Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chính sách Dân số của Trung Quốc

GiadinhNet - Sau cách mạng thành công năm 1949, Trung Quốc xem dân số lớn như là một tài sản quốc gia và đề ra kế hoạch (1958-1960) nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ để chuyển tiếp nhanh chóng từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một xã hội cộng sản hiện đại.

Đồng thời, vẫn duy trì những luật lệ rất nghiêm khắc chống nạo phá thai và triệt sản. Khi nhận thấy sự phát triển kinh tế không theo kịp với nhịp độ tăng trưởng của quy mô dân số thì vấn đề dân số và KHHGĐ mới được đề cập một cách công khai ở Trung Quốc.
 
Chính sách giảm sinh
 
Tháng 8/1953, Hội đồng hành chính Nhà nước (Chính phủ) chỉ thị cho các cơ quan y tế cung cấp các biện pháp tránh thai theo yêu cầu và cho phép nạo phá thai. Tháng 8/1956, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ kiểm soát sinh sản. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của phong trào "Đại nhảy vọt" nên công tác kiểm soát dân số, kiểm soát sinh sản bị coi là thứ yếu. Năm 2007, Trung Quốc thực hiện chính sách dân số đa chiều nhằm nới lỏng chính sách một con. Chính sách dân số đa chiều bao gồm 8 yếu tố: i) kiểm soát quy mô dân số; ii) giảm sinh; iii) làm chậm tốc độ tăng dân số; iv) giảm chết; v) đảm bảo sinh tốt hơn, nuôi con tốt hơn; vi) nâng cao chất lượng dân số; vii) mở rộng sản xuất hàng hóa KHHGĐ; viii) di dân theo kế hoạch phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Chính sách kiểm soát quy mô dân số tuân theo nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh 1 con, trừ những trường hợp được phê chuẩn ngoại lệ. Có 7 trường hợp ngoại lệ được sinh 2 con là: những cặp vợ chồng mà cả hai đều xuất thân từ gia đình 1 con thì được phép sinh 2 con, những cặp vợ chồng ở nông thôn mà một trong hai người xuất thân từ gia đình 1 con và có một con gái đầu lòng thì được phép sinh con thứ 2, những cặp vợ chồng có khó khăn thực sự về sức khỏe của con và họ có yêu cầu đẻ con thứ hai thì vẫn được chấp nhận, những cặp vợ chồng là người dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10 triệu người thì được sinh 2 con, không hạn chế số con đối với những cặp vợ chồng là người dân tộc thiểu số có quy mô dân số quá ít người và sống ở khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Nội Mông.
 
Chính sách giảm tử vong
 
Chính sách tác động tới giảm tỷ lệ tử vong bao gồm: tăng cường điều kiện thuận lợi về y tế; nâng cao tiêu chuẩn sống (trong những năm 1980, khoảng 3-4% GDP được chi cho công tác chăm sóc sức khỏe); phòng chống bệnh tật, kiểm dịch, kiểm soát vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, làm sạch nước uống cho 80% dân số nông thôn; rèn luyện thân thể và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tăng cường năng lực và áp dụng kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh.
 
Chính sách di dân
 
Chính sách về di cư trong nước bao gồm di dân theo kế hoạch nhằm chuyển lao động tới các cơ sở công nghiệp, khai hoang, xây dựng các nguồn dự trữ cho sản xuất nông nghiệp. Chính sách đặc biệt quan tâm đến nhóm dân số lưu động, bao gồm các biện pháp nhằm mở rộng và đáp ứng nhu cầu và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, SKSS/KHHGĐ.
 
Chính sách nâng cao chất lượng dân số
 
Luật Hôn nhân năm 1980 quy định những trường hợp không được kết hôn nhằm bảo đảm chất lượng nòi giống và bảo đảm chất lượng của cuộc sống hôn nhân. Những trường hợp không được kết hôn bao gồm: Có quan hệ huyết tộc trong vòng 3 đời; một trong hai người đang bị mắc bệnh hủi, đang điều trị một căn bệnh nào đó mà không có kết quả hoặc mắc bệnh mà theo khoa học y tế gây đau đớn cho người bệnh, không phù hợp với hôn nhân. Đồng thời, Luật Hôn nhân quy định trẻ em có thể mang họ của cha hoặc họ của mẹ nhằm góp phần thay đổi nhận thức và hành vi về ưa chuộng con trai, về bình đẳng giới.
 
Kết quả thực hiện chính sách giảm sinh
 
Dân số Trung Quốc năm 1953 là 580 triệu người, đến năm 2003 là 1,29 tỷ người, tăng thêm 708 triệu người sau nửa thế kỷ. Báo cáo điều tra nghiên cứu về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển dân số quốc gia lần thứ nhất đã xác định “chính sách KHHGĐ của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua đã tránh được trên 400 triệu ca sinh (với các nước phát triển để hoàn thành mục tiêu này thì phải mất hơn 100 năm). Mặc dù vậy, đến năm 2010 quy mô dân số Trung Quốc là 1,36 tỷ người, lớn nhất thế giới và chiếm tới 21% dân số thế giới. Với diện tích tự nhiên là 9,6 triệu km2 thì mật độ dân số là 142 người/km2 năm 2010.
 
BT
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top