Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện cảm động từ những người thầy đặc biệt của trẻ khuyết tật

Thứ ba, 14:00 20/11/2018 | Xã hội

GiadinhNet – Đang trong giờ học phải dừng lại dọn vệ sinh cho học sinh là chuyện bình thường trong lớp học mà cả thầy và trò đều là người khuyết tật.

Đang dạy học phải dừng lại dọn vệ sinh cho các em

Câu chuyện chia sẻ của thầy Nguyễn Thái Dương (Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk) tại Lễ tuyên dương 48 thầy cô tiêu biểu dạy học sinh khuyết tật tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã khiến nhiều người xúc động.


Thầy Dương tại Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô. Ảnh PT

Thầy Dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô". Ảnh PT

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, sau cơn sốt bại liệt năm lên 2 tuổi, chân phải của thầy Dương không phát triển bình thường được nữa. Trải qua 4 năm chữa chạy, đến năm 6 tuổi, thầy Dương mới có thể đi lại được và đi học.

Học tiểu học rồi đến trung học cơ sở và trung học phổ thông là quãng thời gian thầy Dương luôn sống trong mặc cảm và những rào cản định kiến xã hội nhìn nhận chưa công bằng với những người khuyết tật. Thầy đã trải qua nhiều khó khăn trong thời gian xa nhà tự thân đi học.

Tốt nghiệp phổ thông, chọn học ngành kế toán nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn khiến thầy Dương đành bỏ dở. Năm 1998, thầy theo bác họ vào Tây Nguyên. Sẵn năng khiếu nghệ thuật, thầy thi vào trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Ra trường, thầy xin về công tác tại Trường Hi Vọng nay là Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk.

Dạy nhạc cho các em học sinh khiếm thị, khiếm thính, Down, tự kỉ, thiểu năng trí tuệ..., thầy Dương mới thấy mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều những mảnh đời khác. Phát huy sở trường, thầy đã lập được nhiều nhóm nhạc cho trẻ khiếm thị, tự kỷ.

Thầy Dương tâm sự: “Dạy những trẻ bị khuyết tật hay khiếm thính vẫn còn dễ dàng hơn nhiều. Với các em thiểu năng, down và tự kỉ, tôi chỉ biết tìm tòi trong âm nhạc, những bản nhạc giúp các em thư giãn, xoa dịu các em để cho các em không lên các cơn tăng động. Trong quá trình dạy học các em khiếm khuyết, có những khi học sinh gào thét đi vệ sinh trong tiết học một cách vô thức khiến tôi phải dừng cả buổi học để dọn vệ sinh cho các em”.

Để hiểu được những học trò câm lặng, thầy Dương còn phải tự học thêm về ngôn ngữ ký hiệu. Nhờ đó mà thầy trò lại gần, gắn bó hơn. Nhiều em tự tin tham gia các cuộc thi văn nghệ dành cho người khuyết tật và giành giải thưởng cao. Đã có 2 học trò của thầy Dương thi đậu vào Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Không những vậy, thầy Dương còn thành lập nhóm nhạc cho các bạn trẻ khuyết tật rồi thỉnh thoảng đi diễn ở các xã, huyện để gây quỹ cho các câu lạc bộ khuyết tật vùng sâu, động viên những người cùng cảnh ngộ rằng “tàn nhưng không phế”. Trải qua nhiều vất vả, thầy vẫn luôn tự động viên rằng mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều gia đình các em khuyết tật khi đang có một gia đình hạnh phúc cùng hai con nhỏ khỏe mạnh.

Dạy trẻ trong câm lặng

Hành trình để thực hiện ước mơ trở thành một nhà giáo của thầy Võ Duy Quang, SN 1988 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đong đầy mồ hôi và nước mắt bởi từ nhỏ đã không may bị khiếm thính.

Mơ ước ban đầu làm nhà thiết kế thời trang, nhưng sau khi đi học và thực tập sư phạm ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai và trường khiếm thính Lâm Đồng, thầy đã bị thôi thúc để trở về ngôi trường mình từng học để dạy cho các trẻ em giống như mình.

Thấy Quang kể, trước đây, thầy được học theo phương pháp nói nhưng do điếc sâu, điều kiện học tập chưa đảm bảo nên tiếp thu chậm, thậm chí không hiểu bài. Khi được học theo phương pháp dạy học bằng ngôn ngữ ký hiệu, thầy đã nhận thức ra hai việc học rất khác biệt.

Khác với các thầy cô giảng dạy học sinh bằng giọng nói, sợi dây kết nối lớn nhất giữa thầy Quang và các em học sinh điếc/khiếm thính chính là sự đồng cảm. Từ chính bản thân mình, thầy thấu hiểu được suy nghĩ của những em học sinh để giảng dạy giúp các em tiếp thu tốt hơn, đặc biệt là phương pháp song ngữ bằng ngôn ngữ ký hiệu và tiếng Việt.


Thầy Quang trong một tiết dạy. ảnh CTG

Thầy Quang trong một tiết dạy. ảnh CTG

“Trong quá trình dạy học, tôi thường dạy học sinh theo phương pháp song ngữ là ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói - viết (tiếng Việt). Vì ngữ pháp - cấu trúc của ngôn ngữ ký hiệu khác với tiếng Việt, dựa vào chương trình dạy tiếng Việt, tôi đọc một bài trước và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Trước tiên là đọc bằng ngôn ngữ ký hiệu, trong đó nội dung bài được chuyển dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ ký hiệu, giải nghĩa từ kết hợp các tranh ảnh, tóm tắt một ý chính, trả lời câu hỏi của bài giúp các em học sinh dễ hiểu hơn.

Tiếp đó, các em rèn luyện biểu đạt ký hiệu bằng đánh vần nói về các từ vựng đã giải thích để ghi nhớ lâu dài. Sau đó, khuyến khích các em viết từ trên bảng hoặc tập vở để giúp các em có vốn từ được mở rộng. Do đó, các em biết suy nghĩ và có nhiều cảm xúc trước khi viết một đoạn văn” – thầy Quang chia sẻ về cách dạy của mình.

Dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thầy Quang vẫn không cho phép mình bỏ cuộc. Ngoài việc giảng dạy, thầy Quang còn rất quan tâm tới các hoạt động ngoài lên lớp. Với thầy, mỗi nhà giáo không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy mà còn cần phải chăm lo cho học sinh về đời sống tinh thần. Cùng với nhà trường, thầy hướng dẫn các em học sinh đọc sách trong phòng thư viện, vẽ, tham gia hội thi thể thao..., qua đó giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh.

Trăn trở của thầy Võ Duy Quang là hiện nay vẫn chưa có giáo trình chuyên biệt dành cho trẻ em khiếm thính. Ngoài bậc tiểu học, các em cũng không có các cấp học cao hơn để tiếp tục học tập, rèn luyện.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

Đời sống - 5 giờ trước

Dài gần 15km, quy mô mặt cắt ngang 60m, vận tốc thiết kế 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn xe hỗn hợp... là những thông số nổi bật của dự án xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài từ quốc lộ 1 đến địa phận tỉnh Long An, dự kiến sẽ được TPHCM triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Đời sống - 6 giờ trước

Qua kiểm tra, đánh giá cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ, Hà Nội xác định còn 5 trọng điểm xung yếu cấp thành phố trong công tác phòng chống lụt bão năm 2025.

'Đẳng cấp thời 4.0': Thêm một công cụ biến ảnh tĩnh thành video sinh động chỉ trong vài giây

'Đẳng cấp thời 4.0': Thêm một công cụ biến ảnh tĩnh thành video sinh động chỉ trong vài giây

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - TikTok ra mắt AI Alive công cụ trí tuệ nhân tạo giúp người dùng biến ảnh tĩnh thành video có chuyển động và âm thanh. Không cần kỹ năng dựng phim, bạn vẫn có thể tạo nội dung Story sống động và thu hút.

MC Khánh Vy và những chia sẻ thú vị trong Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ

MC Khánh Vy và những chia sẻ thú vị trong Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ

Giáo dục - 7 giờ trước

Sáng 18/5, hàng ngàn học sinh của 30 trường đại học, học viện, học sinh và phụ huynh có mặt tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ đã vô cùng phấn khích trong phần giao lưu với MC Khánh Vy.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này nếu không muốn bị phạt lên đến hàng tỷ đồng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này nếu không muốn bị phạt lên đến hàng tỷ đồng

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Một bản dự thảo đang thu hút sự chú ý khi đề xuất tăng gấp đôi hình phạt đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Nếu được thông qua, pháp nhân vi phạm có thể bị phạt tới 6 tỷ đồng - mức xử lý cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn

Pháp luật - 8 giờ trước

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán khí N2O để phục vụ làm bóng cười tại các quán bar, karaoke trên cả nước.

Sau lũ quét ở Bắc Kạn: Nỗi đau quặn thắt giữa núi rừng Ba Bể

Sau lũ quét ở Bắc Kạn: Nỗi đau quặn thắt giữa núi rừng Ba Bể

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Người dân vùng lũ quét ở Ba Bể, Bắc Kạn kể lại: "Tôi chỉ kịp hô hào cả nhà chạy ra ngoài, đồ đạc, tài sản bị cuốn trôi, lấp toàn bộ. Chỉ một lúc sau, căn nhà đã bị đất đá vùi lấp, một thành viên trong gia đình do tuổi cao không thể chạy kịp".

Xử lý tài xế điều khiển xe tải chạy lấn đường gây nguy hiểm

Xử lý tài xế điều khiển xe tải chạy lấn đường gây nguy hiểm

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Người dân đã quay lại clip xe tải chạy lấn làn trên quốc lộ 7, đoạn qua địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) gửi cơ quan chức năng.

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng

Giải cứu cô gái bị kẹt trong thang máy lúc rạng sáng

Đời sống - 9 giờ trước

Cô gái 19 tuổi kẹt trong thang máy, hoảng hốt cầu cứu. Tổ cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ đã tiếp cận hiện trường trấn an và giải cứu cô gái thành công…

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Trong lúc dừng chờ đèn đỏ trên quốc lộ 20, đoạn qua TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), người đàn ông điều khiển xe máy bị xe tải phía sau "trôi" tự do tông trúng, cuốn vào gầm, tử vong thương tâm.

Top