Chương trình KHHGĐ quốc gia tại Hàn Quốc
GiadinhNet - Quá trình chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX cùng với việc triển khai chương trình KHHGĐ của Chính phủ. Thực tế này thường được đưa ra để minh chứng Chính phủ là yếu tố quyết định nhất của việc chuyển đổi mức sinh.
Chương trình đã nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ cho đến cuối những năm 80, khi mà tổng tỷ suất sinh giảm xuống dưới mức thay thế. Sự ủng hộ của Tổng thống Hàn Quốc được xem là hết sức quan trọng trong nỗ lực giảm mức sinh vì lúc đó xã hội Hàn Quốc còn rất độc tài. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cả hai tổng thống điều hành đất nước trong suốt 26 năm từ 1961 đến 1987.
Người ta thường cho rằng mô hình và nhịp độ chuyển đổi mức sinh trong xã hội phụ thuộc vào việc các cặp vợ chồng có nhu cầu sinh ít con và có biện pháp để giải quyết nhu cầu đó. Bằng cách cung cấp các biện pháp KHHGĐ, chắc chắn chương trình KHHGĐ Hàn Quốc là công cụ để giảm mức sinh của Hàn Quốc. Nhưng nhìn chung người ta cũng thừa nhận rằng chương trình đã tạo nhu cầu và vì thế dẫn dắt toàn bộ công cuộc giảm sinh. Quan điểm này dựa vào luận điểm rằng mô hình gia đình truyền thống, đông con là mô hình lý tưởng vào những năm đầu thập niên 60 nên tránh thai và KHHGĐ là khá xa lạ đối với xã hội Hàn Quốc, và thực tế công chúng đã không hưởng ứng phong trào KHHGĐ do khu vực tư nhân khởi xướng. Tuy nhiên, ngày nay các nhà dân số học đã phản đối quan điểm này với lý do đất nước đã phải chịu sức ép rất lớn của dân số từ năm 1960 và khi đó mong muốn có gia đình ít con hơn đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi. (Kwon 1993, 43-45). Với luận điểm này, chính sách của Chính phủ đã khá thành công. Tuy nhiên, không được đánh giá thấp vai trò của Chính phủ trong việc chuyển đổi mức sinh. Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận lớn trong xã hội bằng cách loại bỏ các rào cản trong việc sử dụng rộng rãi các phương tiện tránh thai và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các dịch vụ KHHGĐ. Do đó, Hàn Quốc cần có một đề xuất chương trình KHHGĐ mới.
Hình thành chính sách kiểm soát sinh
Việc thực hiện chính sách kiểm soát sinh tại Hàn Quốc đơn giản và minh bạch. Tháng 5 năm 1961, tướng Pắc-chung Hy, lãnh đạo quân đội dành quyền kiểm soát đất nước và thành lập Hội đồng tối cao Tái thiết Đất nước (SCNR). Đây là cơ quan đưa ra những quyết định hàng đầu của Chính phủ lâm thời. Công việc chính của Hội đồng là đưa ra các quyết sách nhằm khởi động nền kinh tế trì trệ truyền thống của quốc gia. Thành công quan trọng nhất của Hội đồng là phác thảo Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Tư tưởng kiểm soát dân số hay kiểm soát sinh khởi phát từ Uỷ ban tư vấn xã hội (SAC) thuộc Hội đồng này. Giáo sư Koh Whang-Kyung, một nhà xã hội học, đã kêu gọi một chính sách kiềm chế số ca sinh và bà đã nhận được sự hỗ trợ từ một đồng nghiệp nam, Giáo sư Lee Hae-Young. Họ đề xuất chính sách kiểm soát sinh lên Uỷ ban trên cơ sở luận chứng rằng gia tăng dân số là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước. Ủy ban tư vấn xã hội và Uỷ ban tư vấn kinh tế đã xem xét nghiên cứu đề xuất này. Với sự ủng hộ của hai Uỷ ban này, đề xuất được đệ trình và cuối cùng được Hội đồng tối cao tái thiết đất nước thông qua. Toàn bộ quá trình chỉ mất có hai tháng (Caldwell 1969; Kim, Ross, and Worrth 1972, 39- 44). Tháng 10 năm 1961, tướng Pắc, Chủ tịch Hội Đồng Tối cao tuyên bố áp dụng chính sách KHHGĐ tại một hội nghị báo chí quốc gia. Thông cáo báo chí ngày 19 tháng 10 năm 1961 mô tả quyết định của Chính phủ như sau:
Tướng Pác đã tuyên bố Bộ Y tế và Các Vấn đề Xã hội đang xem xét và chuẩn bị một đề xuất cho một phong trào toàn quốc mới gọi là “KHHGĐ”. Nếu không kiểm soát được tình hình gia tăng dân số thì sẽ ảnh hưởng đến thành công của kế hoạch kinh tế, ông cũng chỉ ra rằng một kế hoạch quốc gia mới sẽ được thực thi, không phải là bắt buộc mà thông qua phong trào tự nguyện. (Dong-A Ilbo,3)
Từ thông điệp ngắn gọn nhưng mang tính lịch sử này, có thể thấy rõ những nét đặc trưng của chương trình KHHGĐ Hàn Quốc trong thời kỳ sơ khai. Mục tiêu cơ bản của chính sách là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Biện pháp thực hiện chính sách này là tuyên truyền vận động. Với cách tiếp cận này, Bộ trưởng Bộ Y tế và các vấn đề xã hội được giao đảm nhận nhiệm vụ và Hội KHHGĐ Hàn Quốc là tổ chức thực hiện các chương trình dân sự. Hội KHHGĐ Hàn Quốc được thành lập chỉ trước khi quân đội tiến hành đảo chính và hầu hết các thành viên là bác sỹ. Trên thực tế, chương trình đã từng là nỗ lực tự nguyện của khu vực tư nhân. Nhà nước đã can thiệp vào mọi mặt của chương trình, một minh chứng rõ ràng nhất là chương trình luôn là cấu phần không thể tách rời của tất cả các Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Thực tế này được đánh giá là điểm mạnh nhất của chương trình KHHGĐ Hàn Quốc.
Việc thông qua chính sách quá nhanh, không có quá nhiều tranh luận và chuẩn bị khiến cho một số bộ phận ưu tú trong dân chưa sẵn sàng thảo luận về các vấn đề dân số. Vào khoảng năm 1960, một số bác sỹ, nhà khoa học xã hội và các nhà truyền giáo đã nỗ lực truyền bá, thúc đẩy ý tưởng hạn chế quy mô gia đình và kiểm soát dân số (Yang 1991). Ý tưởng này dường như xuất phát từ Mỹ. Kết quả Tổng điều tra dân số Hàn Quốc đã gióng hồi chuông cảnh báo về “bùng nổ dân số” tại một số vùng, nhưng hầu hết người dân Hàn Quốc, bao gồm cả các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa nhận thức rõ về ý tưởng kiểm soát sinh trước khi Chính phủ áp dụng chính sách dân số. Bất chấp nhu cầu rất lớn về các biện pháp tránh thai, thể hiện bằng việc gia tăng số ca nạo phá thai ở phụ nữ có chồng, quan điểm khuyến sinh vẫn tồn tại ở các cấp quản lý nhà nước. Những kiến thức về dân số hầu như không tồn tại. Cho đến năm 1960, mới chỉ có một số khoá học về dân số được tổ chức tại các trường đại học và trước năm 1962 vẫn chưa thực hiện bất cứ một cuộc nghiên cứu toàn diện nào về dân số. (Lee 1970) Chính vì vậy, việc ban hành chính sách dân số của Chính phủ chưa nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và giới chuyên môn, chỉ dừng lại ở mức thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy về dân số.
Xây dựng cơ sở vật chất
Với việc ban hành chính sách kiểm soát dân số, Chính phủ bắt đầu xây dựng cơ cấu tổ chức cho chương trình KHHGĐ Hàn Quốc. Năm 1962, các phòng cung cấp dịch vụ KHHGĐ được thiết lập tại 183 trung tâm y tế hạt (gun), quận (gu), và vào năm 1964 khoảng 1.473 nhân viên KHHGĐ được tuyển dụng và được cử xuống các eups, myuns và dongs (các đơn vị hành chính cấp dưới) với mục đích tiếp cận các gia đình (KIHASA 1991, 103-4). Các hoạt động KHHGĐ được thực hiện đầy đủ vào năm 1965. Ban đầu, chương trình tập trung vào các khu vực nông thôn, nơi mức sinh cao nhất và kiến thức về KHHGĐ rất hạn chế. Sau đó chương trình vươn đến các khu vực thành thị. Biện pháp tổ chức này được đánh giá là đóng góp đáng kể vào việc phát triển hệ thống y tế của đất nước, tạo điều kiện cho người dân nông thôn và dân nghèo thành thị tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Vẫn biết giảm mức chết là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi mức sinh tại hầu hết các xã hội, nhưng cũng cần theo sát những tác động ngược chiều của chương trình đối với mức chết.
Việc thiếu hiểu biết về thái độ và hành vi sinh sản của người dân Hàn Quốc là rào cản chính trong quá trình xây dựng một chương trình kiểm soát sinh khả thi. Để thu thập được những thông tin cơ bản cần thiết cho hoạch định và đánh giá các chính sách kiểm soát sinh, Chính phủ đã tiến hành cuộc điều tra khảo sát KHHGĐ cấp quốc gia lần đầu tiên vào năm 1964. Kể từ đó, các cuộc điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi thực hiện KHHGĐ của người dân Hàn Quốc được thực hiện thường xuyên, nội dung trọng tâm được thay đổi qua từng thời kỳ. Năm 1968, Bộ Y tế và các vấn đề xã hội thành lập Trung tâm KHHGĐ Quốc gia để thực hiện các nghiên cứu về KHHGĐ (sau đó được đổi thành Viện KHHGĐ Hàn Quốc, Viện Dân số và Y tế Hàn Quốc, và sau này là Viện các vấn đề xã hội và Y tế Hàn Quốc). Vào nửa cuối thập niên 60, một số viện nghiên cứu KHHGĐ và dân số độc lập hoặc trực thuộc các trường đại học được thành lập với hỗ trợ tài chính của Chính phủ và các tổ chức nước ngoài như Hội đồng Dân số Thành phố New York. Hầu hết các viện này đều tham gia nghiên cứu các chính sách liên quan đến KHHGĐ. Vào năm 1964, Trung tâm nghiên cứu dân số (sau này đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển, và tiếp theo là Viện phát triển xã hội và nghiên cứu chính sách) được thành lập chỉ với mục tiêu tiến hành các nghiên cứu dân số và tạo dựng các nguyên tắc cho ngành dân số Hàn Quốc. Bất chấp các tác động không mong muốn từ những điều chỉnh dân số của Chính phủ, việc phát triển các nghiên cứu dân số đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của chương trình KHHGĐ Hàn Quốc.
Phát triển Chương trình
Chương trình được phát triển trong ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 10 năm.
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ thập niên 60, bao gồm việc xây dựng nền tảng cho chương trình: Loại bỏ những rào cản pháp lý, thành lập các tổ chức quốc gia về KHHGĐ, tuyển dụng nhân viên KHHGĐ, ban hành hệ thống chỉ tiêu… Cán bộ y tế đi tiên phong, chương trình tập trung hướng tới phụ nữ nông thôn tại các khu vực có mức sinh cao nhất và chưa có phương tiện để kiểm soát sinh. Chương trình triển khai rộng rãi các loại phương tiện tránh thai, đặc biệt là Vòng tránh thai và cố gắng thay đổi quy mô gia đình mong muốn từ 5 xuống 3 con. Tuyên truyền vận động cá nhân thông qua trao đổi trực tiếp là biện pháp thực hiện chính của chương trình nhằm tránh xúc phạm đến các vị cao niên đáng kính tại địa phương, rất nhiều trong số họ phản đối ý tưởng KHHGĐ. Chương trình được tiếp nhận tốt, mức sinh giảm nhanh chóng.
Trong những năm đầu của thập niên 70, mức giảm sinh của Hàn Quốc bắt đầu chậm lại. Cùng thời gian này, trong khi Chính phủ đang chuẩn bị bản báo cáo quốc gia cho Diễn đàn Dân số Thế giới của Liên Hợp Quốc năm 1974, các nhà khoa học xã hội đã dấy lên cuộc tranh luận về các giải pháp dân số “vượt quá giới hạn của KHHGĐ”. Đáp lại những bước phát triển này, Chính phủ đã kết hợp thêm những nhân tố mới vào chương trình. Chương trình giáo dục dân số, mà trọng tâm là những bất lợi kinh tế và xã hội do gia tăng nhanh dân số đối với quốc gia và mỗi cá nhân, đã được đưa vào các chương trình giảng dạy tại các trường THCS và THPT. Cách tiếp cận bằng chính sách khuyến khích đã được áp dụng nhằm hỗ trợ cuộc vận động, khuyến khích thực hiện gia đình hai con, không phân biệt trai hay gái. Chính sách bao gồm cả việc cắt giảm thuế cho gia đình có một hoặc hai con và quyền đăng ký nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của các cặp vợ chồng đã có một hoặc hai con và đã thực hiện biện pháp tránh thai. Nhằm thích ứng với tốc độ đô thị hoá nhanh, Chính phủ mở rộng đối tượng bao gồm cả nhóm dân nghèo thành thị và công nhân lao động trong các nhà máy, xí nghiệp. Để thu hút nam giới tham gia KHHGĐ, nhiều bài thuyết trình đặc biệt đã được trình bày tại nơi làm việc và các chương trình huấn luyện lính làm nghĩa vụ quân sự. Truyền thống trọng nam của người Hàn Quốc là rào cản lớn nhất để tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh, vì thế chương trình đã triển khai các chiến dịch vận động với những khẩu hiệu và áp phích tấn công tư tưởng trọng nam và củng cố vị thế trẻ em gái. Tuy nhiên, cuối thập niên 70, các nhà khoa học xã hội và hoạch định chính sách bắt đầu chỉ trích chương trình do quá phụ thuộc vào Chính phủ và đặt ra câu hỏi liệu chương trình có tác động đến hành vi sinh sản trong tương lai nhiều như đã từng có trước đây không. Những chỉ trích này đã dẫn đến việc một số nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc việc giảm dần sự tham gia của Chính phủ trong lĩnh vực KHHGĐ.
Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, Chính phủ quân sự do Chung-đô- Hoan đứng đầu đã tăng cường sự hỗ trợ của mình đối với chương trình KHHGĐ. Lý do căn bản của việc này là Chính phủ muốn kiềm chế cuộc bùng nổ dân số lần thứ hai, do thế hệ “bùng nổ dân số” sau chiến tranh của Hàn Quốc bước vào độ tuổi sinh đẻ và thời kỳ này dự kiến kéo dài đến hết thập niên 80. Chính phủ đã ban hành chương trình kiểm soát tăng trưởng dân số toàn diện; chương trình này là một cấu phần của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 5. Kế hoạch yêu cầu (1) thay đổi việc thực hiện chương trình và hệ thống quản lý nhằm đem lại sức sống mới cho các hoạt động KHHGĐ, (2) Tăng cường các chính sách bảo trợ xã hội nhằm kiến tạo mô hình gia đình ít con lý tưởng, (3) Thay đổi định chế xã hội nhằm xoá bỏ tư tưởng trọng nam, (4) Tăng cường các chiến dịch giáo dục dân số và KHHGĐ, và (5) Thiết lập hệ thống bảo trợ của nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm soát tăng trưởng dân số thông qua sự tham gia tích cực của tất cả các bộ ngành trong Chương trình KHHGĐ (KIHASA 1991, 91-98).
Các biện pháp chính sách quan trọng được thông qua nhằm khuyến khích giảm mức sinh hơn nữa, triệt sản được coi là biện pháp chủ yếu để kiểm soát sinh và là cơ sở để thực hiện các chính sách khuyến khích thực hiện gia đình có một hoặc hai con. Những chính sách khuyến khích đó bao gồm trợ cấp gia đình và hỗ trợ học phí cho đứa con đầu lòng (hai đứa con đầu trong trường hợp bố mẹ là công chức viên chức nhà nước), và miễn phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cả mẹ và con nếu bố hoặc mẹ đồng ý triệt sản sau lần đẻ thứ nhất. Chính phủ cũng phát động những chiến dịch tuyên truyền vận động quy mô lớn nhằm quảng bá gia đình lý tưởng có một hoặc hai con. Để gắn liền khái niệm “chất lượng dân số” với chính sách dân số của mình, Chính phủ đã sửa đổi Luật Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em. Nhằm làm suy yếu tư tưởng trọng nam, nhiều điều khoản phân biệt đối xử về giới trong các quy định bảo hiểm, y tế và luật gia đình đã được xoá bỏ. Đáp lại, mức sinh đã giảm rất nhanh, đạt dưới mức thay thế vào khoảng giữa thập niên 80, và quá trình giảm sinh tiếp tục diễn ra cho đến đầu những năm 90. Kết quả bất ngờ này đã giúp cảnh tỉnh Chính phủ vì thế Chính phủ đã bắt đầu rút lui dần khỏi chương trình KHHGĐ vào cuối thập niên 80. Hàn Quốc thay đổi chính sách dân số cùng thời gian thay đổi nhiệm kỳ tổng thống.
Từ kết quả quan sát này có thể khắc hoạ chương trình KHHGĐ Hàn Quốc có những đặc trưng sau: Nhà nước khởi xướng và vào cuộc một cách mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu kinh tế trong việc giảm mức sinh, hỗ trợ tối đa của đội ngũ lãnh đạo nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng, thực hiện thông qua hệ thống y tế công, xác định chỉ tiêu, cách tiếp cận đa dạng, diện bao phủ toàn quốc, và đảm bảo tài chính. Nói ngắn gọn, nó được mô tả là “một chương trình mạnh mẽ” (Ross và Finnigan 1968, 682-86).
Phổ biến các biện pháp KHHGĐ
Trước khi thành lập chương trình quốc gia vào năm 1962, ý tưởng tránh thai còn xa lạ và kiến thức về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế. Mặc dù rất nhiều đàn ông Hàn Quốc biết về bao cao su, nhưng họ dùng chủ yếu để tránh các bệnh lây qua đường tình dục từ gái mại dâm.
Hậu quả là tạo cho cộng đồng một ấn tượng xấu về bao cao su. Một vài cặp vợ chồng, mặc dù không nhiều, sử dụng vòng tránh thai. Trong suốt thời gian đầu, thử thách lớn nhất của Chương trình KHHGĐ là giới thiệu những phương pháp tránh thai an toàn và tin cậy. Do ngay từ đầu đã thiếu các biện pháp tránh thai dẫn đến nạo phá thai nhiều. Việc triển khai vòng tránh thai và các loại thuốc tránh thai vào giữa những năm 60 đã giúp chương trình vượt qua thử thách đầu tiên. Tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ tăng nhanh chóng, từ 16% năm 1965 lên 25% năm 1971, và 44% vào năm 1976. Hai biện pháp tránh thai này là 2 biện pháp KHHGĐ chính của chương trình đến tận giữa thập niên 70.
Năm 1976, chương trình bắt đầu coi triệt sản nữ là biện pháp chủ yếu để kiểm soát sinh và kể từ đó biện pháp triệt sản nữ đã trở nên phổ biến, như kết quả trình bày tại bảng 3.2. Với bước phát triển này, chương trình đã đánh dấu bước đột phá mới. Tỷ lệ phụ nữ có chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng một cách ấn tượng trong nửa đầu của thập niên 80 và tiếp tục tăng cho đến năm 1991. Tỷ lệ nam giới chấp nhận thắt ống dẫn tinh và sử dụng bao cao su để giảm sinh tăng kể từ năm 1971, trong khi các biện pháp tránh thai bằng thuốc đã giảm xuống ở mức không đáng kể, kể từ giữa thập niên 70. Nhìn chung, các cặp vợ chồng Hàn Quốc vẫn thích các biện pháp tránh thai nữ hơn là các biện pháp cho nam giới, mặc dù mức chênh lệch giữa tỷ lệ tránh thai ở nam giới và nữ giới đã được thu hẹp đáng kể. Hơn nữa, những biện pháp được sử dụng nhiều nhất đã trở nên đa dạng hơn kể từ năm 1982. Xu thế này xuất hiện ở các cặp vợ chồng ít phụ thuộc vào các chương trình quốc gia trong việc lựa chọn các biện pháp tránh thai và mức độ tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân trong dịch vụ tránh thai.
Trong năm 1965, 21% phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở khu vực thành thị sử dụng các biện pháp tránh thai; ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này là 14%. Với việc khởi động Chương trình KHHGĐ vào giữa thập niên 60, sự khác biệt giữa thành thị và nông thông được thu hẹp. Trong những năm gần đây, khu vực nông thôn đã đạt được tỷ lệ sử dụng cao hơn khu vực thành thị. Những xu hướng này phản ánh sự thay đổi về cơ cấu tuổi của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại cả hai khu vực. Khoảng thời gian sinh đẻ của phụ nữ thành thị thường ngắn hơn phụ nữ nông thôn và hầu hết phụ nữ ở độ tuổi này chưa đạt được số con mong muốn. Một bước phát triển quan trọng khác được thể hiện tại Bảng 2.3. Đó là kết quả sử dụng các biện pháp tránh thai tại cả khu vực nông thôn và thành thị, đạt đỉnh điểm vào những năm đầu của thập niên 90.
Trong những năm đầu thực hiện chương trình, thị trường các dịch vụ tránh thai chưa phát triển và hiển nhiên Chính phủ là nguồn cung cấp chính các biện pháp tránh thai. Số liệu điều tra khảo sát trên phạm vi quốc gia cho thấy, khoảng 40% trong số những người sử dụng các biện pháp tránh thai đã mua phương tiện tránh thai trên thị trường trong năm 1973 (Bảng 3.3). Phần đông những người này sống tại thành thị, nơi họ có thể có được các biện pháp tránh thai từ các nhà thuốc và trung tâm y tế dễ hơn rất nhiều so với những người sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ các nhà cung cấp tư nhân tăng liên tục và ngày càng có nhiều các cặp vợ chồng nhận dịch vụ từ những nhà cung cấp tư nhân thay vì sử dụng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp để thoả mãn nhu cầu tránh thai của họ. Một trong những lý do là các dịch vụ của Chính phủ chỉ hạn chế trong hai hoặc ba biện pháp thực sự có hiệu quả - phần lớn là đặt vòng trong những năm 60, triệt sản nữ trong những năm đầu của thập niên 70, và triệt sản nam từ cuối những năm 70.
Hỗ trợ tài chính cho chương trình
Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập chương trình quốc gia và phát triển nền tảng cho chương trình này vào đầu những năm 60, nền kinh tế nghèo nàn đã đặt Chính phủ vào tình trạng khó khăn về ngân sách cho đến cuối thập niên. Chính vì thế ngân sách dành cho chương trình ban đầu rất nhỏ và các hỗ trợ của nước ngoài là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho các dịch vụ của chương trình. Hội KHHGĐ Hàn Quốc được chỉ định như cánh tay phải của chương trình quốc gia, nhưng cho đến tận năm 1977, đóng góp của Chính phủ cho chương trình chỉ vào khoảng 13%, hỗ trợ nước ngoài chiếm đến 83% trong suốt thập niên 60. 4% đóng góp còn lại là từ phí hội viên, các khoản thanh toán của các chi Hội và kinh phí còn dư chuyển từ năm trước sang. Tỷ lệ đóng góp của Chính phủ tăng lên 36% trong năm 1977, nhảy vọt lên 66% trong năm 1982 và đạt đỉnh điểm 77% trong năm 1984 (KIHASA 1991, 314-15).
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0
Dân số và phát triển - 3 năm trướcGiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.
Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ
Dân số và phát triển - 4 năm trướcPhụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.
Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em
Dân số và phát triển - 4 năm trướcCác nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.
Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng
Dân số và phát triển - 5 năm trướcCác tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.
Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcKết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.
Cho tương lai phát triển bền vững
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcGiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.
Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcTheo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.
Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcPhụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.
Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục
Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trướcNghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.
Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ
Chất lượng cuộc sống - 10 năm trướcMàng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.
Những phụ nữ không nên uống thuốc tránh thai
KHHGĐThuốc tránh thai có estrogen và progesteron làm cho quá trình thụ thai không diễn ra như sinh lý bình thường: Trứng không rụng, không thụ tinh hoặc đã thụ tinh nhưng không làm tổ được đúng vào giai đoạn thích hợp nên không có thai.