Con trai từng "đội sổ" THCS bỗng đỗ vào trường cấp 3 top đầu thành phố, mẹ bật mí vỏn vẹn 2 ĐIỀU dạy con: Ai nghe cũng nể!
Cậu bé đã có một cú lội ngược dòng ngoạn mục nhờ phương pháp hữu hiệu của người mẹ.
Từ giai đoạn thiếu nhi bước sang giai đoạn dậy thì là thời điểm khó khăn nhất trong việc nuôi dạy con. Bởi đây chính là thời kỳ "nổi loạn", trẻ muốn chứng tỏ bản thân với mọi người. Lúc này, trẻ nghịch ngợm, khó bảo, mải chơi, không có mục tiêu học tập rõ ràng khiến cha mẹ phiền lòng.
Bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ thay đổi về tâm sinh lý, dẫn đến học tập chểnh mảng, điểm số giảm sút. Một bà mẹ sinh sống tại Trung Quốc có con trai tên Hạ Uy cảm thấy muộn phiền khi con bước vào tuổi "nổi loạn". Thành tích học tập của Hạ Uy không được tốt, nếu không muốn nói là "đội sổ". Cậu bé tỏ ra chán ghét việc học, chỉ thích chơi bóng rổ. Nhưng theo quan điểm của người mẹ, chơi bóng rổ mỗi ngày chẳng đem lại lợi ích gì cho tương lai, chỉ gây lãng phí thời gian.
Trong suốt kỳ nghỉ hè, cậu bé ngày nào cũng đi chơi bóng rổ đến tối mịt mới về nhà. Thậm chí, một tháng cậu phải thay đến 3 đôi giày bởi chơi bóng nhiều khiến đôi giày nào cũng bị há mũi. Thấy vậy, mẹ Hạ Uy càng bực bội và nặng lời trách: "Ngày nào cũng chơi bóng rổ thế này thì làm sao đỗ được cấp 3. Con sẽ trở thành người vô ích nếu không học hành nghiêm chỉnh".

Mẹ Hạ Uy phiền lòng khi thấy con ham chơi hơn ham học. (Ảnh minh hoạ)
Bị mẹ ngăn cấm sở thích khiến Hạ Uy càng chán nản, tỏ ra bất cần. Điểm số mỗi kỳ thi của cậu lại rớt xuống thê thảm, trở thành học sinh học kém nhất lớp, thường xuyên bị giáo viên phê bình. Mẹ cậu tức giận nhưng không làm gì được. Đánh mắng có, khuyên nhủ cũng có nhưng Hạ Uy không thay đổi, suốt ngày đi chơi bóng rổ sau giờ tan học.
Mẹ Hạ Uy nhiều lần bật khóc tức tưởi vì con, có lần còn suýt lên cơn đau tim vì con cãi lời. Sau này, mẹ cậu đọc rất nhiều sách giáo dục và như tỉnh ngộ trước một câu nói: "Trẻ học bậc THCS rất dễ nổi loạn, vì vậy trong quá trình hướng dẫn cần sự kiên nhẫn. Cha mẹ hãy cố gắng giúp trẻ duy trì sự hứng thú học tập". Mẹ Hạ Uy lập tức lên kế hoạch thay đổi con trai.
Sau đó, mẹ cậu đi mua một quả bóng rổ và bộ quần áo mới cho con trai. Mỗi lần Hạ Uy tham gia cuộc thi bóng rổ ở trường, mẹ cậu đều đi cùng cổ vũ. Mẹ Hạ Uy còn ngỏ ý muốn học chơi môn thể thao này khiến cậu khá bất ngờ. Hai mẹ con cùng nhau tập chơi bóng mỗi ngày, dần dần có tiếng nói chung, không còn khắc khẩu như trước nữa.
Mẹ Hạ Uy đã nhân cơ hội này để cùng con trai trao đổi về việc học tập, định hướng tương lai. Sau một thời gian, mối quan hệ 2 mẹ con được cải thiện rõ rệt, Hạ Uy không còn chán học và chống đối lại mẹ nữa. Cậu bé bắt đầu học tập nghiêm chỉnh và trở thành một trong 3 người xếp hạng đầu lớp. Điều tuyệt vời nhất là trong kỳ thi vào lớp 10, cậu đã trúng tuyển vào một ngôi trường cấp 3 trọng điểm của thành phố.
Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ khi bước vào tuổi dậy thì giống Hạ Uy, có điểm chung là đam mê sở thích riêng quá mức, dẫn đến chểnh mảng học tập. Thấy con như vậy, đa số phụ huynh sẽ nóng nảy, quát mắng, kiểm soát khiến con trở nên "nổi loạn", không nghe lời, thậm chí là có hành vi chống đối.
Từ thành công bước đầu trong hành trình nuôi dạy con, mẹ Hạ Uy đã chia sẻ 2 bí quyết hữu ích đến các bậc phụ huynh khác:
1. Cho trẻ không gian để phát triển sở thích cá nhân
Không một đứa trẻ nào thoải mái khi bị cha mẹ giám sát mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là về sở thích cá nhân. Cha mẹ nên tôn trọng sở thích của con, đồng thời đưa ra định hướng học tập để giúp trẻ cân bằng, tránh để điểm số giảm sút.
Trẻ có sở thích riêng cũng là một điều tốt vì sẽ giúp giảm căng thẳng, giải toả cảm xúc tiêu cực và đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện phát triển những sở thích lành mạnh của con.
Còn đối với sở thích không có lợi, cha mẹ nên nhẹ nhàng giảng giải, từ từ hạn chế những sở thích đó. Đồng thời cho con tiếp xúc với những cách giải trí khác lành mạnh và phù hợp hơn.

Cha me nên tôn trọng sở thích cá nhân và giúp con phát triển sở thích đó. (Ảnh minh hoạ)
2. Không tạo áp lực, không đối đầu với trẻ
Nhiệm vụ của cha mẹ là đồng hành cùng con, chứ không phải là học tập hay sinh hoạt thay con. Hãy để trẻ được sống cuộc đời của chính trẻ, phải tự gánh chịu hậu quả nếu mắc sai lầm. Vì vậy, cha mẹ không nên tạo áp lực quá mức, tránh gây hiềm khích trong mối quan hệ với con.
Hãy để trẻ có không gian riêng tư, để trẻ lớn lên một cách tự do, không áp lực về mặt tinh thần. Điều này rất có lợi cho việc học tập, sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ. Khi trẻ có tinh thần thoải mái, trẻ sẽ tự khắc hứng thú học tập, không cần cha mẹ phải nhắc nhở nhiều.
Theo Phụ nữ Việt Nam

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.

2 tháng nữa tốt nghiệp ĐH thì biến mất: Cha nghèo bật khóc vì bán hết tài sản, nợ nần nuôi con gái ăn học
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcNgười cha cho hay ông vẫn sống ở quê, ngập trong nợ nần vì không thể trả nợ tiền học phí đã vay. Con gái cắt đứt liên lạc.

Nếu thấy xung quanh con có 4 kiểu bạn này thì cha mẹ phải can thiệp ngay lập tức: Càng để lâu, hậu quả càng khó lường!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcCó 4 kiểu “bạn xấu” nguy hiểm nhất mà cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường làm điều này: Kết quả, con họ lớn lên lại thành công, phát triển vượt chúng bạn!
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcTriết lý "đầy - vơi" trong cuộc đời được thể hiện rõ ràng nhất trên hành trình trưởng thành của con người.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy conGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.