Chính sách chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc
GiadinhNet - Sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 1960, mức sinh tại Hàn Quốc đã có những biến đổi mang tính cách mạng.
Dân số Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của thuyết Man-tuýt trong suốt Triều đại Chousun (1392 – 1910). Dân số đã hai lần đạt đỉnh điểm; lần thứ nhất vào những năm cuối của thế kỷ XVI, và lần thứ hai vào giữa thế kỷ XIX. Mỗi lần đạt đỉnh điểm đều kéo theo bất ổn xã hội, mất mùa, xâm lược nước ngoài hoặc nội chiến (Kwon và Shin 1977). Việc chiếm đóng của Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX xảy ra trong thời kỳ Man-tuýt. Thế kỷ trước được khắc hoạ bằng những bất ổn xã hội và chính trị do nạn đói hoành hành, dịch bệnh và các cuộc khởi nghĩa. Dân số giảm từ khoảng 18,6 triệu xuống còn 17,4 triệu người trong khoảng từ năm 1807 đến năm 1910. Từ năm 1910 đến 1920 dân số Hàn Quốc bắt đầu chuyển đổi.
Thời kỳ đầu dưới chế độ thuộc địa (những năm 20 và 30) dân số khá ổn định. Từ năm 1925 đến 1930 tổng tỷ suất sinh vào khoảng 6,2 con/ một phụ nữ (Kwon 1977b, 347).
Mức sinh tương đối thấp ở đầu thế kỷ dường như có quan hệ với hệ thống gia đình truyền thống Hàn Quốc, hệ thống có rất nhiều yếu tố ngăn cản mức sinh cao. Chẳng hạn, goá phụ bị cấm tái hôn, văn hoá Yangban (tầng lớp quí tộc) yêu cầu kiềm chế nhục dục, các bà mẹ thường can thiệp vào quan hệ của con trai và vợ - đặc biệt trong trường hợp con trai trưởng, người thường ở tại nhà cùng bố mẹ sau khi cưới. Hơn nữa các cặp vợ chồng thường không có điều kiện ở phòng riêng do tình trạng nhà ở nghèo nàn (Kwon 1984, 49-54). Tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ tăng liên tục, đạt 21,5 tuổi vào năm 1960. Song tác động của tuối kết hôn đối với mức sinh đã được điều chỉnh bằng những kết quả cải thiện điều kiện y tế và mức chết.
Các điều kiện kinh tế và dân số trong những năm đầu thế kỷ tạo ra áp lực lớn buộc phải giảm mức sinh. Trong suốt những năm dưới chế độ thuộc địa 1910-45 một số lượng lớn người Triều Tiên di cư sang Man-chet-xtơ (Vương quốc Anh) và Nhật Bản, giải toả áp lực dân số tại bán đảo Triều Tiên. Nhưng dân số đã bùng nổ cùng lúc với cuộc giải phóng Triều Tiên khỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1945 và phân chia phe phái chính trị ngay sau đó. Cả hai sự kiện này tạo nên làn sóng hồi hương khổng lồ từ Nhật Bản và Trung Quốc, và người tị nạn từ Bắc Triều Tiên. Số người Triều Tiên nhập cư vào Hàn Quốc giai đoạn 1945-49 vào khoảng 2,6 triệu người, tương đương 12% tổng dân số năm 1949 (Kwon et al. 1975, 32-35). Dân di cư không trở về các làng quê của họ mà đi thẳng đến những thành phố gần nơi họ đã sinh sống trước đây. Kết quả là tất cả các thành phố bị quá tải dân số.
Các khảo sát ban đầu về lịch sử mức sinh và mong muốn về giới tính của con dành cho đối tượng phụ nữ Hàn Quốc đã chứng minh áp lực ghê gớm của dân số đè lên mỗi người dân. Cuộc khảo sát điều tra về nạo phá thai cho thấy nạo phá thai đã diễn ra phổ biến ở phụ nữ có chồng trong những năm đầu của thập niên 60 (Hong S.B 1971). Năm 1965, Lee Hae –Young tiến hành khảo sát mức sinh tại Ichon gần Seoul, và phát hiện ra rằng phụ nữ muốn hạn chế sinh con và rất nhiều người trong số họ đã cố gắng sử dụng các biện pháp dân gian hoặc các biện pháp tránh thai chưa được kiểm chứng, mua của những người bán rong. Điều này giải thích lý do tại sao Chương trình KHHGĐ lại được chấp nhận nhanh đến vậy. Các số liệu khảo sát chỉ ra rằng sức ép dân số đặt lên mỗi cá nhân là nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc. Đối với các cặp vợ chồng Hàn Quốc, đói nghèo và tương lai vô định thôi thúc họ hạn chế quy mô gia đình. Mức sinh bắt đầu gia tăng tại các trung tâm đô thị lớn trong lúc Chương trình KHHGĐ đang tập trung tại các khu vực nông thôn.
Mức sinh giảm từ giữa những năm 70 có những đặc điểm khác biệt so với giảm mức sinh trong những năm 60. Trước hết, mức sinh giảm trong môi trường kinh tế- xã hội truyền thống và do sức ép nặng nề của dân số. Để có thể tồn tại, rất nhiều cặp vợ chồng cần hạn chế quy mô gia đình, điều này là động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội Hàn Quốc bước vào thời kỳ chuyển đổi mức sinh. Tuy nhiên, giữa thập niên 70 kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh cùng với việc thực thi Kế hoạch Kinh tế Xã hội 5 năm lần thứ Nhất vào năm 1962. Mặc dù cuộc sống vẫn rất khó khăn tại các thành phố nhưng người dân đã bắt đầu thấy được những thành quả của tăng trưởng kinh tế và tin tưởng vào tương lai của đất nước. Di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp diễn, kết quả là vị thế thống trị của dân số nông thôn đã chấm dứt và dân số nông thôn bắt đầu suy giảm toàn diện. Với những thay đổi này, vấn đề tồn tại không còn là yếu tố quan trọng trong việc giảm sinh. Thay vào đó, sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến tương lai của con cái mới là lý do chính để hạn chế quy mô gia đình.
Sự thay đổi động lực này xảy ra khi phụ nữ trẻ hơn bước vào độ tuổi sinh đẻ. Thế hệ phụ nữ trước biết về KHHGĐ và các biện pháp tránh thai sau khi lấy chồng hoặc đã có từ hai đến ba con. Còn thế hệ mới được tiếp cận những vấn đề này qua các phương tiện truyền thông đại chúng và đã hình thành được những ý tưởng kiên định về quy mô gia đình mong muốn của bản thân trước khi lập gia đình. Chính vì vậy họ có động lực để thực hành hạn chế quy mô gia đình trước cả khi sinh con.
Đời sống của người dân Hàn Quốc được cải thiện, các giá trị tình cảm của bố mẹ dành cho con cái gia tăng khi giá trị thiết thực bị thu nhỏ lại. Coi con cái là tài sản vô giá của mình, hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng dành cho con những gì tốt đẹp nhất, bao gồm cả mức giáo dục cao nhất trong khả năng của họ. Suy nghĩ này đã ăn sâu trong hệ giá trị truyền thống Hàn Quốc, và vì thế số con ít hơn chưa chắc đã làm giảm mà còn gia tăng gánh nặng kinh tế trên vai các bậc cha mẹ (Kwon 1993,48-49).
Giữa thập niên 80, xã hội Hàn Quốc bắt đầu chuyển đổi mạnh hơn. Chính phủ ban hành một loạt biện pháp phúc lợi xã hội và các mô hình sống mới bắt đầu. Hệ thống bảo hiểm y tế được triển khai thực hiện với quy mô dân số khá hạn chế và được từng bước mở rộng, đến năm 1990 thì áp dụng cho toàn dân. Trong suốt thập niên 80, hệ thống lương hưu được áp dụng cho toàn bộ khu vực công. Phong trào lao động ngày một sôi động góp phần cải thiện mức sống của người lao động. Tỷ lệ học sinh nữ tại các trường trung học tăng từ 30% năm 1970 lên 97% vào năm 1990, báo hiệu sự cải thiện quan trọng trong giáo dục trong nữ giới. Lực lượng lao động nữ ở độ tuổi 20 bắt đầu bùng nổ vào những năm giữa thập niên 80. Sở hữu ô tô tư nhân tăng gấp đôi trong những năm đầu và gần gấp ba trong những năm cuối của thập niên 80.
Từ lâu, các nhà dân số học đã nhận thức rõ tầm quan trọng của các biến trung gian và tính tương đối trong lý giải thích việc giảm sinh. Lập gia đình muộn, các biện pháp tránh thai và nạo phá thai được biết đến như những biến trung gian chủ yếu trong quá trình chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc và qua năm tháng, những biến đổi về vai trò quan trọng của những biến này phản ánh những mô hình chuyển đổi nhận thức về sinh sản của phụ nữ Hàn Quốc. Theo số liệu điều tra dân số, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ Hàn Quốc tăng liên tục từ 21,5 tuổi năm 1960 lên 25,2 tuổi vào năm 1990. Tỷ lệ phụ nữ có chồng tuổi từ 20 đến 44 sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 16% năm 1965 lên đến 79% vào năm 1991. Tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai là 16% vào năm 1966, tăng lên 53% vào năm 1985 và dao động một chút ít trong giai đoạn 1985-91. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai và nạo phá thai ở phụ nữ có chồng giảm nhẹ trong những năm đầu thập niên 90. Nhưng số ca nạo phá thai đã tăng đáng kể trong số những phụ nữ trẻ chưa chồng, cùng với sự dễ dãi ngày càng tăng của xã hội về các vấn đề tình dục của phụ nữ chưa chồng. Từ những thực tế đơn giản này, có thể phỏng đoán rằng ba yếu tố làm thay đổi mức sinh này – tăng tuổi kết hôn, tránh thai, và nạo phá thai - đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức sinh tại Hàn Quốc. Một phân tích riêng biệt sẽ đưa ra bức tranh rõ nét hơn về tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố.
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.
Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcPhụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCác nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.
Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng
Dân số và phát triển - 5 năm trướcCác tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.
Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcKết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.
Cho tương lai phát triển bền vững
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcGiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.
Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcTheo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.
Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcPhụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.
Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcNghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.
Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ
Chất lượng cuộc sống - 10 năm trướcMàng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.
Những phụ nữ không nên uống thuốc tránh thai
KHHGĐThuốc tránh thai có estrogen và progesteron làm cho quá trình thụ thai không diễn ra như sinh lý bình thường: Trứng không rụng, không thụ tinh hoặc đã thụ tinh nhưng không làm tổ được đúng vào giai đoạn thích hợp nên không có thai.