Chuyện về người vợ của cựu binh xe tăng 390
GiadinhNet - Cách đây 5 năm, chúng tôi có dịp gặp ông Vũ Đăng Toàn, người chỉ huy xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm xưa. Lần này, chúng tôi gặp lại ông và được nghe những câu chuyện chưa được nhiều người biết đến…

Vợ chồng ông Vũ Đăng Toàn tại buổi giao lưu với học sinh xã Đông Xuyên (huyện Ninh Giang). Ảnh: Huy Thăng
Yêu nhau qua những lá thư
Cách đây 5 năm, cũng một ngày tháng 4, chúng tôi đến nhà riêng của cựu binh Vũ Đăng Toàn (SN 1947), ở thôn Thượng Bì, xã Yết Kiêu (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Lần ấy, khi chúng tôi ghé thăm là thời điểm gia đình ông đang xây căn nhà mới, mà một phần kinh phí là do cán bộ, chiến sĩ và nhân dân TP Hồ Chí Minh trao tặng.
Lần này, chúng tôi gặp lại ông Toàn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Đông (SN 1951), trong chương trình giao lưu với học sinh xã Đông Xuyên (huyện Ninh Giang). Nhớ lại chuyện mấy chục năm trước, bà Đông kể, ông Toàn hơn bà 4 tuổi và ở chung một làng, nhưng không nói chuyện với nhau bao giờ. Năm 1963, ông Toàn đi công nhân làm đường tại tỉnh Hà Giang và 2 năm sau ông nhận đi bộ đội. Đến năm 1967, ông Toàn được về phép thăm nhà lần đầu tiên thì cô bé Đông ngày nào đã trở thành một thiếu nữ. Ngay từ lúc ấy, ông Toàn đã thấy ở cô gái này có điều gì rất lạ khiến trái tim ông rung động đầu đời. "Ngày đó tôi có biết gì về ông ấy đâu. Thấy mọi người trong xóm trêu là anh Toàn cỏ vẻ thích mày đó, ý mày thấy thế nào? Thấy vậy, tôi chẳng biết nói sao. Do đi làm ruộng phải qua nhà nhau, hôm về nghỉ phép, ông ấy có hẹn tôi đi chơi nhưng tôi không đi vì ngại...", bà Đông chia sẻ.
Nhớ lại thời điểm nhận được lá thư đầu tiên của ông Toàn, bà Đông cười nói: "Hôm đó tôi đang đi làm đồng, thấy người đưa thư nói có thư của bộ đội gửi cho tôi, tôi đã ngờ ngợ. Đến khi mở thư ra thì đúng là thư của ông ấy viết cho mình thật. Tôi vui thì ít mà hoang mang thì nhiều vì không biết nội dung trong thư ông ấy nói thật hay đùa. Lá thư đó tôi đã để ở đầu giường và đọc đi đọc lại nhiều lần, sau đó tôi mới quyết định hồi âm lại".
Đến năm 1974, sau rất nhiều lá thư qua lại, nhân dịp hoàn thành lớp sĩ quan cao cấp, ông xin đơn vị cho nghỉ phép. Trước khi về ông mạnh dạn đề xuất với đơn vị cho nghỉ dài ngày có thể cưới vợ. Ông Toàn chia sẻ: "Lúc tôi xin nghỉ phép dài ngày là đánh liều thôi, chứ về quê biết đâu bà ấy không đợi được mình đã đi lấy chồng rồi thì ê mặt! Ai ngờ hoá ra tôi cưới vợ thật. Vừa chân ướt chân ráo về tới nhà, ông anh rể gọi tôi sang và nói: Bé Đông nói vẫn chờ cậu đó, cậu tính xem thế nào? Tôi nói: Chúng em mới chỉ tìm hiểu nhau qua thư thôi, biết đâu giờ về cô ấy lại không đồng ý thì sao? Tối hôm sau, ông anh rể bố trí cho hai đứa gặp nhau tại nhà anh ấy. Sau buổi tối lần đầu tiên đó, chúng tôi quyết định đi đến kết hôn".
Ngồi bên cạnh chồng, bà Đông tủm tỉm: "Ngày đó chúng tôi quyết định nhanh lắm, không đắn đo và nhiêu khê như bây giờ, vì tôi biết ông ấy là bộ đội, đã nói là làm và đã làm là thật nên khi nghe ông ấy muốn kết hôn, tôi lưỡng lự một lúc rồi đồng ý".
Tháng 12/1974, vợ chồng cưới xong ở với nhau chưa được chục ngày thì ông Toàn nhận lệnh của đơn vị vào chiến trường miền Nam. Ngày chia tay chồng trở về đơn vị, bà Đông bịn rịn và không giấu được nỗi buồn, nhưng vẫn động viên chồng hoàn thành nhiệm vụ.
Nói về người vợ của mình, ông Toàn cười: "Ngày ấy, thấy ưng là cưới thôi, mà chúng tôi là người lính cũng chẳng có thời gian tìm hiểu lâu! Chủ yếu yêu nhau qua những lá thư. Mà nói thật, nếu không có những lá thư hồi đó thì làm sao tôi có được bà ấy... Còn đám cưới của chúng tôi đạm bạc lắm, nhưng rất vui và ấm áp. Hôm diễn ra lễ cưới, gia đình đã chuẩn bị rất chu đáo để đón dâu, nhưng không hiểu sao, lúc cô dâu sắp về nhà trai thì mấy ông chú ở nhà mang pháo cho vào chảo hong cho đỡ ẩm, để khi đốt nổ to hơn. Ai ngờ, không may hơ nóng quá khiến pháo nổ hết mà cô dâu vẫn chưa về đến nơi. Thế là mọi người cuống quýt đi mua bánh pháo khác cho kịp giờ đón dâu. Đó là kỷ niệm hai vợ chồng tôi không bao giờ quên".
Mong ước giản dị

Bà Nguyễn Thị Đông cho biết, thiếu chút nữa thì mình “đã trở thành giáo viên”.
Ngồi bên cạnh chồng, bà Đông như hồi tưởng lại những chuyện xưa, chuyện ngày bà còn là cô nữ sinh trường sư phạm. Bà nói, cụ thân sinh ra bà trước làm Đông y tại huyện Gia Lộc, sau đó trở thành Trưởng trạm Y tế của xã Yết Kiêu. Vì vậy, sau khi học xong, bà được đi học lớp y sĩ 18 tháng tại Lai Châu. Tuy nhiên, nếu học xong, bà sẽ ở lại Lai Châu công tác chứ không về xuôi. Phần vì còn nhỏ lại nhớ nhà nên bà Đông xin với gia đình không đi học y sĩ.
Một thời gian sau, khoảng những năm 1968, bà Đông được trường Sư phạm Hải Dương gọi đi học với thời gian 18 tháng. Ngày ấy ngôi trường bà học đóng tại thị xã Hải Dương bị Mỹ ném bom nên cả trường sơ tán về xã An Đức (huyện Ninh Giang) học nhờ. Bà học môn tự nhiên được phân vào lớp cấp 2 (THCS), các học sinh đều ở trọ nhà dân. Cuộc sống ngày đi học mặc dù thiếu thốn đủ thứ nhưng đó là quãng thời gian đẹp, nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên, khi học được khoảng 2 tháng, các bạn nam trong trường đi bộ đội và với nhiều lý do khác, cấp học của bà giải thể. Sau khi trở về quê, bà làm thư ký cho đội sản xuất rồi… xây dựng gia đình với ông Toàn.
Bà Đông cho biết, hiện một số bạn học với bà ngày đó đã trở thành giáo viên và những người này hiện đã về hưu. "Nếu ngày ấy tôi xin xuống học tại lớp dành cho giáo viên cấp 1 thì giờ cũng là cô giáo, khi nghỉ hưu có chế độ. Khi ông Toàn về phục viên, kinh tế khó khăn lắm, vợ chồng tôi làm đủ nghề, từ làm bánh đa, làm đậu, đến chăn nuôi. Nếu không chịu khó làm thì không có cái ăn, cái mặc và nuôi con cái ăn học ", bà Đông hồi tưởng lại.
Trong cuộc nói chuyện, tuy đôi lần bà Đông nói tiếc vì mình đã bỏ lỡ cơ hội làm ngành Y hoặc giáo viên, nhưng rồi bà lại tâm sự: "Nếu ngày ấy may mắn thì tôi đã làm nghề giáo viên, thậm chí có thể làm trong ngành Y. Nhưng nếu vậy, chưa chắc tôi đã gặp được ông Toàn. Số phận đã định và duyên trời đã sắp đặt...". Bà Đông bảo, giờ bà chỉ mong cả gia đình có sức khỏe, vui vầy bên con cháu, thế là mãn nguyện rồi.
Đức Tùy

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 5 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 10 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 22 giờ trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 23 giờ trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 1 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

8 năm trả tiền thuê nhà mất 1,3 tỷ đồng, chồng chết lặng khi biết danh tính thật sự của chủ nhà
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Suốt 8 năm trời đều đặn trả tiền thuê nhà, người đàn ông bàng hoàng khi phát hiện mình đã "trả tiền cho chính vợ".

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.