Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình đặc biệt của anh chàng xương thủy tinh

Thứ hai, 06:31 17/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Có thể nói, anh Nguyễn Văn Phương và chị Nguyễn Thị Bích Phượng trú tại xóm 8B, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là hai nhân vật chính của một câu chuyện cổ tích giữa đời thực. Đó là câu chuyện về nghị lực, tình yêu và cuộc sống của một người đàn ông bị xương thủy tinh, cao 1,2m và một người phụ nữ bình thường.


Vợ chồng anh chị Phương - Phượng. Ảnh: Huy Hoàng

Vợ chồng anh chị Phương - Phượng. Ảnh: Huy Hoàng

Thà tàn nhưng không phế

Dọc theo con đường làng nhỏ nối từ đường quốc lộ 1A vào xóm 8B, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ cuối làng. Chủ nhân của ngôi nhà đó được người dân ở đây gọi bằng một cái biệt danh nghe rất tội: Phương “què”.

Hỏi ra mới biết, người dân nơi đây đã dành cái cái biệt danh “đặc biệt” ấy cho một người đàn ông mà họ hết mực trân trọng. Đó là anh Nguyễn Văn Phương (SN 1972, quê Hà Tĩnh), một người đàn ông chỉ cao 1,2m đã sống cùng căn bệnh xương thủy tinh hơn 46 năm nay nhưng chưa bao giờ anh thôi lạc quan, yêu đời.

Chúng tôi đến nhà anh vào một buổi sáng đầu đông lạnh. Căn nhà cấp 4 nhỏ bé này tuy cũ kỹ nhưng từ ngoài cổng đã nghe tiếng cười nói vui vẻ của vợ chồng anh chị vọng ra. Vừa tỉ mẩn sửa từng chiếc đầu đĩa cũ kỹ bị hỏng, anh Phương vừa kể với vợ về nội dung cuộc điện thoại từ TPHCM gọi ra. Cuộc điện thoại đầy lạc quan về tình hình sức khỏe đứa con út của hai anh chị đang điều trị tại một trung tâm bảo trợ. Chúng tôi thấy được sự vui mừng và hạnh phúc khi họ nói với nhau về sức khỏe của con. Qua câu chuyện đó, chúng tôi cũng nhìn ra được tình cảm mà họ trao cho nhau qua những ánh mắt nhiều đến mức nào.

Chúng tôi nghe anh Phương kể, anh được sinh ra trong sự vui mừng của cả gia đình, dòng họ vì là đứa cháu đích tôn, là người nối dõi tông đường. Nhưng càng lớn anh càng yếu, chân tay khó hoạt động và không đi lại được. Gia đình đưa anh chạy chữa khắp nơi nhưng tất cả hi vọng chữa lành bị dập tắt khi bác sĩ kết luận anh phải sống chung với căn bệnh xương thủy tinh suốt đời. Đến năm 1991, khi anh vừa tròn 18 tuổi thì gia đình chuyển vào Bình Phước sinh sống. Với quyết tâm “tàn mà không phế”, sau 5 năm học nghề sửa chữa đồ điện tử từ một người anh em kết nghĩa, anh đã xin bố mẹ thuê cho một cái quán ven đường để hành nghề, mong có thể giúp bố mẹ bớt lo cho cuộc sống của mình.

Tình nguyện bỏ nhà theo chồng tật nguyền

Khi chúng tôi hỏi về tình yêu của anh chị bắt đầu như thế nào thì chị Phượng (SN 1967) im lặng nhìn chồng cười, rồi kể: “Chiều 30 Tết năm 1997, trong một lần đi sửa cái ti vi của nhà bị hư thì tôi quen anh. Nhìn dáng người nhỏ bé chỉ cao 1,2m của người thợ, tôi mới tò mò hỏi han về hoàn cảnh gia đình anh. Sau khi nghe được hoàn cảnh của anh, tôi thấy cảm thương. Từ đó, cứ 2- 3 hôm tôi lại qua quán, lúc giúp anh xách xô nước, cái ti vi rồi dần dà chúng tôi yêu nhau từ khi nào cũng không hay”.

Sau một thời gian yêu nhau thì chị cũng đưa anh về ra mắt bố mẹ. Bố mẹ chị kiến quyết phản đối vì cho rằng anh tàn tật, nhỏ hơn chị 5 tuổi, lại không có nghề nghiệp ổn định. Nếu lấy anh, chị sẽ khổ.

“Bố mẹ phản đối đến mức dọa đuổi tôi ra khỏi nhà và không ngờ là tôi đi thật. Trước khi tôi đi, cha tôi có bảo: “Nếu sau này con khổ quá thì cứ về đây, cha cho nhà cho đất con ở. Con đừng tự chịu một mình”. Khi đó, tôi cũng không hiểu mình lấy can đảm ở đâu ra mà bỏ nhà đi nữa. Tôi đi từ đó. Năm ngoái, cha mất tôi mới trở về, nhưng không kịp nhìn mặt ông lần cuối”, chị Phượng nghẹn ngào.

Lúc đến với nhau, anh và chị dắt nhau lên phường làm giấy chứng nhận kết hôn rồi lên Đắk Lắk thuê một căn nhà ở với nhau mà không tổ chức cưới xin gì. Hằng ngày chị đi hái cà phê, hạt điều hoặc cạo mủ cao su cho người ta, còn anh ở nhà sửa cái này cái nọ để kiếm thêm ít đồng lo cho cuộc sống. Cuộc sống của hai người cũng dần dần ổn định, có đồng ra đồng vào, mua được căn nhà để trú mưa, trú nắng.

Vượt lên số phận

Năm 1998, chị Phượng mang thai đứa con đầu lòng. Khi biết tin mình mang thai, chị mừng lắm, tròn chín tháng mười ngày chị sinh cậu con trai kháu khỉnh, đặt tên là Nguyễn Văn Trung. Trong một lần bế con, Trung khóc thét không thể dỗ được. Chị không ngờ rằng chỉ như thế thôi mà con của chị đã bị gãy xương. Với giác quan của một người mẹ, chị có linh cảm rằng con của chị đã bị bệnh di truyền từ người cha. Nhưng chị vẫn luôn tự an ủi mình rằng linh cảm của chị là sai cho đến khi cầm tờ giấy khám bệnh của con mà chị như chết lặng. Đứa con tội nghiệp của chị đã phải chịu án chung thân với căn bệnh xương thủy tinh suốt đời. Cả bầu trời hi vọng của chị sụp đổ. Những ngày đầu biết con bị bệnh, chị không ăn, không uống, nghĩ đến con chị lại khóc. Có bao nhiêu tiền của, anh chị đều gom góp để chạy chữa cho con với hi vọng con có thể phát triển bình thường. Rồi anh chị bán căn nhà, về Hà Tĩnh quê anh sinh sống.

Năm Trung được 3 tuổi, chị lại mang thai đứa con thứ hai, dù bác sĩ đã chẩn đoán rằng có thể đứa bé này cũng bị bệnh di truyền như người anh trai nhưng chị vẫn muốn sinh đứa bé này ra với lý lẽ: “Ông trời chắc sẽ không thể bất công với mình hơn nữa”. Nhưng “cóc kêu chẳng thấu trời xanh”, đứa con thứ hai lại mang trong mình căn bệnh giống cha và anh. Cũng vào thời điểm ấy, chị lại biết mình mắc phải căn bệnh bướu cổ. Cả gia đình đều mang trong mình bệnh tật, cuộc sống vốn đã thiếu trước hụt sau, bây giờ lại càng khốn khó. Để nuôi gia đình chị làm bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền miễn là lương thiện, hằng ngày chị đi buôn ve chai. Anh Phương ở nhà sửa cái này, cái kia để phụ chị kiếm thêm ít đồng. Tối đến, chị lại đội đèn, đi đổ rác thuê cho nhà người ta. Công việc vất vả như thế nhưng chị chẳng màng nắng mưa, hằng ngày làm từ 6h sáng đến 11 - 12h đêm.

Khi chúng tôi hỏi chuyện về hai đứa con, người mẹ đó, dù trải qua bao biến cố đắng cay của số phận vẫn đầy tự hào về những thiên thần của mình. Đứa con đầu tuy dáng người nhỏ bé nhưng cũng chăm chỉ học nghề sửa chữa đồ điện tử của cha nên bây giờ đã tự mở cho mình một ki-ốt nhỏ ở gần nhà để phụ cha mẹ kiếm tiền. Còn đứa con út vì yếu hơn anh nên vẫn chưa tự đi lại được, bây giờ đang được một trung tâm ở Sài Gòn nhận nuôi để điều trị bệnh. Tuy chỉ mới bắt đầu chữa trị một thời gian thôi nhưng con chị đã mập và cao lên, bây giờ đã đi lại được bằng nạng rồi.

Trong sự cảm phục, chúng tôi nhận ra được sự vui mừng không giấu nổi trên vẻ mặt người phụ nữ đã chịu đựng vất vả suốt hơn 20 năm đó, có lẽ đối với chị như thế đã là hạnh phúc. Vì sau tất cả những khó khăn, những đau khổ nhưng tình yêu chị dành cho gia đình nhỏ của mình vẫn vẹn nguyên. Nó không chỉ là sự cảm thương ban đầu dành cho một người đàn ông tật nguyền mà đã được nhân lên bởi sứ mệnh của một người mẹ - một trụ cột trong gia đình mà “dù khó khăn nhưng thương nhau là được em ạ”, như lời người phụ nữ bình dị mà cao cả này thổ lộ.

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Xã hội - 34 phút trước

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá

Xã hội - 1 giờ trước

Công an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?

Xã hội - 1 giờ trước

Khi tài xế cho dừng – đỗ ô tô, cần về số 0 với xe số sàn, số P với xe số tự động kết hợp kéo phanh tay cẩn thận trước khi rời khỏi xe.

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất

Xã hội - 1 giờ trước

Bộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Top