Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: gia tăng số ca mắc COVID-19, người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa

Thứ hai, 07:40 26/05/2025 | Y tế

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn TP ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 179 trường hợp mắc sởi. Đặc biệt, Hà Nội ghi nhận 155 trường hợp mắc COVID-19, 0 ca tử vong.

Hà Nội: gia tăng số ca mắc COVID-19, người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa - Ảnh 1.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

Trong tuần qua toàn TP ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong; giảm 7 trường hợp so với tuần trước (12 mắc/0 tử vong). Cộng dồn năm 2025, TP ghi nhận 256 trường hợp mắc, 0 tử vong; số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2024 (690/0). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện, thị xã. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Trong tuần ghi nhận 179 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện; 0 tử vong; số mắc giảm 2 trường hợp so với tuần trước (181/0). Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm 24, Hà Đông 12, Long Biên 9.

CDC Hà Nội nhận định, bệnh sởi đang có xu hướng giảm, tuy nhiên dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2.814 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 1 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (1/0). Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 12,4% dưới 6 tháng; 13,2% từ 6-8 tháng; 8,1% từ 9 - 11 tháng; 20,3% từ 1 - 5 tuổi; 13,9% từ 6 - 10 tuổi, 14,7% 11-15 tuổi; 17,5% ≥ 16 tuổi.

Ghi nhận 184 trường hợp mắc tay chân miệng tại 26 quận, huyện, thị xã; 0 tử vong, giảm 70 trường hợp so với tuần trước (254/0). Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 25, Nam Từ Liêm 24, Hoàng Mai 23, Chương Mỹ 15, Sóc Sơn 13, Thanh Xuân 12. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2.461 trường hợp mắc, 0 tử vong; tăng so với cùng kỳ năm 2024 (1.323/0). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc tay chân miệng giảm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ở nhóm trẻ ≤ 3 tuổi (95%), ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng.

Trong tuần ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng tại Nam Từ Liêm, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 41 ổ dịch, còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại Nam Từ Liêm.

TP ghi nhận 1 trường hợp mắc liên cầu lợn, 0 tử vong. Bệnh nhân nam, 62 tuổi, địa chỉ tại Đống Đa, khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, lơ mơ, xét nghiệm cấy dịch não tủy cho kết quả dương tính với liên cầu lợn. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2 trường hợp, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (1/0).

Ghi nhận 3 trường hợp mắc uốn ván người lớn tại Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thanh Xuân; 0 tử vong. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 17 trường hợp, 0 tử vong, số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2024 (7/0).

Đặc biệt, Hà Nội ghi nhận 155 trường hợp mắc COVID-19, 0 ca tử vong. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 192 trường hợp, 0 tử vong, số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2024 (641/0). Theo CDC Hà Nội, số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng trong 2 tuần gần đây, tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

Ngoài ra, các dịch bệnh khác như: não mô cầu, viêm não nhật bản, ho gà không ghi nhận trong tuần.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động phòng, chống dịch COVID-19, nhưng không nên quá hoang mang. Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4 vị trí mọc lông dự báo “ngồi không hưởng lộc”, đừng nhổ!

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Y tế - 4 ngày trước

Sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Thời sự - 4 ngày trước

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thời sự - 4 ngày trước

Ngày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 6 ngày trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 1 tuần trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Top