Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến sỹ áo trắng chống hủ tục

Thứ sáu, 05:08 05/06/2009 | Y tế

Giadinh.net - Một ngày lên vùng cao Bắc Kạn, chúng tôi gặp bác sĩ Nông Văn Vân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Kạn, người dân tộc Tày, Chiến sĩ thi đua toàn quốc duy nhất của tỉnh Bắc Kạn năm 2007.

Vóc người nhỏ nhắn, bác sĩ Vân đã in dấu chân của mình trên khắp những con đường mòn ở tỉnh miền núi Bắc Kạn, giúp bà con chống lại những dịch bệnh nguy hiểm: sốt rét, lao, tuyên truyền cho bà con biết sinh đẻ ít, khi sinh đến trạm y tế để được chăm sóc cho “mẹ tròn con vuông”…
 

BS Nông Văn Vân (Ảnh: PV).

Bị sốt rét vì… đi chống dịch sốt rét

Sinh năm 1950 ở Chợ Đồn, Bắc Kạn,nhưng BS Vân sớm mồ côi bố. May mắn bác sỹ có người anh họ là đại biểu quốc hội khóa 2 nên Vân cứ theo tấm gương đó mà học tập, rèn luyện. Người anh họ dặn Vân phấn đấu vào ngành y tế để sau này phục vụ gia đình và bà con trong bản. Học cấp 1, cấp 2, rồi học cấp 3 ở trường cách nhà 12 cây số, hàng ngày cậu bé Vân cuốc bộ đi học. Bác sĩ Vân nhớ lại: “Phải rất quyết tâm tôi mới theo học được ngành y, vì bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 5 anh em. Tôi là con thứ tư trong gia đình, có thời gian phục vụ trong quân đội. Năm 1975, với chủ trương cần đào tạo cán bộ y tế ngành sốt rét, tôi được phân học ngành sốt rét”. Bác sỹ Vân kể, thời gian đầu bác sĩ không thích ngành học này. Hồi nhỏ, xem phim “Con chim vành khuyên” có hình ảnh một nhà côn trùng học mê thích sưu tầm các loại bướm, cậu bé Vân đã mơ ước  trở thành nhà côn trùng học. Vì thế, khi có ngành côn trùng, Vân xin vào luôn. Sau về học sốt rét, không được trọn vẹn theo đuổi niềm say mê, nhưng chàng trai họ Nông vẫn được tạo điều kiện đi bắt côn trùng nên cũng đỡ nhớ.
 
Thời gian đầu, bác sĩ Vân làm công tác phòng chống sốt rét ở Bắc Thái. Lúc đó, điều trị sốt rét bằng delaghin, phát không cho bà con uống 1 viên, 1 viên cầm về nhà  uống sau. Một lần đi phát thuốc ở huyện Bạch Thông, buổi sáng phát thuốc cho bà con, buổi trưa đã nhìn thấy thuốc ở đường mòn trong bản. Thì ra, bà con thấy thuốc đắng, không muốn uống nên vứt đi. Rút kinh nghiệm, Bác sĩ Vân quyết định không chỉ phát thuốc mà phải giám sát chặt chẽ. Lần sau phát thuốc buổi sáng để bà con uống 1 viên, buổi chiều lại gọi bà con lên uống liều thứ 2. Nhờ có cách giám sát chặt chẽ, số bệnh nhân sốt rét ở Bạch Thông giảm đáng kể.

Cuối năm 1977, đến xã Dương Quang, giờ thuộc thị xã Bắc Kạn, bác sĩ Vân giật mình khi vén tấm màn của một sản phụ trẻ. Chị này có con nhỏ, mắc màn đàng hoàng nhưng khi vào bắt muỗi thì thấy trong màn đầy muỗi, con nào cũng no căng. Thì ra, mặc dù mắc màn nhưng người mẹ không dém màn, tạo điều kiện cho muỗi vào “đánh chén”.

Năm 1989, trong một chuyến công tác chống dịch sốt rét ở vùng sâu,  xe hỏng phải ngủ lại nơi đang có dịch, bác sĩ Vân bị muỗi đốt. Về nhà lên cơn sốt rét. Bác sĩ đi chống sốt rét bị bệnh sốt rét. Kỷ niệm đó đến bây giờ bác sĩ Vân  không thể nào quên.
 

Phụ nữ vùng cao đã được học cách chăm sóc sức khỏe gia đình (Ảnh: Ngọc Phan).

Chiến đấu với hủ tục

Người Tày là dân tộc chiếm đa số ở Bắc Kạn. Cũng là người Tày, nên khi đi tuyên truyền, bác sĩ Vân dễ được bà con ủng hộ, bởi bác sỹ biết cách tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu. Bà bầu sắp đẻ, chỉ cần bác sĩ Vân đến nói bằng tiếng Tày: “Sắp tới ngày tới tháng, phải đến trạm y tế nhé, không được đẻ ở nhà như trước nữa đâu”, là mọi người nghe theo. Bác sỹ Vân đã nhẹ nhàng phân tích cho bà con hiểu những lợi ích khi đến trạm y tế xã cũng như những nguy cơ khi tự sinh con ở nhà; Bà con hiểu, tự nguyện đến trạm và tuyên truyền để người khác cũng đến trạm y tế sinh con.

Năm 1999, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn được thành lập, với chỉ 3-4 bác sĩ vừa làm chuyên môn vừa xây dựng cơ quan, vừa lo đào tạo. Thời gian đầu khó khăn, đi lại nhiều, ngân sách ít ỏi, anh em bảo nhau cùng vượt khó.

Người Tày là dân tộc chiếm đa số ở Bắc Kạn. Cũng là người Tày, nên khi đi tuyên truyền, bác sĩ Vân dễ được bà con ủng hộ, bởi bác sỹ biết cách tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu. Bà bầu sắp đẻ, chỉ cần bác sĩ Vân đến nói bằng tiếng Tày: “Sắp tới ngày tới tháng, phải đến trạm y tế nhé, không được đẻ ở nhà như trước nữa đâu”, là mọi người nghe theo. Bác sỹ Vân phân tích cho bà con hiểu những lợi ích khi đến trạm y tế xã cũng như những nguy cơ khi tự sinh con ở nhà, bà con hiểu, tự nguyện đến trạm và tuyên truyền để người khác cũng đến trạm y tế sinh con.

Không chỉ chiến đấu “chống lại” dịch bệnh, bác sĩ Vân còn “chiến đấu” chống lại những hủ tục lạc hậu. Trước kia, do sợ “ma” nên khi chưa đủ 40 ngày, cháu bé không được ra khỏi buồng, cũng không có người lạ nào được vào buồng em bé. Vì thế, nếu cháu bé có bệnh cũng không được phát hiện sớm. Nhiều em bé sau sinh bị bệnh vàng da hoặc viêm đường hô hấp nhưng do hủ tục đó nên không ai phát hiện ra, đến lúc đưa đi viện thì bệnh đã nặng. Sản phụ trước kia không được ăn thịt, cá, trứng, không ăn nước mắm, chỉ được ăn cơm rau. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Bây giờ, nhờ truyền thông tốt, nhận thức của bà con được nâng lên, chế độ dinh dưỡng cho sản phụ đã tốt hơn, những em bé sơ sinh được đưa ra ngoài tắm nắng nhiều hơn.

Năm 2007, nhờ những thành tích trong công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh, bác sĩ Nông Văn Vân được trao tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bác sĩ Vân chia sẻ: “Đây không chỉ là vinh dự cho cá nhân tôi mà là niềm hạnh phúc của toàn tập thể, là công sức của tập thể xây đắp. Năm 2008, nhiều nơi xuất hiện dịch tiêu chảy cấp, dịch sởi… nhưng ở Bắc Kạn không có. Đóng góp vào thành công đó, một phần là công sức của các cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh. Năm 2008 vừa qua, trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Kạn đạt danh hiệu tập thể xuất sắc toàn tỉnh. Nhận được danh hiệu này, cũng như danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, tôi thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với danh hiệu cao quý đó…”.             

H.Quỳnh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 16 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Y tế - 3 ngày trước

Khi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sống khỏe - 4 ngày trước

Bộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

Y tế - 4 ngày trước

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Top