Cần một quyết sách nhân văn
GiadinhNet - Công việc vất vả, phụ cấp ít ỏi - đó là tình trạng chung của hàng trăm cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tại Nghệ An.
Dù phụ cấp ít ỏi nhưng nhiều cán bộ chuyên trách vẫn kiên trì bám trụ... ảnh: P.V |
Theo Thông tư 05/2008/TT-BYT quy định: “Cán bộ chuyên trách phải hội đủ các điều kiện có bằng cấp chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm, hộ khẩu tại xã và nằm trong độ tuổi tuyển dụng”… Sau khi được tuyển dụng, họ sẽ được biên chế chức danh, được đóng BHXH và hưởng các quyền lợi khác như một cán bộ công chức cấp xã, phường. Tuy nhiên, việc thực hiện chậm trễ đã gây nhiều ảnh hưởng. Do vậy, để được thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh lần này, bắt đầu từ ngày 19/2, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Nghệ An sẽ khảo sát kết quả thực hiện NQ 122/HĐND tỉnh về việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ chuyên trách trên địa bàn. |
Giống như trường hợp chị Thủy, chị Đậu Thị Thương (SN 1976), CBCT xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc cũng có thể tan giấc mơ vào biên chế. Theo qui định, viên chức được tuyển dụng lần đầu không quá 35 tuổi. Chị Thương đã làm CBCT 10 năm nay và là một trong số CBCT đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (bằng cấp, độ tuổi). Thế nhưng, việc chậm thực hiện chế độ, chính sách cho chuyên trách theo Thông tư 05 đã khiến cho rất nhiều người như chị rơi vào tình cảnh bất an.
Lo lắng cho công việc của mình, chị Thương và một số CBCT ở nhiều địa phương đã tìm cách xoay xở để tự lo đóng BHXH. Tuy nhiên, với mức phụ cấp ít ỏi 248.000 đồng/ tháng mà phải tự đóng bảo hiểm thì rất khó khăn đối với họ. Nhiều chuyên trách tâm sự: Mức phụ cấp quá thấp, thành ra, mỗi lần ai nhắc đến chuyện tiền lương, chúng tôi chạnh lòng, ứa nước mắt. Dù có yêu nghề bao nhiêu thì nhiều người cũng đã không thể bám trụ được mãi, đành bỏ việc nửa chừng tìm kiếm việc khác với nguồn thu nhập cao hơn để lo cho cuộc sống gia đình.
Thanh Chương, một trong những huyện làm tốt công tác dân số của tỉnh Nghệ An. Nói về thành tích công tác DS-KHHGĐ của huyện, ông Nguyễn Hiền Ngọc, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ bộc bạch: “Anh chị em chuyên trách, cộng tác viên cơ sở thực sự là những người vất vả, đóng góp công sức nhiều nhất vào thành tích chung. Những gì họ lặng thầm đóng góp cho công tác Dân số quả thực vô cùng to lớn. Thế nhưng chính sách, chế độ đối với họ đến nay vẫn chưa được thực hiện quả là một thiệt thòi…
Trước đó để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS/KHHGĐ trong tình hình mới, Thanh Chương đã nhanh chóng kiện toàn ổn định chuẩn hóa đội ngũ chuyên trách. Chúng tôi cũng đã phải mất từ 2-3 năm đào tạo, tập huấn cho đội ngũ này thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vậy nhưng, giờ đây đối mặt với cảnh 6 CBCT “dứt áo” ra đi, chúng tôi xót xa lắm chứ…”.
Theo ông Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên thì dù trải qua những thăng trầm nhất định nhưng đội ngũ chuyên trách vẫn hết lòng vì công tác. Chính nhờ mạng lưới “ chân rết” này mà những biến động về DS-KHHGĐ được cập nhật, phản ánh kịp thời theo hệ thống, là cơ sở quan trọng để xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình. Điều đó cũng đã giúp cho công tác DS-KHHGĐ ở địa phương vượt qua bao khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên sự chậm trễ trong việc giải quyết chính sách, chế độ cho đội ngũ chuyên trách đã ảnh hưởng lớn đến công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Trong bối cảnh hiện nay, công tác DS-KHHGĐ đang đặt ra nhiều vấn đề nóng cần giải quyết như: Chênh lệch giới tính khi sinh, già hóa dân số, chất lượng dân số…Điều này cũng có nghĩa là khối lượng và công việc cho đội ngũ chuyên trách sắp tới sẽ nặng nề.
Chia sẻ khó khăn này, bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An cho biết: Chiến lược mục tiêu dân số trong giai đoạn mới đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhưng vấn đề cần làm ngay lúc này là sớm thực hiện được chính sách, chế độ cho đội ngũ chuyên trách, cộng tác viên cơ sở. Bởi có “ an cư mới lạc nghiệp”. Hiện ngành đã làm việc với Sở Nội vụ và sẽ trình UBND tỉnh vào tháng 3. Khi đề án“ Sắp xếp, bố trí định biên và tuyển dụng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ trở thành viên chức y tế tại các xã, phường, thị trấn” được HĐND tỉnh thông qua, dự kiến Nghệ An sẽ có khoảng 480 cán bộ chuyên trách sẽ được vào biên chế. Với một quyết sách nhân văn này, hy vọng HĐND tỉnh sẽ đồng thuận trong kỳ họp diễn ra vào tháng 7 sắp tới.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 1 năm trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.
Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.
Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"
Đường lối - Chính sách - 2 năm trướcGiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.
Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách
Dân số và phát triển - 9 năm trướcGiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.
Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.
Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Xã hội - 10 năm trướcGiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện
Dân số và phát triển - 10 năm trướcGiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.
Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể
Dân số và phát triển - 10 năm trướcNhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.
Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng
Đường lối - Chính sách - 10 năm trướcGiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.
Cơ cấu “dân số vàng” – cơ hội và thách thức
Dân số và phát triểnDân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại.