. Tác dụng này giúp tái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hoà thần kinh giao cảm. Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành thiền.

Ngồi "kiết già" có một tác dụng rất hữu ích đối với người tu thiền hay luyện công phu. Khi ngồi như vậy, toàn bộ "bàn tọa" và hai đầu gối sẽ tiếp xúc với mặt phẳng tạo nên thế "kiềng ba chân". Tư thế đó giúp cho người luyện có một thế ngồi vững chãi, trọng tâm cơ thể luôn luôn ổn định, kể cả có đẩy cũng khó đổ. Và điều quan trọng là khi người luyện đi vào trạng thái "nhập định" nếu có tác động ảnh hưởng sẽ không bị giật mình. Lưu ý: Nếu như trọng tâm cơ thể không ổn định sẽ gây choáng.

Muốn ngồi "kiết già" được thì phải có sự luyện tập để mở khớp xương chậu  và khớp cổ chân. Luyện mở khớp này có hai tư thế:

- Mở khớp chậu: đứng theo thế "trung bình tấn", hai bàn chân xoay mũi xòe ra hai bên song song với chiều của hai cánh tay dang ngang. Khi "tấn" đã ổn định thì từ từ ngồi xuống và đứng lên. Mỗi nhịp đứng lên ngồi xuống 7-9 lần, sau đó xả "tấn" thư giãn rồi tiếp tục. Tốc độ đứng lên ngồi xuống tùy thuộc vào mức độ thuần thục của bản thân.

- Mở khớp cổ chân: Tương tự như thế trên nhưng mũi bàn chân lại quay ngược vào trong.

Yêu cầu : Khi tập phải xoay dần hai bàn chân ra, sao cho nằm trên một đường thẳng. mỗi ngày tập xoay một chút. Khi đạt được bàn chân nằm trên đường thẳng, đồng thời lúc đứng lên ngồi xuống thấy thoải mái là đạt yêu cầu.

- Không nên tập quá sức, khả năng 10 phần chỉ cố đến 7-8 . Ngày sau cố hơn ngày trước một chút.

- Nếu không có sự tin tưởng thì không nên tập.

- Bạn nên bắt đầu tập vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo. Khi ngồi tư thế “kiết già” gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho sự ổn định của thần kinh.

Lương y Gia Mẫn
(Viện Y học cổ truyền TƯ)
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 2 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top