Cô gái 23 tuổi nhập viện do thủng màng nhĩ chỉ vì sở thích kỳ lạ khi ân ái với bạn trai
Gần đây, thông tin 1 cô gái trẻ người Trung Quốc suýt mất thính giác sau “cuộc yêu” nồng cháy với bạn trai đã khiến không ít người kinh hãi.
Tiểu Giang năm nay 23 tuổi còn bạn trai cô họ Triệu, 24 tuổi. Cả 2 đều sinh sống và làm việc tại Chiết Giang, Trung Quốc. Giống như rất nhiều cặp đôi trẻ yêu đương giai đoạn đầu khác, bất cứ khi nào có thời gian rảnh là họ lại dính lấy nhau, chẳng muốn rời.
Bạn trai của Tiểu Giang vốn là người lãng mạn, cũng rất để tâm đến suy nghĩ của bạn gái. Tối thứ hai vừa qua, tan làm anh đến đón cô đi ăn tối sau đó bất ngờ tặng cô 1 món quà lớn. Đó vốn là thứ mà Tiểu Giang đang tích cóp tiền để mua nên cô rất vui mừng và cảm động. Cô trao cho anh 1 nụ hôn rồi họ cứ thế cuốn vào nhau lúc nào không hay.
Trong khi đang “yêu” nồng nhiệt, bỗng nhiên Tiểu Giang nghe thấy 1 tiếng động mạnh bên trong tai, giống như có cái gì đó bị nổ. Cô bàng hoàng kể lại với bạn trai, 2 người lập tức gọi taxi đến Bệnh viện Litongde ở gần đó.
Trưởng khoa Tai Mũi Họng Xiong Gaoyun kể lại, ngay khi bước vào phòng cấp cứu, bệnh nhân liên tục nói rằng tai trái của cô ấy gần như không thể nghe thấy, có cái gì đó mắc kẹt ở trong và có tiếng kêu ùng ục. Sau khi làm thêm 1 số xét nghiệm chuyên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán bị thủng màng nhĩ.
Khi ông hỏi Tiểu Giang bị như vậy từ khi nào, cô chỉ cúi đầu không nói. Sau khi biết rằng điều đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị, cô gái trẻ mới bẽn lẽn cho biết 2 người có sở thích hôn mạnh, thổi và dùng lưỡi tiến sâu vào... tai đối phương trong mỗi “cuộc yêu”. Trước giờ không có vấn đề gì, nhưng hôm nay sau khi bạn trai hôn liên tục nhiều giờ, vừa dùng miệng thổi 1 cái thì Tiểu Giang thấy nhói nhẹ, không ngờ đã bị thủng màng nhĩ.
Bác sĩ Xiong cho biết, việc bị tổn thương tai, thủng màng nhĩ hay mất thính giác do thói quen trên không phải hiếm gặp. Trước đây ông đã từng điều trị không ít trường hợp bệnh nhân trẻ tương tự.
Bởi vì màng nhĩ của con người thực sự rất mỏng, chỉ 0,1mm. Bất kỳ tác động lực ngoại lực mạnh nào cũng có thể gây tổn thương hoặc làm rách chúng. Trong khi chúng đóng vai trò rất quan trọng, là bức tường chắn của tai giữa, có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong của chúng ta. Đồng thời giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các dị vật và vi khuẩn trong ống thính giác bên ngoài.
Với trường hợp của Tiểu Giang, may mắn là cô đến bệnh viện ngay nên đã được xử lý kịp thời, tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, sau khi tiểu phẫu nội soi cô vẫn phải nhập viện 1 tháng để điều trị bằng kháng sinh và theo dõi sát sao.

Bác sĩ Xiong cũng nhắc nhở thêm, màng nhĩ còn rất dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí hay âm thanh quá lớn như đạn pháo tầm gần, bom, pháo nổ, các vụ nổ, động đất… Hoặc các loại sóng âm bất thường, khi chơi các môn thể thao như bơi, nhảy dù, nhảy bungee…
Thậm chí, xì mũi, hắt xì hơi bất ngờ hoặc quá mạnh cũng có thể tác động đến màng nhĩ, nặng có thể gây mất thính giác. Vì vậy, hãy luôn nâng niu và bảo vệ đôi tai mọi lúc, mọi nơi. Nếu có các triệu chứng như đau tai, chảy máu, ù tai dai dẳng, giảm thích lực… thì tốt nhất là đừng chủ quan và tới gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguồn và ảnh: Skypost, Aboluowang, QQ

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.