Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của con trai vị Thị trưởng thành phố “Rồng bay”

Thứ bảy, 07:36 09/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Bác sĩ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của TP Hà Nội, trong trí nhớ con trai, lúc nào cũng trìu mến, giản dị, ân cần.

Trong trí nhớ của ông Trần Tiến Đức thì cha ông - bác sĩ Trần Duy Hưng, vị Chủ tịch đầu tiên của TP Hà Nội, lúc nào cũng trìu mến, giản dị, ân cần.  Dù cha ông đã đi xa mấy chục năm, nhưng những hình ảnh, kỉ niệm vẫn in đậm trong ông.
 
Bài học gần dân
 
Chủ tịch Trần Duy Hưng tiếp quản Thủ Đô 10 - 10 - 1945.
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét về Chủ tịch Trần Duy Hưng: “Một con người của nhân dân, vì nhân dân; là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo”.

Trầm ngâm suy nghĩ, lật dở từng trang kỉ niệm gia đình, ông Đức bồi hồi kể: “Cha tôi sinh năm 1912 tại xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 30 tuổi, ông trở thành bác sỹ rồi cùng em gái mở một bệnh viện tư tại phố Bông Nhuộm để chữa bệnh cứu người. Nổi tiếng về chuyên môn nhưng điều ông được đồng nghiệp và nhiều người dân Hà Nội thời đó yêu quý nhiều hơn bởi tấm lòng đức độ của một người thầy thuốc sẵn sàng cưu mang và cứu giúp dân nghèo...”.
 
Tại cơ sở chữa bệnh của mình, BS Hưng đã cứu giúp và chở che những cán bộ Việt Minh giữa vòng vây bố ráp của kẻ thù. Lòng yêu nước của vị bác sĩ danh tiếng đó ngày càng sâu sắc rồi biến thành hành động khi ông tự nguyện làm cơ sở bí mật của Đảng trong những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
 
Sau lễ Quốc khánh 2/9/1945, Bác Hồ đã tìm đến tư gia của bác sĩ Trần Duy Hưng và đề nghị ông làm Chủ tịch TP Hà Nội (tương đương chức Thị trưởng – PV) khi ông mới 33 tuổi. Ông Đức bảo, nghe mọi người kể lại, lúc đó cha ông quá bất ngờ trước vinh dự và trọng trách lớn lao nên xúc động đáp: “Thưa Cụ, chức Chủ tịch xin Cụ chọn người khác xứng đáng hơn, tôi không quen làm...”.
 
Nghe vậy, Bác Hồ đã động viên: “Tôi có quen việc làm Chủ tịch nước đâu, chúng ta cứ làm rồi sẽ quen. Điều quan trọng nhất là mang lại nhiều lợi ích cho người dân”. Chính vì lời động viên của Bác Hồ mà BS Trần Duy Hưng đã nhận trọng trách làm người đứng đầu một Thủ đô non trẻ, đầy chông gai và khó khăn.
 
Chẳng bao lâu sau, đúng giao thừa năm 1946, BS Trần Duy Hưng có thêm một bài học sâu sắc để sau này trở thành vị chủ tịch thành phố được nhân dân kính trọng. Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ không báo trước, đã gọi ông cùng đến thăm một xóm thợ nghèo Thủ đô. Trong cái rét cắt da cắt thịt mùa đông,người phụ nữ của xóm thợ nghèo đã bật khóc nức nở khi được Bác đến thăm và chúc Tết.
 
Trước sự xúc động vô bờ của người phụ nữ nơi xóm nghèo, Bác Hồ đã nói: “Bác không đến thăm những người như cô chú thì đến thăm ai”. Lời nói ân cần, giản dị của vị Chủ tịch nước giữa đêm mùa đông năm 1946 đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng vị tân lãnh đạo thành phố.
 
Đảm đương chức vụ Chủ tịch thành phố trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ, thù trong giặc ngoài vây hãm, thành công lớn nhất của bác sỹ Trần Duy Hưng thời kỳ 1945-1946 là tập hợp được các tầng lớp nhân dân Thủ đô đứng dưới ngọn cờ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp quản chính quyền, việc cần làm nhất khi ấy là cứu đói cho dân. Dân vừa qua nạn đói, lại phải lo ngay nhiệm vụ củng cố chính quyền.
 
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bác sĩ Trần Duy Hưng được giao trọng trách Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến. Đến năm 1954, ông còn là Thứ trưởng Bộ Y tế. Tháng 10/1954, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội dẫn đầu đoàn quân tiếp quản Thủ đô và ngay sau đó được bầu lại chức Chủ tịch Ủy ban hành chính Thủ đô Hà Nội (sau đó là UBND TP) cho đến năm 1977.
 
Thủ đô Hà Nội dưới sự lãnh đạo của BS Trần Duy Hưng ngày càng ổn định. Hình ảnh của Thủ đô, của chính quyền cách mạng trong mắt bạn bề quốc tế được nâng lên, mà ban đầu chỉ thông qua những việc giản đơn. Trong ký ức những chiến sĩ công an, tự vệ Thủ đô về 12 ngày đêm năm 1972 khi đế quốc Mỹ ném bom Hà Nội bằng máy bay B52 còn sâu đậm  hình ảnh vị Chủ tịch thành phố lao vào khói bom cùng tham gia cứu dân, dập lửa.
 
Họ cũng còn nhớ rất rõ, khi Mỹ ném bom lạc trúng vào một góc tòa Đại sứ quán Pháp, lúc vừa dứt tiếng máy bay đã thấy Chủ tịch Trần Duy Hưng có mặt để thăm hỏi, chia sẻ với cơ quan sứ quán, trong khi các quan chức trong sứ quán còn ở dưới hầm trú ẩn. “Một thông điệp ngoại giao lịch thiệp mà không bằng lời, nhưng rất có ý nghĩa của vị Chủ tịch TP”  đó là lời của các nhân viên bảo vệ Đại sứ quán Pháp kể lại.
 
Còn tín nhiệm vẫn xin nghỉ
 

Diện mạo Thủ đô ngày càng hiện đại, khang trang.

 
Dưới thời BS Trần Duy Hưng làm Chủ tịch, Hà Nội từng có nhiều chính sách khá mạnh mẽ để đạt nhiều thành tựu lớn: Nông nghiệp đạt năng suất lúa cao nhất miền Bắc; hoạt động công - thương nghiệp đi đầu cả nước. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên có mô hình nhà lắp ghép rồi từ đó nhân rộng ra cả nước.
 
Ngày đó, khu tập thể cao tầng đầu tiên được xây dựng ở phố Kim Liên. Đó là khu tập thể phòng nhỏ, mọi thứ như bếp, nhà vệ sinh đều được sử dụng chung, khá bất tiện. Rút kinh nghiệm này, ông Hưng cho xây dựng thêm những khu nhà tập thể hai tầng, nhưng lúc này là nhà nhỏ khép kín. Ngay từ những năm 1960, Nhà nước có chính sách phân phối nhà cho cán bộ, công chức, được sự nhất trí của Thành ủy, TP Hà Nội đã triển khai việc bán căn hộ theo cách trả dần, một mặt để có thêm ngân sách còn các gia đình có điều kiện để sửa sang cho nhà cửa đẹp hơn.
 
Vào những năm cuối thập niên 60 và đầu 70 (TK XX), một nhóm chuyên gia Liên Xô đến Hà Nội khảo sát sinh thái, đất đai và khí hậu. Họ lập tức nhận thấy hệ thống sông ngòi của Hà Nội là một lợi thế khó có thành phố nào có. Nhóm chuyên gia đề nghị với Chủ tịch Hà Nội đào thông, liên kết toàn bộ hệ thống sông ngòi của thành phố. BS Hưng đã đồng ý với ý tưởng này. Nhưng do có quá nhiều biến cố của cuộc kháng chiến cứu nước, nên chưa thể thực hiện được.
 
“Vào tháng 10 năm 1946, toàn bộ dân Hà Nội phải tản cư ra ngoại thành để dành lại Thủ đô làm chiến lũy. Gia đình tôi cũng được chuyển ra ở khu vực Hà Đông. Mặc dù rất bận, nhưng cha tôi vẫn về đón tôi bằng xe máy rồi chạy một vòng quanh Hà Nội. Những chiến lũy dựng lên san sát. Cho đến khi tôi đi học tại Liên Xô, hình ảnh Hà Nội với những chiến lũy vẫn hiện rõ trong tâm trí”- ông Đức hồi tưởng.
 
Ký ức về một Hà Nội với tiếng tàu điện leng keng trong trẻo còn ghi dấu trong lòng người con trai của vị Chủ tịch đầu tiên của Hà Nội. Ông Đức còn nhớ rõ năm lên 5 tuổi được cha đưa lên gò Đống Đa bằng tàu điện. Ông đứng trên gò nghe kể lịch sử, mải mê đến nỗi, đứng ngay trên tổ kiến lửa mà không biết, kiến đốt sưng vù chân.
 
Ông Trần Tiến Đức kết thúc câu chuyện và nói: “Làm Chủ tịch thành phố đến năm 1977, dù vẫn còn được tín nhiệm lắm, nhưng cha tôi làm đơn xin nghỉ. Ông còn tham gia Quốc hội đến năm 1980 mới nghỉ hẳn. Đầu mùa thu năm 1988, cha tôi qua đời. Năm 2005, ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Từ tháng 1/1999, Hà Nội có một con đường mới mang tên ông ở phía Tây thành phố để ngày ngày mọi người đi qua đây, lại tưởng nhớ đến ông - người Thị trưởng đầu tiên của Hà Nội”.
 
Vân Khánh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Tĩnh: Lật xe khách trên QL1, 9 người tử vong

Hà Tĩnh: Lật xe khách trên QL1, 9 người tử vong

Thời sự - 42 phút trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 1 ở địa phận phường Sông Trí (Hà Tĩnh) làm 9 người tử vong, 15 người bị thương.

Điểm sàn xét tuyển đại học 2025 các trường Y, Dược

Điểm sàn xét tuyển đại học 2025 các trường Y, Dược

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt trường đại học Y, Dược công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Top hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025 – Việt Nam thăng hạng thứ bao nhiêu?

Top hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025 – Việt Nam thăng hạng thứ bao nhiêu?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trong danh sách các cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới do Henley Passport Index công bố, Singapore là quốc gia đứng thứ nhất. Trong khi đó hộ chiếu Việt Nam từ vị trí 91 lên đứng thứ 84 thế giới.

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Bắc khi nào kết thúc?

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Bắc khi nào kết thúc?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, mưa dông tiếp tục xảy ra ở nhiều khu vực trên cả nước. Trong đó Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn nốt trong ngày hôm nay.

Nước lũ cô lập, người dân xúc động bật khóc khi trực thăng thả lương thực

Nước lũ cô lập, người dân xúc động bật khóc khi trực thăng thả lương thực

Thời sự - 2 giờ trước

Mưa lũ khiến hàng nghìn người dân ở xã miền Tây, tỉnh Nghệ An bị cô lập, thiếu lương thực. Khi thấy trực thăng của quân đội thả lương thực xuống tiếp tế, nhiều người dân xúc động, bật khóc.

Tin sáng 25/7: Bão số 4 di chuyển chậm và suy yếu dần thành áp thấp; Hàng loạt trường ngành Công an công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025

Tin sáng 25/7: Bão số 4 di chuyển chậm và suy yếu dần thành áp thấp; Hàng loạt trường ngành Công an công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ 4h sáng ngày 26/7 bão số 4 suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Nghi phạm sát hại cô gái sa lưới sau 12 giờ bị cảnh sát truy lùng gắt gao

Nghi phạm sát hại cô gái sa lưới sau 12 giờ bị cảnh sát truy lùng gắt gao

Pháp luật - 10 giờ trước

Sau 12 giờ truy lùng ráo riết, lực lượng cảnh sát ở Đồng Nai đã bắt giữ được nghi phạm đâm chết cô gái trẻ giữa đêm; hiện đang làm rõ động cơ gây án và lấy lời khai đối tượng.

Ngổn ngang cảnh bùn non dày đặc quện nhà cửa, tài sản ở vùng lũ Nghệ An

Ngổn ngang cảnh bùn non dày đặc quện nhà cửa, tài sản ở vùng lũ Nghệ An

Đời sống - 11 giờ trước

Nước lũ ở xã Tương Dương (Nghệ An) vừa rút đi, để lại một khung cảnh ngổn ngang, bùn non dày đặc quện lấy nhà cửa, tài sản.

Hà Nội: Mưa như trút nước, trạm bơm nghìn tỷ hoạt động ra sao?

Hà Nội: Mưa như trút nước, trạm bơm nghìn tỷ hoạt động ra sao?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 24/7, trận mưa lớn trút xuống nhiều khu vực tại Hà Nội khiến mực nước sông Nhuệ dâng cao, gây áp lực lớn lên hệ thống tiêu thoát nước. Giữa bối cảnh đó, trạm bơm Yên Nghĩa được kỳ vọng giải quyết bài toán úng ngập cho khu vưc phía Tây Thủ đô lại chỉ có thể vận hành cầm chừng vì kênh dẫn nước chưa hoàn thiện.

Phân luồng xe đi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ ngày 26/7

Phân luồng xe đi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ ngày 26/7

Đời sống - 13 giờ trước

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa thông báo thời gian phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn Km225+900-Km227+500) từ ngày 26/7.

Top