Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi chừng méo miệng vì trúng gió

Thứ hai, 09:18 28/09/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Theo các bác sĩ, mùa thu là bước đệm để vào mùa đông, buổi sáng và chiều tối trời se lạnh, nhiều sương hoặc mưa, gió nên rất dễ bị trúng gió.

Ai cũng có thể mắc bệnh

Theo bác sĩ Lê Quân, phòng khám Gia đình, Hà Nội: Nếu bị lạnh đột ngột, cơ thể chưa đáp ứng kịp nên rất dễ bị vẹo cổ cấp, lệch dây thần kinh ngoại vi số 7, đau thắt lưng cấp... mà dân gian thường gọi là trúng gió. Ngoài ra, còn có một số bệnh cũng diễn ra trong tình huống lạnh như tiêu chảy cấp, đột qụỵ, tai biến mạch máu...

Theo Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Hiện tượng đau vai gáy khi đang ngồi, ngủ dậy thuộc dạng trúng gió ngoại cảm phong hàn thông thường. Nếu nằm ngủ mà để quạt máy, điều hòa nhiệt độ thốc thẳng vào mặt, hoặc ban đêm ngủ mở cửa sổ... gió lùa vào cũng rất dễ bị trúng gió. Nhẹ phải nằm nghỉ, nặng hơn còn bị đột qụy, phải đi viện. Người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp bị trúng gió nhiều hơn người bình thường.

Điều trị trúng gió hiệu quả là bằng châm cứu và xoa bóp bấm huyệt. (Ảnh: Trà Giang)

Các bác sĩ cho biết, triệu chứng trúng gió thường ớn lạnh sống lưng, tay, chân, hoặc đau gáy, xây xẩm mặt mày, nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Nặng hơn thì hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mùa thu còn hay gặp chứng trúng gió méo miệng, thường phát hiện đột ngột sau một đêm ngủ dậy, hoặc bị cơn gió lạnh thổi qua. Theo bác sĩ Trần Văn Bản, bệnh này mùa nào cũng có thể mắc và ở mọi lứa tuổi, nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa sẽ gặp nhiều hơn. 75% nguyên nhân trúng gió méo miệng là do lạnh, làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Còn lại do các chấn thương, viêm nhiễm khác như viêm tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm... gây ra.
 
Người bị trúng gió méo miệng mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo xệch về phía tai bên lành, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn...

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo bác sĩ Trần Văn Bản, khi thấy triệu chứng trúng gió thông thường, nên đánh gió bằng cách dùng rượu gừng, dầu đánh gió, uống nước đường gừng nóng hoặc sữa nóng... rồi ủ ấm. Có thể cho người bị trúng gió ăn cháo hành, tía tô với lòng đỏ trứng gà nóng hổi là khỏi. Với người bị huyết áp cao ngay lập tức phải uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện, hoặc phòng khám Đông y gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
 
Chứng trúng gió méo miệng Đông y thường châm cứu (ôn châm, điện châm), kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ... rất hiệu quả. Các bác sĩ vừa châm vào các huyệt, vừa cứu bằng ngải với gừng để thân thể nóng ấm, thông kinh lạc trở lại.

Bác sĩ Lê Quân cho biết, Tây y điều trị trúng gió do lạnh bằng cách làm nóng vùng nhiễm lạnh tại chỗ và làm giãn tĩnh mạch. Nhưng cả trúng gió do lạnh hay do hoàn cảnh đều phải có bác sĩ khám cụ thể để kê đơn thuốc chính xác cho từng trường hợp.

Trúng gió cần được điều trị triệt để, chớ coi thường trúng gió bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng sau này. Với trúng gió méo miệng nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ có tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt...    
 

Hà Dương 

“Xưa các cụ hay ăn trầu, có vôi nên người luôn tăng sản nhiệt. Thanh niên ngày nay không ăn trầu, vì vậy nên ngậm hoặc ăn mứt gừng để cơ thể luôn ấm áp. Ngồi trong phòng điều hòa cần tránh luồng khí lạnh, nếu không tránh được nên chịu khó đứng dậy đi lại, thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông, nên đội thêm mũ mỏng, lót thêm khăn vào cổ để tránh choáng váng, xây xẩm khi di chuyển. Nếu ngồi xe hơi có máy lạnh, khi xuống nên đứng giữa cửa xe và bên ngoài một lát để cơ thể thích ứng với bên ngoài rồi hãy ra khỏi xe”. 

Bác sĩ Trần Văn Bản,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Đông y Việt Nam.
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 7 phút trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top