Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chọn lá hay dầu tắm cho trẻ?

Thứ tư, 10:43 09/11/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những thông tin về một loại dầu tắm gội trẻ em nổi tiếng có thể gây ung thư trong những ngày vừa qua khiến các bà mẹ lo ngại.

Nhiều người muốn trở về với lá tắm truyền thống nhưng nhiều bà mẹ khác lại vẫn thích dầu gội vì sự tiện lợi. Những ý kiến của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn tìm được phương thức tắm gội cho con phù hợp với điều kiện gia đình.

Chọn dầu gội có độ pH trung tính

Theo TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công sinh học và Công nghệ thực phẩm, trẻ em da mỏng, mẫn cảm với các độc tố có trong dầu gội, sữa tắm, kem bôi, thuốc bôi da. Khi tắm bọt rất dễ rơi vào tai, miệng, hoặc thẩm thấu qua da. "Mục đích của nhà sản xuất cho hóa chất vào để diệt khuẩn. Nhưng chúng ta chỉ cần làm sạch da trẻ, vì da trẻ chỉ có mồ hôi, chất nhờn, bị dính bẩn... Vì vậy, nên chọn những loại sản phẩm dầu tắm gội có độ pH trung tính, ít chất tẩy hơn so với dầu tắm của người lớn", TS. Nguyễn Duy Thịnh nói.

Khảo sát của PV Báo GĐ&XH, sản phẩm dầu gội, sữa tắm, xà phòng dành cho trẻ nhỏ trên thị trường hiện chủ yếu là hàng nhập ngoại và hàng liên doanh như: Dove, Kapus (Đức), Leivy (Malaysia), Kodomo (Nhật).... Mỗi loại có ưu điểm khác nhau như Kodomo tạo nhiều bọt và bong bóng cho trẻ chơi đùa khi tắm, Leivy dưỡng ẩm da trẻ, hàng Kapus của Đức có hình con giống rất hấp dẫn trẻ em. Hàng nội có xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy là được khách hàng ưa chuộng vì có tác dụng diệt khuẩn...
 
Theo BS. Nguyễn Thị Vân (Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản nhi khoa Thanh Tâm, nguyên BS khoa nhi BV Thanh Nhàn), nếu có điều kiện nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi chọn mua. Trong trường hợp ngược lại, cha mẹ nên chọn thương hiệu tin cậy, đã được các tổ chức sức khỏe y tế kiểm chứng và công nhận.

Để biết trẻ có hợp loại dầu tắm gội không, lần đầu tắm gội cần chú ý bôi vào phần da non của trẻ như nếp gấp trên mặt khuỷu tay, sau tai trẻ để xem trẻ có bị dị ứng không? Nếu không có vấn đề gì hãy dùng tắm gội cho trẻ. Bạn cũng nên tắm kỹ để giảm phần lớn hóa chất dính trên da trẻ. Hoặc sau khi tắm dầu gội, cần tráng lại bằng nước sạch hay nước lá đun sôi. Khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên da trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa khám ngay, tránh để xảy ra những biến chứng có hại cho da và sức khỏe của bé.
 
Tắm lá như thế nào?

Một trong những loại nước đang được các bà mẹ lạm dụng với hy vọng làm trắng da cho con là tắm bằng nước dừa. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Xuân Hướng, nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì có đường - là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển chứ không thật sự tốt cho trẻ.

TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, xưa nay dân gian dùng các loại lá bông mã đề,  lá chè xanh, sài đất, rau má, rau sam, mướp đắng... vò ra trong nước lã, hoặc đun sôi tắm cho trẻ. Trong các loại lá cây có nhiều vitamin, chất sát khuẩn và không độc, dùng hết thế hệ này tới thế hệ kia không làm sao cả, còn trị được cả một số bệnh ngoài da như rôm sẩy, mụn nhọt...

Với những trẻ bị dị ứng với các loại sữa tắm, BS.  Nguyễn Thị Vân khuyên có thể dùng lá chè xanh, sài đất (vì có những yếu tố diệt vi khuẩn cộng sinh trên da) để làm sạch da trẻ nhẹ nhàng. Tốt nhất là dùng sài đất, nếu dùng lá chè xanh nên chọn loại cằn, không nên chọn loại mỡ màng vì rất dễ bị phun thuốc.

Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch TƯ Hội Đông y Việt Nam, tắm cho trẻ bằng lá rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên nhầm lẫn giữa tắm lá bình thường và tắm lá thuốc. Vì nếu tắm lá thuốc cho trẻ thì phải có chỉ định rõ ràng bởi lá tươi rất dễ gây kích ứng da (nhất là trị bệnh về da như rôm sảy, chốc lở, mụn nhọt...). Với các loại lá thuốc, người dân không nên tự ý dùng để tắm gội, chữa các bệnh ngoài da cho trẻ. Ví như một số loại lá cây như rẻ quạt, nước gừng có thể làm trẻ bị dị ứng, bỏng. Lá khế, lá chanh sát trùng tốt có thể dùng để gội đầu, tắm cho người lớn, còn da trẻ nhỏ non mỏng dễ gây xót, thậm chí bong tróc nếu pha quá đặc và không tắm tráng lại bằng nước sạch (đặc biệt tránh chà sát trực tiếp lên da trẻ).

Dù dùng dầu gội hay lá tắm thì thời điểm vệ sinh cơ thể bé tốt nhất là vào buổi chiều, trước giờ ăn tối (sau một ngày dính bụi bẩn và mồ hôi). Tắm cho trẻ xong, nên quấn khăn tắm cho trẻ ấm rồi hãy gội đầu bởi theo các bác sĩ, gội đầu trước mà không lau khô ngay thì trẻ bị mất nhiều nhiệt, nhất là khi nhiệt độ trong phòng thấp, hoặc vào mùa đông sẽ ảnh hưởng tới não bộ, làm trẻ mệt, sốt. 
 
Trà Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông

Lý do nên ăn gừng vào mùa đông

Sống khỏe - 1 giờ trước

Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn, gừng còn có tác dụng tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 22 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 23 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Top