Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng của nền ngoại giao, văn hóa hòa bình

Thứ sáu, 06:29 19/05/2023 | Thời sự

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp và những tư tưởng uyên bác, đầy tính nhân văn và hòa bình đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và tiến bộ của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng của nền ngoại giao, văn hóa hòa bình - Ảnh 1.

Thủ tướng Pháp Georges Bidault đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Dinh Thủ tướng, ngày 2/7/1946. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Trải qua chiến tranh, xung đột, hòa bình và hợp tác hữu nghị đã trở thành khát vọng của toàn nhân loại, nhưng với một dân tộc phải đối đầu với các cuộc chiến tranh giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc như Việt Nam thì hòa bình còn là đạo lý và phương châm xử thế.

Và Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà ngoại giao kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là hiện thân của tinh thần nhân văn đó. Tên tuổi và cuộc đời của Người luôn gắn liền với sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và phát triển vì tương lai của Việt Nam và thế giới.

Giải quyết xung đột bằng đàm phán hòa bình

Toàn bộ tiến trình cách mạng cũng như nền ngoại giao Việt Nam từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mang đậm dấu ấn tư tưởng và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc. Người chủ trương xây dựng quan hệ ngoại giao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.

Năm 1919, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị, trong Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện mong muốn đấu tranh cho những quyền tự do, bình đẳng của dân tộc mình bằng biện pháp hòa bình.

Trong suốt các giai đoạn sau, Bác vẫn luôn thể hiện tư tưởng hòa hiếu, khát vọng hòa bình. Trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh Việt-Pháp, ngày 12/7/1946 tại Paris, Bác tuyên bố: “Chúng tôi không muốn đẩy người Pháp ra khỏi Việt Nam… Việt Nam cần nước Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, thật thà thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước”.

Sau này, ngay khi đang đánh Mỹ, Bác vẫn nói: ''Các ông hãy tin tôi khi tôi nói rằng tôi sẽ rất sung sướng được đón tiếp Tổng thống Mỹ đến đây một cách hòa bình. Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập".

Bác cũng cho rằng đánh giặc không phải là tiêu diệt hết lực lượng của đội quân xâm lược, mà chủ yếu là đánh bại ý chí xâm lược của chúng. Lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đều thể hiện rõ điều đó và đó là một tầm nhìn vượt thời đại.

Bác từng phát biểu rằng: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được".

Ngay sau khi giành được độc lập, bản Thông cáo đầu tiên về chính sách đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/10/1945 đã đề ra mục tiêu góp phần giữ gìn hòa bình thế giới.

Thông cáo viết: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết tha mong muốn duy trì tình hữu nghị và thành thật hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ để xây dựng hòa bình thế giới lâu dài".

Sau khi ký tạm ước ngày 14/9/1946 với Chính phủ Pháp, trả lời báo Paris-Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh".

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, đưa ra nhiều sáng kiến hòa bình, đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngoại giao làm cho dư luận thế giới thấy được thực chất của tình hình Việt Nam, bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc và luận điệu hòa bình giả dối của chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng của nền ngoại giao, văn hóa hòa bình - Ảnh 2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy hòa bình hữu nghị và đạo lý làm tiêu chí để phân biệt bạn thù, phân biệt dân tộc với bọn phản động, hiếu chiến trong chính phủ của đối phương, luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, tập hợp rộng rãi nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới chống lại các thế lực gây chiến tranh xâm lược. Đó là nét đặc trưng của ''ngoại giao tâm công'' Hồ Chí Minh.

Thực hiện đường lối ''ngoại giao tâm công'' với tinh thần “Đem đại nghĩa thắng hung tàn; lấy chí nhân thay cường bạo," ta đã tranh thủ được một ''Mặt trận rộng rãi nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược," điều chưa từng có trong bất cứ cuộc chiến tranh giải phóng nào.

Hợp tác bình đẳng để phát triển

Quan điểm về đa dạng hóa quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước dân chủ đã hình thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ rất sớm. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Hồ Chí Minh rất chú trọng quan hệ đa phương và đa dạng với các nước khác trên thế giới. Đây là điều mà Hồ Chí Minh rất quan tâm ngay sau khi nước Việt Nam mới ra đời, trong quá trình vừa kháng chiến vừa kiến quốc".

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Với vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng nhận thức được sự chuyển biến của thời đại sẽ làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi toàn cầu.

Bác coi đấu tranh thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, chống sự áp đặt, thống trị bất công của các “nước lớn” chính là sự hoàn chỉnh của công cuộc giải phóng dân tộc. Bác hết sức coi trọng việc đoàn kết với nhân dân các nước láng giềng.

Trong "Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 3/10/1945," ta tuyên bố: Với các nước láng giềng thì “hợp tác bình đẳng để sánh vai ngang hàng cùng tiến hóa," với các “nước lớn” thì “sẵn sàng hợp tác thân thiện trên nguyên tắc bình đẳng, ủng hộ lẫn nhau."

Với cái nhìn khoan dung văn hóa và một văn hóa khoan dung ngời sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm được và nhấn mạnh những điểm tương đồng, những mẫu số chung - là điều có thể đưa những người đối thoại xích lại gần nhau, chấp nhận thoả hiệp và nhân nhượng để tìm được tíếng nói chung, để có thể đi chung một con đường, hay thậm chí chỉ một đoạn đường - hướng tới cái đích chung mà vẫn bảo lưu những cái khác biệt. Những điểm chung đó là những giá trị mang tính phổ quát, như các nguyên tắc đạo đức, lòng nhân, tính thiện, tình yêu tự do, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc...

“Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành ghét sự dữ". Cũng với phương châm tìm ra những điểm tương đồng làm cơ sở để thu nhận những giá trị, để hoà đồng, để phát triển tình hữu nghị, Bác là người đưa bàn tay hữu nghị thân ái của nhân dân Việt Nam tới với các dân tộc khác, các nền văn hóa khác. Quan điểm của Bác luôn hướng tới đại cục, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc, vì lợi ích lâu dài của mỗi nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng của nền ngoại giao, văn hóa hòa bình - Ảnh 3.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn Nghị sỹ Quốc hội Anh sang thăm Việt Nam (4/5/1957). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Năm 1955, Bác phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hòa bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hòa bình được".

Tư tưởng hòa bình, hợp tác hữu nghị để phát triển của Bác là một tư tưởng lớn, có sức sống vượt thời gian vì chứa đựng những giá trị vĩnh hằng của nhân loại.

Tư tưởng đó đã gợi ra cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề của thế giới đương đại, đúng như Thủ tướng Ấn Độ Nêru đã nói: “Thế giới ngày nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng... Cái cần bây giờ là tiếp cận hòa bình, hữu nghị và tình bạn. Tiến sỹ Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự tiếp cận đó".

Trong khi nhà nghiên cứu Mỹ David Halberstam viết: “Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất nước mình, đã thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở châu Á lẫn châu Phi mà Cụ còn làm được một điều đáng chú ý hơn: dùng tới văn hóa và tâm hồn kẻ địch để chiến thắng".

Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp và những tư tưởng uyên bác, đầy tính nhân văn và hòa bình đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và tiến bộ của nhân loại.

Lịch sử nhân loại thế kỷ XX và lịch sử dân tộc Việt Nam hiện đại khắc sâu dấu ấn ngoại giao Hồ Chí Minh. Người đã trở thành biểu tượng của nền ngoại giao hòa bình, của nền văn hóa hòa bình.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nước lũ dâng ngập phòng trọ, hàng chục học sinh trèo lên nóc nhà cầu cứu

Nước lũ dâng ngập phòng trọ, hàng chục học sinh trèo lên nóc nhà cầu cứu

Thời sự - 4 giờ trước

Mưa lớn kéo dài, nước dâng nhanh gây ngập phòng trọ, hàng chục học sinh ở thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) phải trèo lên nóc nhà cầu cứu.

Hà Nội: Chập sạc điện thoại gây cháy nhà, 3 bố con mắc kẹt bên trong

Hà Nội: Chập sạc điện thoại gây cháy nhà, 3 bố con mắc kẹt bên trong

Thời sự - 4 giờ trước

Sạc điện thoại bị chập, cháy lan ra đệm và các vật dụng khác khiến người bố và 2 con nhỏ bị mắc kẹt tại tầng 3 của ngôi nhà ở Hà Nội.

Miền Bắc mưa rất to trong tối nay

Miền Bắc mưa rất to trong tối nay

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai 28/9, nhiều khu vực trên cả nước tiếp tục có mưa rất to đặc biệt là Bắc Bộ và Trung Bộ. Lượng mưa có nơi trên 200mm. Cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở nhiều nơi. Chi tiết thời tiết ngày mai thế nào?

Hàng trăm khối đá chắn ngang quốc lộ 8, đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị ách tắc

Hàng trăm khối đá chắn ngang quốc lộ 8, đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị ách tắc

Thời sự - 15 giờ trước

Hàng trăm khối đá, trong đó có những tảng đá lớn sạt lở, chắn ngang quốc lộ 8, khiến đường lên cửa khẩu Cầu Treo bị tê liệt.

Đề xuất hạ tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe chỉ cần có bằng THPT

Đề xuất hạ tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe chỉ cần có bằng THPT

Thời sự - 17 giờ trước

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT trình Chính phủ cho phép hạ tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô theo hướng, từ yêu cầu phải có bằng trung cấp hạ xuống chỉ cần tốt nghiệp THPT.

Hà Nội: Nhiều tuyến đường bị cấm trong dịp tết Trung thu 2023

Hà Nội: Nhiều tuyến đường bị cấm trong dịp tết Trung thu 2023

Xã hội - 17 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là chi tiết một số những tuyến đường bị cấm trong dịp tết Trung thu 2023 ở Hà Nội.

Thời tiết hôm nay 27/9: Mưa to dồn dập trên nhiều vùng miền, các tuyến đường dễ biến thành sông

Thời tiết hôm nay 27/9: Mưa to dồn dập trên nhiều vùng miền, các tuyến đường dễ biến thành sông

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay 27/9, mưa lớn tiếp tục xảy ra trên diện rộng cả nước, nhiều nơi có mưa rất to với lượng mưa đo được vượt trên 300mm. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng nhiều nơi. Thời tiết hôm nay thế nào?

Tin 27/9: Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn dài ngày ở miền Bắc; người trúng đấu giá hơn 32 tỉ đồng cho biển số xe 51K-888.88 vẫn "bặt vô âm tín"

Tin 27/9: Thông tin mới nhất về đợt mưa lớn dài ngày ở miền Bắc; người trúng đấu giá hơn 32 tỉ đồng cho biển số xe 51K-888.88 vẫn "bặt vô âm tín"

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Theo đại diện Cục CSGT Bộ Công an, hiện đã có 7 người trúng đấu giá biển số xe ôtô nộp tổng số tiền gần 11 tỉ đồng, nhiều biển số trúng đấu giá số tiền lớn vẫn chưa nộp tiền.

Tài xế "chặt chém" 600 nghìn đồng cho đoạn đường hơn 20km, đại diện hãng taxi lên tiếng

Tài xế "chặt chém" 600 nghìn đồng cho đoạn đường hơn 20km, đại diện hãng taxi lên tiếng

Thời sự - 1 ngày trước

Nhiều tài xế taxi nhận định, 600 nghìn đồng cho quãng đường hơn 20km là số tiền cước không hợp lý và mong muốn sự việc được làm sáng tỏ, tránh gây ảnh hưởng tới cộng đồng tài xế taxi nói chung.

Mưa giờ tan tầm, đường phố Hà Nội ùn tắc không lối thoát

Mưa giờ tan tầm, đường phố Hà Nội ùn tắc không lối thoát

Thời sự - 1 ngày trước

Cơn mưa vào cuối giờ chiều khiến nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội kẹt cứng, người tham gia giao thông chật vật di chuyển trở về nhà.

Top