Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về tộc người chốn thâm sơn cùng cốc: Ngày mới ở Cò Phạt

Thứ sáu, 12:59 11/05/2012 | Chất lượng cuộc sống

GiadinhNet - Sống ở chốn “sơn cùng thủy tận”, người dân ở 3 bản: Cò Phạt, Bủng và Khe Lẻ hầu như bị cách li với thế giới bên ngoài.

 
Đói nghèo, lạc hậu đeo bám. Nhưng đến nay, nhờ những nỗ lực của cộng đồng, sự vào cuộc hết mình của các chiến sỹ biên phòng, mọi việc đã khác…
 
Trẻ em ở Cò Phạt đã được đến trường học cái chữ. Ảnh: Hồ Hà
 
Thắm tình quân dân
 
Ở Cò Phạt, không ai không hiểu và trân trọng tình quân dân thắm thiết, ngọt ngào. Nhờ có Bộ đội Biên phòng của Đồn biên phòng 555 “cầm tay chỉ việc”, các dự án xây dựng đầu tư bản Cò Phạt, bản Búng, bản Khe Lẻ đã có những đổi thay.
 
Hiện Cò Phạt đã có trường mầm non, tiểu học, được sử dụng hệ thống nước sinh hoạt, bà con biết trồng lúa nước. Chiến sĩ Trần Đình Kiên –Trạm quân dân y cho biết: “Trước đây người dân có bệnh thì chỉ biết mời thầy mo đến cúng con ma rừng nên rất nhiều người chết oan. Nhưng bây giờ, những hủ tục lạc hậu cổ hủ đã được đẩy lùi”.
 
Nhờ chính quyền, bộ đội biên phòng vào cuộc, vận động tốt mà đến nay Cò Phạt đã hoàn toàn xoá được tình trạng đưa trẻ  mới lọt lòng ngâm suối. Người chết không còn quấn chiếu để cúng bái cả tuần nữa. Phụ nữ có thai đã biết tìm đến các anh bộ đội xin thuốc, chấm dứt cảnh sản phụ đẻ ở nhà, cắt dây rốn bằng nứa. Người dân đã biết đưa người sắp sinh đến trạm y tế để được giúp đỡ.
 
Giờ ra chơi của trẻ em Đan Lai. Ảnh: PV
 
Trưởng bản La Xuân Đường tâm sự: “Trước đây, bản Cò Phạt có 76 nóc nhà, chủ yếu là lợp tranh. Cò Phạt luôn nằm trong tình trạng đói nghèo cần được cứu trợ. Cảnh thiếu ăn ở Cò Phạt gần như quanh năm. Bà con chỉ biết trông chờ vào gạo cứu đói của Nhà nước. Do đường bộ vào đây khó khăn, việc tiếp tế lương thực có khi kéo dài cả tháng trời, nói gì đến chuyện lưu thông hàng hóa, thực phẩm giữa người Đan Lai với người Thái hay người Mông…”.
 
Tuy nghèo thật nhưng ông Đường rất tự hào khi kể về những người dân Đan Lai ở Cò Phạt: “Bà con tuy còn nghèo nhưng tình đoàn kết thì không đâu bằng. Nhà nào có việc thì cả bản sẵn sàng xắn tay vào giúp mà không nề hà”.
 
Đi xuồng máy vào Cò Phạt. Ảnh: Hồ Hà
 
Người đảng viên tiên phong
 
Thượng úy Trịnh Xuân Vinh, Trạm trưởng Trạm Biên phòng bản Cò Phạt cho hay: Đa số người dân ở Cò Phạt chưa ra trung tâm huyện bao giờ. Điều kiện giao tiếp ít, dân trí lại hạn chế. Việc sinh đẻ an toàn đã được bộ đội biên phòng cùng các cán bộ cơ sở bền bỉ tuyên truyền nên ý thức của bà con đã thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn hủ tục tảo hôn. Đây cũng là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương đang rốt ráo truyền thông để hạn chế tới mức thấp nhất.
 
Tại bản Cò Phạt này, ông La Văn Yêu là người nổi tiếng. Chẳng phải vì nhà ông có hàng chục con trâu bò hay tòa ngang dãy dọc gì mà bởi ông là đảng viên duy nhất dám bước qua những hủ tục lạc hậu để góp phần giúp bà con Đan Lai bỏ đi những thói quen không tốt, cải thiện cuộc sống.
 
Hai năm trước, gia đình ông Yêu còn ở trong bản Bủng- cách Cò Phạt hai giờ đi thuyền vượt thác sông Giăng và khe Khặng. Trước thực trạng bà con nơi đây còn có quá nhiều hủ tục lạc hậu, huyện và xã đã cử ông Yêu vào làm Bí thư bản Cò Phạt. Vậy là sau 30 năm làm Trưởng bản Bủng, ông Yêu đã cùng vợ con dời nhà về Cò Phạt để giúp dân. Hồi  trước, bà con  ở đây chỉ biết trồng mỗi cây lúa rẫy, được dăm bữa nửa tháng thì nhà nào cũng thiếu đói.
 
Khi nghe bộ đội biên phòng vào vận động trồng lúa nước, ai cũng như bị “bỏ cục lửa vào tay”! Người Đan Lai bao đời nay vẫn ở trong rừng sâu. Ra khỏi rừng thì làm sao mà sống được chứ chưa nói chi đến chuyện trồng lúa nước như người Kinh?
 
Ngầm thấy dân làng “chưa thông cái tai”, ông Yêu quyết định: “Đảng viên phải đi trước”. Có như thế dân bản mới tin và nghe theo.
 
Theo ông Yêu: “Bụng có no, cái đầu mới sáng”; Phải tuyên truyền cho bà con không du canh du cư nữa mà bắt tay vào trồng lúa nước. Trồng lúa rẫy, đồng bào chỉ tự túc được vài ba tháng lương thực nhưng trồng lúa nước  2 vụ  nâng lên tới 3 tạ/ sào sẽ giải quyết được “chuyện cái bụng”. Muốn vậy, cũng chỉ có cách tuyên truyền “mưa dầm thấm lâu”. Ông và các chiến sỹ biên phòng đã không quản gian nan, vất vả, đêm ngày đến từng bếp lửa để tuyên truyền, thuyết phục bà con. Và “kỳ tích” trồng lúa nước ở mảnh đất này đã thành công. Đến mùa, hạt thóc chắc mẩy như trứng ong rừng khiến dân bản ai cũng ưng cái bụng.
 
Sau chuyện cái bụng no rồi thì mới đến cái đầu. Cái đầu  không chỉ sáng trong việc làm ăn, học tập mà còn biết chăm sóc sức khỏe. Những thói quen như uống nước lã, ngủ ngồi bên bếp lửa, không mắc màn đã lui dần về dĩ vãng.
 
Con đường vào với các bản ở Đan Lai đã được mở. Có đường bộ rồi, hàng hoá được lưu thông, bà con có điều kiện giao lưu tiếp xúc. Nay mai, chiến dịch vận động DS- KHHGĐ sẽ về với bà con nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt kiến thức sức khỏe sinh sản.
 
Ước mơ không nhỏ
 

Với các em, những thầy cô nơi này chính là thần tượng. Em La Thị  Hoài, học sinh lớp 6C bộc bạch: “Em muốn được học để làm cô giáo”. Ước mơ thật đơn giản và thánh thiện. Nhưng để đạt được nó, các em sẽ phải vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng nhìn vào những đôi mắt trong veo ấy, chúng tôi tin điều đó sẽ thành hiện thực. 

Sau ông Yêu, ở Cò Phạt còn có  chị La Thị Hằng - người con của Đan Lai. Từ nhỏ, chị Hằng đã ấp ủ ước mơ sau này được trở thành cô giáo, đưa cái chữ về phục vụ bản làng. Học xong cấp 3, chị Hằng thi vào Trung cấp sư phạm. Ra trường, chị xin về dạy ở quê hương.  2 năm sau, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, Hằng quyết định xin cấp trên đi học đại học. Cô đã tốt nghiệp đại học và lại trở về đây, miệt mài đưa con chữ giúp người dân vươn lên. 
 
Trong số 800 người dân tộc thiểu số Đan Lai đang sống ở chốn “sơn cùng thủy tận” hiện có hơn 40 học sinh xuôi sông, xuôi suối ra trung tâm xã Môn Sơn trọ học. Những ngày giáp hạt,  điều kiện của các gia đình lại càng khó khăn nên để con theo học là một sự cố gắng rất lớn.
 
Thầy Nguyễn Trọng Minh,  Phó Hiệu trưởng Trường THCS Môn Sơn tâm sự: Hầu như từ nhỏ cuộc sống của các em đều tách biệt với thế giới bên ngoài nên để vận động được các em học lên cấp THCS là không đơn giản. Khi thấy thầy cô vào bản vận động, nhiều em đều chạy lên núi trốn. Các thầy cô phải mang cả ti vi, đầu đĩa vào chiếu phim tư liệu giới thiệu để cuốn hút các em đến trường.
 
Thương và thấu hiểu hoàn cảnh của các trò, cô giáo La Thị Mùi đã cùng với các thành viên trong gia đình nấu cơm, nước giúp đỡ cho các em. Ông La Thanh Văn- bố của cô giáo Mùi kể: Mỗi tuần các em cử người về bản lấy gạo, muối, thức ăn. Có nhiều hôm các em hết gạo, ông lại phải lên trường cùng các thầy cô đi xin gạo cho các em.
 
Khi được hỏi về ước mơ của mình, hầu hết các em  đều mong muốn trở thành thầy cô giáo.
 
 Hồ Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top