Cha mẹ giúp con trút bỏ được ba “gánh nặng” này, trẻ sẽ trở nên kỷ luật, tự giác
Hành động kiểm soát của cha mẹ cũng không thể khiến con một ngày đột nhiên giác ngộ và có thể tự mình quản lý cuộc sống của mình.
Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ ở nhà vào cuối tuần toàn chơi game, xem video hoặc chơi cùng bạn bè mà không làm bài tập về nhà. Tất nhiên, một số cha mẹ vẫn có cách, như đặt mục tiêu và có thưởng phạt tùy theo các hiệu quả khác nhau.

Đối với hầu hết trẻ em, phương pháp này vẫn rất hiệu quả. Nhưng một số trẻ bướng bỉnh thì các quy tắc và phần thưởng, hình phạt mà không có sự đồng ý của trẻ sẽ chỉ khơi dậy sự nổi loạn và phản kháng. Ý định tốt ban đầu của chúng ta cuối cùng phát triển thành xung đột giữa cha mẹ và con cái.
Hơn nữa, chúng ta không thể lập kế hoạch cho đứa trẻ và giám sát việc thực hiện trong suốt quãng đời còn lại. Hành động kiểm soát của cha mẹ cũng không thể khiến con một ngày đột nhiên giác ngộ và có thể tự quản lý cuộc sống của mình.
Suy cho cùng, tương lai của một đứa trẻ không chỉ là làm bài tập về nhà mà còn rất nhiều việc khác đang chờ trẻ chủ động làm. Nếu không có đủ kỷ luật tự giác thì không thể đặt nền tảng tốt cho cuộc sống tương lai.
Vậy tại sao trẻ luôn ì ạch, trì hoãn, không chịu chủ động làm mọi việc? Tại sao trẻ em thích vui chơi và trốn tránh công việc của mình? Từ góc độ tâm lý học mà nói, chủ yếu có ba nguyên nhân, chỉ khi thật sự trút bỏ được "gánh nặng" này, trẻ sẽ tự xoay xở được, đó mới là kỷ luật tự giác thực sự.
1. Những đứa trẻ có lòng tự trọng thấp luôn nghi ngờ bản thân
Những đứa trẻ thiếu tự tin thường có xu hướng chú ý quá nhiều đến ý kiến và đánh giá của người khác. Chúng cảm thấy rằng hành động và quyết định của mình phải được người khác chấp thuận, nếu không sẽ rất băn khoăn.
Những đứa trẻ như vậy luôn do dự, thiếu quyết đoán trước khi làm việc gì, trong thế giới tâm lý của chúng, chúng không hề có nhu cầu thực sự của bản thân mà chỉ có sự đòi hỏi, đánh giá của người khác.
Với gánh nặng tâm lý như vậy, trẻ rất khó đạt được tính tự giác.
2. Trẻ có tâm lý nổi loạn
Trẻ có tâm lý nổi loạn thường tỏ ra thiếu tự tin, thiếu tự trọng, không muốn tự lập và luôn cảm thấy bất lực trong cuộc sống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, chúng thường không có quyền tự mình lựa chọn, phải hành động theo mong đợi của cha mẹ nhiều hơn. Khi bày tỏ nhu cầu tình cảm thực sự bên trong của mình, trẻ thường bị cha mẹ đổ lỗi hoặc xem thường.
Vì vậy, trẻ sẽ thường cảm thấy thất vọng, bất lực, kém cỏi và tức giận. Khi cảm thấy quyền tự chủ của mình bị xâm phạm, trẻ có những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ và sử dụng các biện pháp thách thức cực đoan.
Những đứa trẻ với gánh nặng tâm lý như vậy cũng khó có kỷ luật tự giác.
3. Trẻ sợ bị khiển trách
Nhiều bậc cha mẹ có một triết lý nuôi dạy con đó là: Nếu tôi khen ngợi, điều đó sẽ khiến trẻ nảy sinh cảm giác kiêu ngạo. Điều này không có lợi cho việc để trẻ tự khám phá ra vấn đề của mình. Chìa khóa để giáo dục một đứa trẻ là phải chỉ trích và thúc giục nó mọi lúc.
Tuy nhiên, các chuyên gia "Kỷ luật tích cực" cho rằng chỉ khi trẻ cảm thấy tốt, trẻ sẽ làm tốt hơn.
Vì trẻ em có thể chủ động làm mọi việc và làm với sự tập trung cao độ. Nếu luôn lo lắng rằng khi làm điều gì đó sẽ luôn bị cha mẹ chỉ trích, thì trẻ sẽ thiếu động lực. Ngay cả khi làm, trẻ cũng không thể tập trung, bởi vì trẻ sẽ đoán trước được bố mẹ sẽ chỉ trích như thế nào.
Nỗi sợ bị cha mẹ đổ lỗi dần dần phát triển thành nỗi sợ phải làm mọi việc một mình.
Làm thế nào để giúp trẻ trút bỏ gánh nặng tâm lý, để trẻ chủ động và tự giác?
① Thực sự lắng nghe
Nếu trẻ lười biếng, không vâng lời và không muốn chủ động, có thể là do trẻ cảm thấy bất lực hoặc thiếu tự tin. Vì vậy, cha mẹ nên thực sự lắng nghe con cái và hiểu nhu cầu cũng như cảm xúc của chúng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm để trẻ cảm thấy được chấp nhận và thấu hiểu.
② Nhằm vào hành vi hơn là bản thân đứa trẻ
Cha mẹ có thể cảm thấy tức giận hoặc thất vọng trước hành vi của trẻ, nhưng nếu bộc lộ cảm xúc này trực tiếp với trẻ, điều đó có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con mình. Vì vậy, cha mẹ nên phê bình và hướng dẫn hành vi của con cái thay vì chỉ trích tính cách của chúng.
③ Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc
Trẻ em đôi khi không thể bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu của mình một cách chính xác, điều này có thể khiến chúng cảm thấy rất bất lực. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ xác định cảm xúc và nhu cầu, đồng thời đưa ra sự hỗ trợ và giải pháp phù hợp.
④ Sử dụng ngôn ngữ tích cực
Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực, khích lệ để giao tiếp với con cái. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các cách như "Bố mẹ quan sát thấy…", "Bố mẹ cảm thấy…", "Bố mẹ cần con giúp…" để bày tỏ mong muốn và kỳ vọng của mình, nhằm kích thích sự hợp tác của trẻ.
⑤Tìm giải pháp
Cha mẹ và con cái có thể cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả. Trong quá trình này, cha mẹ nên chú ý đến nhu cầu và cảm xúc của con cái, đồng thời cho con cơ hội đưa ra quyết định độc lập càng nhiều càng tốt, để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tự tin của con.
5 thực phẩm có thể hỗ trợ da ngăn ngừa tia UV

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcMẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ. Tính bà cộc cằn, thô lỗ, đôi lúc còn nói tục. Dù không thể dạy con cái chữ nghĩa nhưng bà truyền cho tôi cảm hứng làm một người mẹ tốt.

MC Mai Ngọc gây thán phục khi thực hành 'giáo dục sớm' cho quý tử từ 0 ngày tuổi
Gia đình - 4 ngày trướcGĐXH - Hành trình mang thai, nuôi con từ MC Mai Ngọc luôn trở thành niềm cảm hứng cho các bà mẹ trẻ học hỏi. Là một người thành đạt nhờ nền tảng giáo dục từ gia đình, MC Mai Ngọc coi trọng sự phát triển trí tuệ của một con người.

Xem phim "Sex Education", tôi đau đáu vì mảnh giấy kẹp trong vở học của con: Muốn con phát triển tốt, buộc phải tháo gỡ điều này
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcTôi luôn kì vọng con trai sẽ đạt thành tích học tập tốt nhất. Nhưng rồi, tôi đã sai trong quá trình dạy con.

6 điểm tích cực của con một mà nhiều người không nhận ra
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Con một thường bị gắn mác là cô lập, khó hòa đồng, hay được nuông chiều quá mức… nhưng thực tế khoa học lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcNhiều gia đình sẵn sàng làm mọi thứ để con vào được trường học tốt nhất. Có cha mẹ thuê chuyên gia bấm huyệt để xoa bóp cho con ngủ ngon trước kỳ thi, có người thuê bác sĩ riêng để cấu hình lại sóng não.

Cậu bé tự ti vì nhà không giàu như bạn, chỉ một câu hỏi của mẹ khiến em ngừng so sánh và nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Chỉ bằng một câu hỏi nhẹ nhàng, người mẹ đã khiến con không chỉ ngừng so sánh mà còn học được bài học đắt giá về giá trị bản thân.

Ông lão 74 tuổi lương hưu cao, tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng thấy khổ hơn cả người nghèo ở quê: Lý do ai nghe cũng chạnh lòng
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tiền bạc con cái đề huề khiến ai cũng nghĩ ông Hà đang sống sung túc, an nhàn. Thế nhưng, cuộc sống thực sự của ông lại đầy nước mắt, cô độc và nuối tiếc.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.