Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Cổ tích" cổng làng Thụy Khuê

Chủ nhật, 07:02 01/08/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Thủ đô đổi mới hiện đại từng ngày, thế nhưng có một con phố vẫn mang dáng dấp một không gian quê vô cùng đặc biệt.

Được biết đến như một con phố nhiều cổng làng nhất Hà Nội, Thụy Khuê vẫn còn đó hồn vía xưa cũ nghìn năm.
 
Phố cổng làng

Vẫn còn đó theo thời gian cổng Giếng làng Yên Thái

 
Thụy Khuê thuộc địa phận của quận Tây Hồ, là một con phố dài chạy song song với bờ Nam của hồ Tây. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, con phố này vẫn còn đó nét cổ kính với những dày đặc những công trình mang đậm văn hóa Việt như đình chùa miếu mạo và đặc biệt là sự xuất hiện của gần chục cái cổng làng.
 
Cho đến bây giờ, Thụy Khuê vẫn là phố nhiều cổng làng nhất Hà Nội. Mật độ xuất hiện nhiều của các cổng làng nằm ở nửa sau đoạn phía chợ Bưởi, đường Lạc Long Quân. Những chiếc cổng làng chỉ cách nhau vài trăm mét, thậm chí vài chục mét.
 
Điều đặc biệt là không cổng nào giống cổng nào từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi chiếc mang một dáng vẻ riêng. Có những chiếc cổng được tôn tạo trùng tu, nhưng cũng có những chiếc đã cũ kỹ, rêu phong, bạc màu theo thời gian.
 
Nhưng có thế nào đi chăng nữa nó vẫn mang dáng dấp của một không gian quê giữa phố mà người dân ở đây vẫn gọi những công trình kiến trúc này với tên gọi thân thuộc mà ngắn gọn: Cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh… Phía sau mỗi cổng làng vẫn còn đó cư dân của một ngôi làng bao nhiêu năm nay vẫn sinh sống.
 
Đi ngược phố Thụy Khuê từ phía Tây trở về Đông, những chiếc cổng làng đầu tiên xuất hiện bên phía tay trái. Mỗi cổng đều mang đậm dấu ấn thời gian với đôi câu đối bằng chữ Nho được khắc tạc hai bên. Bên cạnh đó còn điểm thêm những mái đình, đền rồi những gốc cây muỗm, cây bồ đề đã mang lại cho con phố này nét rêu phong cổ kính.
 

Cổng làng Hồ Khẩu bị người dân lấn chiếm làm chợ


Những công trình này là sản phẩm của những ngôi làng đã có tuổi đời hàng thế kỷ, có những ngôi làng đã hơn 10 thế kỷ. Trước hết là cổng làng Yên Thái, rồi đến An Tho, Đông Xã, Hồ Khẩu, Thụy Khuê… Trước đây, vùng đất này được biết đến với tên gọi Kẻ Bưởi.
 
Ngược thời gian, lần theo những dấu mốc lịch sử phát triển của Thủ đô, ai cũng biết kẻ Bưởi là vùng ven hồ Tây có truyền thống làm giấy dó mà hẳn ai cũng từng được biết đến qua câu ca dao được học từ lớp vỡ lòng: Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. Nhịp chày Yên Thái chính là nhịp chày giã dó của làng làm giấy dó Yên Thái ngày xưa.
 
Trong cơn lốc đô thị hóa, phố Thụy Khuê cũng không nằm ngoài thời cuộc, nhà cao tầng, biệt thự đã thi nhau mọc lên. Cả vùng kẻ Bưởi ngày xưa ấy bây giờ đã được mặc áo mới màu mè và sặc sở. Nhưng dấu xưa vẫn còn đó khi ẩn hiện dưới những tán cây, đan xen những ngôi nhà cao tầng hiện đại vẫn còn đó những cổng làng.
 
Điều đó đã tạo cho phố Thụy Khuê một không gian làng xã ấm cúng, một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được. Có thể nói hồn phố Thụy Khuê chính là cái hơi thở làng xã truyền thống phả vào lòng người ngay giữa lòng Thủ đô hiện đại đang thay đổi từng ngày.
 
Sau mỗi chiếc cổng làng vươn ra nằm ở mặt phố là những cổng ngõ. Bước chân vào ngôi làng Yên Thái, không biết bao nhiêu là cổng ngõ. Cổng ngõ tuy nhỏ hơn khá nhiều so với cổng làng nhưng nó vẫn có mặt để xác định ranh giới của những xóm, thôn khác nhau. Có lẽ nó vẫn cần thiết và hơn hết là vẫn hài hòa với cảnh quan chung nên người ta vẫn giữ lại.
 
Hồn cũ nghìn năm
 
Phía sau những cổng làng vô tri vô giác mang tính đặc trưng cho những ngôi làng ấy là những nếp sinh hoạt làng xã cũng không thua kém phần đặc biệt. Các cụ già, họ vẫn quen với nếp sinh hoạt, nếp sống hàng ngày theo văn hóa làng xã.
 
Cụ Nguyễn Văn Tài, người làng Thụy Khuê, kể một cách tự hào: “Đi đâu ai hỏi quê quán tôi trả lời, người làng Bưởi là biết ngay. Người làng gốc Bưởi có giọng nói đặc trưng riêng, nhè nhẹ, thanh thanh khác với giọng Hà Nội chuẩn”.
 
Cụ Tài năm nay đã ngoài 80 tuổi, sinh ra lớn lên cùng với nhịp chày Yên Thái. Rồi chiến tranh lưu lạc, cụ vào miền Trung sống một thời gian dài, bây giờ ở ngưỡng tuổi xế chiều, cụ tìm lại nơi mình sinh ra.
 
Cụ tâm sự: “Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Thụy Khuê xưa kia có nghề dệt và nấu rượu nổi tiếng, trong đó gia đình tôi đã từng có nhiều đời nấu rượu hương sen”.
 

Đền Voi Phục, nơi sở hữu vườn cây nghìn năm tuổi

 
Nhắc đến thiết chế làng xã ở Thụy Khuê, người ta không thể bỏ qua vườn muỗm trong khuôn viên đền Voi Phục, như là một vườn cây cổ tích. Năm 1999, đoàn khảo sát quốc tế thuộc dự án khảo sát cây xanh của Liên Hợp Quốc đã đến đền Voi Phục xác định tuổi những cây muỗm.
 
Sau khi làm công tác khảo sát, đo đạc tán lá, thân cây, thậm chí, họ dùng máy khoan với cái mũi khoan trông rất lạ chọc thủng thân cây, họ đưa ra kết luận sửng sốt: “Những cây muỗm trong đền có tuổi ít nhất là 700 năm, nhiều có thể đến gần 1.000 năm”. Thật thú vị khi kinh đô Thăng Long - Hà Nội đang gần đến ngày tròn nghìn năm tuổi lại có một vườn cây tồn tại cùng chừng ấy thời gian để chứng kiến bao thăng trầm đổi thay của Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng ban quản lý đền Voi Phục - cho biết: “Ngôi đền Voi Phục ngày nay được lập vào cuối đời Trần để thờ hoàng tử Linh Lang, sinh tại làng Thụy Chương (thuộc phường Thụy Khuê hiện tại) bên hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây) đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống quân ngoại xâm (1076 - 1077).
 
Ông Tùng cho biết, những nhà khoa học nước ngoài từng nghiên cứu vườn muỗm trong đền Voi Phục - Thụy Khuê nói họ đã đi nhiều, đến nhiều nơi trên thế giới để nghiên cứu nhưng sau khi xác định độ tuổi của vườn muỗm này, hầu hết họ đều tỏ ra bất ngờ. Không ít người còn trầm trồ bảo đây là di sản vô giá của Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm”.
 
Đi trên phố Thụy Khuê bất chợt ta lại gặp một đôi nghê đá ngồi chầu ra đường, vài cái miếu nhỏ và những chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa. Phố có nhiều cổng làng nhất Thủ đô bao năm rồi vẫn còn giữ được nét độc đáo của văn hóa làng quê. Đi đâu xa, rồi trở về sau cánh cổng làng đã trở nên quá đỗi thân quen và tự hào với người kẻ Bưởi.
 
Theo như lời các bậc cao niên sống ở phố này, các cổng làng ở phố Thụy Khuê trước đây tất cả đều có cánh. Cánh cổng được mở ra vào những buổi sớm mai, đánh dấu sự bắt đầu của một ngày mới, và nó lại được cửa đóng then cài mỗi khi trời về khuya.
 
Do ở lại với thời gian quá lâu, những chiếc cổng làng bị xuống cấp, hiện rất nhiều cổng đã được trùng tu, tôn tạo. Cổng Hầu, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu từ hơn 10 năm trước nhưng vẫn giữ được kiến trúc cũ.
 
Đó vẫn là chiếc cổng lớn nhất trên con phố này. Nơi đây bây giờ trở thành nơi cho người dân họp chợ vào buổi sáng. Cảnh hàng quán xô bồ, chen lấn đường đi lối lại ít nhiều đã làm mất đi vẻ đẹp của chiếc cổng làng vốn tôn nghiêm.
 
An Quỳnh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đối tượng Trần Hải Quỳnh - kẻ nổ súng khi bị công an kiểm tra hành chính ở Hà Nội đã bị bắt giữ tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo quy định mới?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế được in trên mặt trước của thẻ thể hiện rõ thời điểm thẻ bắt đầu có hiệu lực sử dụng từ ngày nào. Từ 15/8, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng thế nào theo Nghị định 188/2025/NĐ-CP?

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển

Trường Đại học Việt Nhật công bố quy đổi điểm trúng tuyển 2025 bằng các phương thức xét tuyển

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường Đại học Việt Nhật công bố việc quy đổi điểm tương đương mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025. Việc quy đổi được áp dụng với ba phương thức gồm: xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, sử dụng điểm SAT và kết quả thi đánh giá năng lực (HSA).

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội

Điểm sàn xét tuyển 2025 trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Trường Đại học Luật Hà Nội công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) tuyển sinh năm 2025 đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội

Nguyên nhân bất ngờ vụ xe máy sụt 'hố tử thần' trên đường Trường Chinh, Hà Nội

Thời sự - 5 giờ trước

Ngay sau sự cố xe máy bất ngờ sụt 'hố tử thần' ở Hà Nội, đơn vị quản lý đã đào đường để tìm nguyên nhân. Kết quả sơ bộ ban đầu xác định do hở đường ống cấp nước sạch D100.

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong

Tai nạn hầm lò trong đêm, hai công nhân ở Quảng Ninh thương vong

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình làm công việc củng cố chống dặm, thu hồi than lò DVT, hai công nhân khai thác hầm lò thuộc Công ty Than Mạo Khê - TKV không may gặp tai nạn khiến anh Nguyễn Văn T. tử vong, còn anh Lương Văn Đ. bị thương.

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Chuyện về người vợ có chồng liệt sĩ 'nằm lại giữa trùng khơi'

Đời sống - 5 giờ trước

Gần 20 năm kiên cường vượt lên số phận, người vợ liệt sĩ Đoàn Đức Thắng - nguyên Phó Hải đội trưởng quân sự Hải đội 101 (nay là Hải đoàn 11 – Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1) đã không ngừng cố gắng bước tiếp, gánh vác cả phần chồng nuôi dạy con trưởng thành.

Top