Trong bài thứ 5 của Chuyện kể từ ‘thế giới ngầm", chúng tôi xin gửi đến độc giả câu chuyện về Linh Hải Dương (biệt danh của nhân vật). Linh sinh ra trong hình hài của một người con gái nhưng "bản chất" lại là đàn ông. Em đã bất chấp tất cả để có thể sống đúng với giới tính thật của mình. Em thậm chí đã lấy vợ và có một đời sống hạnh phúc với một đám cưới cổ tích sau bao sự ngăn cản, khó khăn.
Linh Hải Dương tên thật là Hoàng Thị Linh (sinh năm 1990, quê ở Hải Dương). Nếu không nghe Linh Hải Dương chia sẻ thì sẽ rất khó có thể biết được anh là một người nữ chuyển giới khi có vẻ bề ngoài đạo mạo, nam tính. Ít ai biết rằng để mạnh mẽ sống như hiện tại, anh đã phải trải qua nhiều cuộc tranh đấu mà thậm chí đã có những lúc sống không bằng chết.
Trong "thế giới ngầm", những người nữ chuyển giới thường sẽ ít gặp khó khăn hơn khi "định kiến" về một người nữ có một những tính cách mạnh mẽ như nam giới sẽ được coi là cá tính. Linh Hải Dương tuy không phải trải qua sự kỳ thị từ cộng đồng nhưng lại phải chịu những áp lực từ gia đình.
Linh phát hiện ra bản thân mình là một phần của "thế giới ngầm" ngay từ khi còn nhỏ nhưng những ngày đó "cô bé Linh" vẫn chưa thể định vị được bản thân của mình. Linh chia sẻ: "Kể cả đến khi đã dậy thì thì tôi vẫn nhầm tưởng bản thân là les hoặc song tính. Tôi có một niềm tin mù mờ rằng ít ra trong người mình vẫn có một phần là con gái". Việc kỳ thị của mọi người dành cho Linh chỉ gói gọn trong ký ức về việc một người chị ở miền Nam - nơi có những người cùng thuộc cộng đồng LGBT - nói với em về việc em giống như những người bê đê mà chị đã từng gặp.
Lên lớp 11, Linh quyết định cắt tóc ngắn và bắt đầu làm lại cuộc đời trong dấu ấn hoàn toàn mới. Linh thường xuyên dẫn bạn học nữ về nhà chơi với một "cảm giác thinh thích" không thể gọi tên.
Trong nhà Linh, người duy nhất biết sự thật về giới tính của em chính là em gái. Tết năm 2015, vì hai chị em có mâu thuẫn nên em gái Linh đã nói cho bố mẹ em biết về chuyện của chị gái. Thời điểm đó, gia đình Linh như có dông bão bủa vây.
Trong con mắt của mẹ Linh, những người như em chính là "dân ăn chơi, đổ đốn". Nhiều lần Linh về nhà chơi, mẹ khóc cạn nước mắt. Khuyên bảo không được, mẹ em thậm chí đã dùng những lời nặng nề với mong mỏi muốn Linh thay đổi.
Tâm sự với chúng tôi, ký ức về những ngày đặc biệt đó như vẫn khiến Linh bồi hồi khi nhớ lại: "Tôi hiểu rất rõ mẹ tôi. Thực ra, bà không ghét bỏ gì tôi nhưng vì quá áp lực từ những lời dị nghị của hàng xóm, láng giềng và những người thân nên mẹ tôi đã không còn đủ bình tĩnh. Khuyên tôi không được có lúc mẹ tôi nói: "Nếu biết con như thế này thì khi đẻ ra mẹ đã bóp chết con cho xong". Mỗi lần nghe những câu nói như vậy tôi thấy ám ảnh vô cùng".
Bố Linh biết chuyện nhưng luôn lặng im. Duy chỉ có Tết năm 2016, bố gọi Linh ra nói chuyện. Ông nói: "Con phải cân nhắc thật kỹ và đừng theo cảm xúc. Con sống như thế có thể sẽ có hạnh phúc bây giờ nhưng sau này không có con cái sẽ rất vất vả, khổ sở. Thậm chí, con sẽ mất đi cả tương lai phía trước nếu không có sự chọn lựa kỹ càng". Linh đáp lại lời bố: "Con cái là thế hệ sau, hơn nữa kể cả chuyển giới đi nữa thì con vẫn có thể có con được".
Thời điểm đó, Linh và gia đình vẫn không tìm được tiếng nói chung. Kỷ niệm khiến Linh ám ảnh nhất là cuộc gọi lúc nửa đêm của mẹ: "Có hôm 3 giờ sáng, mẹ không ngủ được liền gọi điện cho tôi, bắt tôi về nhà, dọa nếu không về mẹ sẽ chết. Tôi vội vàng quay về không biết có chuyện gì, mẹ nói "Mày như thế tao chết!".
Khoảnh khắc đó, dù rất thương bố mẹ nhưng tôi cũng muốn đánh cược với bản thân một lần. Tôi quỳ rụp xuống, đây cũng là lần đầu tiên tôi làm chuyện đó. Tôi nói với bố mẹ: "Đây là lần cuối cùng nhà mình trao đổi về câu chuyện này. Con quỳ xin lỗi vì nếu bố mẹ cho rằng như thế là tội bất hiếu. Còn nếu bố mẹ chấp nhận con thì bố mẹ sẽ có thêm một đứa con, không chấp nhận con thì coi như bố mẹ mất một đứa con. Con sẽ ra đi đến khi nào bố mẹ chấp nhận con thì con về".
Và, 6 tháng sau đó, Linh quay trở ra Hà Nội học tập, bố mẹ và em đều không hề liên hệ với nhau.
Linh là một người đặc biệt khi đi làm ở ngoài một thời gian rồi mới học đại học. Linh coi việc học đại học là một cơ hội để trải nghiệm mà không có bất kể một áp lực nào. Linh tâm sự: "Ngày đó, tôi chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền vì trường này vừa ít điểm lại vừa có cơ hội để tôi trải nghiệm nhiều kỹ năng".
Ngay khi vào trường, em đã xông xáo tham gia vào rất nhiều các hoạt động thiện nguyện. Em là chủ nhiệm của CLB Tình nguyện xung kích. Linh cùng hàng chục sinh viên trong nhóm đã liên tục tổ chức vận động sự ủng hộ để quyên góp đồ dùng cho các trẻ em vùng cao qua các hoạt động như Đông Ấm, hỗ trợ bà con khắc phục ảnh hưởng sau bão lũ.
Không chỉ hoạt động trong trường, Linh còn là thành viên cộm cán của nhiều tổ chức thiện nguyện có tiếng nói trong xã hội như tổ chức "Tim hồng" của ca sĩ Thái Thùy Linh. Chính bản thân Linh là chủ nhân của chương trình "Bước chân đi tình yêu ở lại" nhằm hỗ trợ những người dân ở vùng sâu, vùng xa ổn định cuộc sống.
Biệt danh "Linh Hải Dương" hay "gã lang thang" cũng bắt đầu từ những chuyến đi như thế. Với Linh, những cung đường trong hành trình thiện nguyện luôn có sức hút đặc biệt. Linh bộc bạch: "Mình định vị tuổi trẻ bằng những gì mình đã làm được cho cộng đồng, cho xã hội chứ không bằng những gì mình có được cho bản thân".
Nhưng cũng chính những con đường say mê đó đã đưa đến cho Linh một thử thách đến nghẹt thở. Trong một chuyến áp tải hàng từ thiện lên Tây Bắc, do thời tiết khó khăn, toàn bộ xe hàng của Linh đã bị lật. Những mường tượng về ký ức tang thương đó là sự chuẩn bị với cái chết định sẵn: "Khoảnh khắc tai nạn diễn ra, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng với cái chết. Cả chuyến xe lật nhào xuống vực. Tôi phải nhập viện và trải qua một đợt điều trị đến thập tử nhất sinh. Cả đời tôi chưa bao giờ trải qua điều sợ hãi đến vậy".
"Trời thương người có lòng" - câu nói đó đúng tuyệt đối với Linh. May mắn gọi tên em khi giữa ranh giới của 1% sự sống, em đã bình an. Qua thử thách đặc biệt đó, Linh đã thêm một lần nữa quyết tâm phải sống đúng là chính mình vì em hiểu rằng không thể có thêm cơ hội lần thứ hai nữa. Khát vọng hoán đổi thân xác chưa bao giờ mạnh mẽ như thế!
Muốn hoán đổi thân xác thì điều cần nhất không phải là ước muốn mà lại chính là tiền. Để có tiền em đã làm đủ mọi việc từ bốc vác, bưng bê cho đến ship hàng. Linh nhớ lại: "Ngày đó, cứ 4h sáng là tôi dậy đi lấy ổi Thanh Hà lên để ship đến từng khách lẻ đặt hàng. Tôi làm đủ thứ nghề và buôn đủ thứ hàng những mong sao có thể tiết kiệm nhiều tiền nhất để dành cho việc phẫu thuật chuyển giới".
Cũng trong những ngày gian khó đó, trong một vài chuyến thiện nguyện, Linh đã quen được một người bạn gái. Người yêu Linh quê ở Bắc Giang, hai người có tình cảm với nhau ngay từ khi Linh chưa chuyển giới. Linh là người chủ động tán trước và may mắn chiếm được cảm tình. Biết Linh đau dạ dày vì gần như phải thức đêm liên tục vận chuyển hàng nên cứ 6h tối mỗi ngày, bạn gái lại sang trực tiếp nấu cơm cho Linh.
Ngày 8/3 năm đó, Linh muốn dành tặng người yêu mình một ngôi nhà bằng tăm đến mức bị dao rạch ngang tay. Món quà tuy không quá đặc biệt nhưng lại khiến bạn gái Linh vô cùng xúc động. Linh chính thức tỏ tình thành công với cô gái mình yêu mà như cách Linh nói "là gái thẳng hẳn hoi".
Điều khiến chúng tôi bất ngờ nhất trong hành trình của Linh đó chính là việc cả gia đình bạn gái đều đồng ý cho mối quan hệ của hai người. Thậm chí, bố mẹ Linh còn nhiều lần đề cập đến chuyện cưới xin của em. Hai em bắt đầu mối quan hệ trên cơ sở của tình thương. Linh trầm ngâm: "Thực ra, những món nợ bằng tiền đều dễ trả chỉ có nợ tình, nợ nghĩa là khó trả nhất. Cô ấy đến bên tôi không phải bằng tình yêu nữa mà tình thương là nhiều hơn. Nhiều lần cô ấy tâm sự với tôi, cô ấy coi tôi hoàn toàn là đàn ông, có chăng chỉ là khiếm khuyết mà thôi".
Khoảnh khắc đặc biệt nhất của Linh là vào năm 2016, bố người yêu bị ung thư. Ước vọng lớn nhất của ông lúc đó là làm sao để con gái đầu có chồng con, ổn định cuộc sống. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến Linh quyết định phải gấp rút cho hành trình chuyển giới của mình.
Đó không chỉ là cuộc đua của thể xác mà còn là sự nỗ lực không cân sức về tài chính. Để có thể trở thành một người nam hoàn chỉnh Linh sẽ phải mất khoảng trên dưới 200 triệu. Đó không phải là một món tiền nhỏ với một người vừa mới ra trường như Linh.
Bốn năm đi làm thêm đủ nghề, Linh có khoảng 150 triệu, còn thiếu 50 triệu cho cuộc đại phẫu thuật làm lại cuộc đời. Điều em bất ngờ nhất chính là sự trợ giúp của những người bạn. Không ngần ngại khi nghe Linh nói về dự định sắp tới của mình, bạn bè đã cho em vay 40 triệu. Người yêu đưa cho Linh 10 triệu vì quá thấu nỗi cùng khổ của Linh.
Mang theo sự ủng hộ của mọi người, Linh cất bước lên đường sang Thái Lan cho một hành trình mới trong đời. Chuyến bay sang Thái Lan đó là chuyến bay nhiều tâm trạng nhất trong cuộc đời của Linh: "Quãng đường bay có hơn một tiếng đồng hồ mà tôi cảm tưởng như vừa đi qua cả thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai vậy. Điều quan trọng nhất là tôi sợ chết!".
Nhập viện, lên bàn mổ, Linh lạnh cả sống lưng khi nhớ lại cảm giác trong ca cấp cứu vì tai nạn giao thông năm xưa. Linh cắt bỏ ngực - thứ mà theo anh "không thuộc về mình". Cảm giác run bần bật vẫn hiện rõ trong đôi bàn tay nắm chặt cốc thủy tinh trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi: "Lúc họ lột quần áo mình ra đo kích thước vòng ngực để tiến hành cắt bỏ tuyến ngực thì tôi mới thấy hoảng sợ. Họ tiêm thuốc mê và tôi bắt đầu vào một ca phẫu thuật dài khoảng 3 tiếng đồng hồ".
Cơn đau sau khi phẫu thuật chính là thứ đánh dấu việc Linh đã hoàn thành việc cắt bỏ tuyến ngực. Sự mạnh mẽ và lạc quan vốn có không thể giúp anh Linh thoát khỏi cảm giác cô đơn đang bủa vây khi không có gia đình, người thân ở cạnh bên lúc ốm đau.
Chúng tôi hỏi: "Thế bố mẹ Linh có biết chuyện này không?". Và câu trả lời khiến chúng tôi bất ngờ: "Tôi giấu bố mẹ vì không muốn bố mẹ phải lo lắng cho những chuyện của riêng mình. Cảm giác một mình khiến tôi tự tin hơn!".
Ba ngày sau Linh được xuất viện nhưng anh lại bắt đầu có biểu hiện của việc bị nhiễm trùng khi vùng ngực bị sưng phồng, đọng mủ ở vết khâu. Linh kể: "Để tránh bị hoại tử, bác sĩ yêu cầu tôi tự nặn mủ chảy ra từ vết khâu. Tôi vẫn ám ảnh nhất là có những hôm nặn ra được cả một chai 500ml. Không hiểu sao khi đó mình lại có sự can đảm đến như vậy. Được ít ngày thì tôi bị chỉ định phẫu thuật lại vì bị nhiễm trùng rất nặng, khoang ngực bị ăn mòn gần hết".
Ca phẫu thuật thứ hai được tiến hành khẩn cấp để bảo vệ mạng sống cho Linh. Hai ca phẫu thuật quá sát nhau, sức khỏe của Linh lại yếu nên để có thể đảm bảo an toàn nhất cho em thì các bác sĩ bắt buộc phải thực hiện tiêm tê thay vì gây mê như ca phẫu thuật trước.
Có lẽ, đến mãi về sau thì những đường khâu lạnh buốt da thịt mà em nhìn thấy trực tiếp khi các bác sĩ thực hiện vẫn sẽ là điều khiến Linh ám ảnh. Khi những đường khâu cuối cùng kết thúc, các bác sĩ thông báo ca phẫu thuật rất ổn cũng là lúc Linh hiểu được cảm giác giải thoát. Có vào hoàn cảnh của những cô gái "bên trong một đường, bên ngoài một nẻo" như Linh thì mới thấu cảm giác này.
Chúng tôi nhớ mãi những lời Linh kể: "Ngực của tôi rất to và đẹp nhưng không thuộc về tôi nên tôi luôn phải nẹp rất chặt. Mùa đông thì không sao nhưng cứ vào mùa hè, những ngày nóng bức thì tôi vô cùng khó chịu. Nhiều hôm vì nẹp ngực mà tôi chảy cả máu mũi".
Tuy không thực hiện hoán đổi bộ phận sinh dục phía dưới nhưng cũng chính từ khoảnh khắc hoàn thành ca mổ, Linh đã được giải phóng hoàn toàn.
Chúng tôi gọi đó là đám cưới cổ tích với những giấc mơ hồng là bởi lẽ đám cưới của Linh cũng là khát vọng của biết bao nhiêu người trong cộng đồng LGBT. Linh làm nghề dẫn tour du lịch nên bạn bè đến từ khắp mọi miền. Ngày Linh cưới, nhà đãi cả trăm mâm vì "Nghe tôi cưới ai cũng xúc động, hạnh phúc vì đã chứng kiến những điều đau thương nhất của tôi. Vì biết đó là khát vọng cả đời của tôi".
Linh kết hôn vào một ngày Chủ nhật, đánh dấu tròn 6 năm yêu nhau, một chặng đường đủ để "thử lòng nhau". Đoạn ký ức đặc biệt đó khiến cả trường kỳ khổ đau mà Linh trải qua như tan biến trong "giấc mơ hồng" đã trở thành sự thật của anh.
Linh khoe với chúng tôi những điều đặc biệt trong đám cưới bằng sự tự hào và niềm mãn nguyện mà anh đã phải trả giá bằng cả sinh mệnh của chính mình: "Đám cưới chúng tôi mời bạn bè khắp mọi miền, hầu như ai cũng bớt chút thời gian đến chung vui. Tôi cưới vào Chủ nhật mà nhiều bạn bè từ miền Nam bay ra từ thứ 5, chúng tôi nói chuyện ôn lại kỉ niệm thâu đêm.
Một người bạn thân thời đại học của tôi đã gọi điện chúc mừng, bạn ấy vừa nói chuyện vừa khóc nấc lên. Sống mũi tôi cũng cay cay. Đó là người đã chứng kiến tôi từ khi còn một cô gái cho đến khi được như bây giờ. Có lẽ bạn ấy mừng cho tôi. Không khí lễ rước dâu tràn ngập sự hào hứng, ai cũng muốn nhìn mặt cô dâu. Còn có 1 anh nghệ nhân thổi sáo người Mông từ Hà Giang đến chung vui. Với bản thân tôi thì đây như là một chiến thắng. Em gái tôi còn trêu bảo chuyện hai chúng tôi là di sản tình yêu vì trải qua bao gian nan vất vả mới đến được với nhau".
Ngày hôm ấy, mẹ Linh đã khóc. Nếu như trước đây, mẹ là người cấm cản Linh nhiều thứ, ngăn con theo đuổi giới tính của bản thân thì giờ đây, mẹ lại là người hạnh phúc nhất khi thấy Linh đang tốt lên từng ngày. Tất cả những nghiêm khắc trước kia cũng chỉ vì lo cho con.
Video cầu hôn của Linh Hải Dương
Vậy là Linh Hải Dương đã có vợ. Mới đây, anh đã mua được một mảnh đất gần 1 tỷ đồng ở Đà Lạt để thực hiện nốt những giấc mơ dang dở đúng với cái chất "gã lang thang" cùng vợ. Vợ làm kế toán doanh nghiệp, chồng đi dẫn tour, cũng tạm ổn cho một cuộc sống mới. Linh Hải Dương tâm sự: "Vợ chồng tôi không bao giờ cãi nhau cả, có chăng vì tôi hay ghen. Anh hàng xóm sang chơi cũng ghen được mới lạ!".
"Thế giới ngầm" thực ra cũng là một xã hội thu nhỏ. Mọi chân lý vẫn luôn tồn tại như cách mà những nhân vật của chúng tôi theo đuổi đến cùng. Có chăng mọi sự đấu tranh thì khó khăn và gian nan hơn!
HUY HOÀNG
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.