Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công nhân hiểu về AIDS như học sinh lớp 1

Thứ hai, 11:14 27/09/2010 | Chất lượng cuộc sống

Anh H.Cường (Bắc Giang) thật thà: “Từ xưa tới nay toàn nghe nói, chả khi nào được học nên trình độ về chuyện này chỉ ngang… lớp 1”.

Không chỉ người lao động mà ngay cả doanh nghiệp cũng thờ ơ với việc phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc bởi sự mù mờ thông tin và thiếu trách nhiệm. Theo Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM, tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với người nghiện chích ma tuý là 48%, phụ nữ bán dâm là 16%, đối với nam quan hệ tình dục đồng giới là 17%. Riêng nhóm bắc cầu gồm công nhân, lao động nhập cư, tài xế và phụ xe đường dài được nhận định có tỷ lệ nhiễm khá cao.

Chỉ biết, không hiểu!

Khi dò hỏi thông tin về HIV/AIDS, nhiều công nhân (CN) có thâm niên làm việc tại TP HCM tỏ ra bối rối, mơ hồ. Chị T.T.Liên (Công ty giày T.Bình, Q.Thủ Đức) cho biết: “Ai mà không biết bệnh này, người ta nói mấy chục năm nay rồi, hình như lây ghê lắm, không có thuốc chữa nữa”.

Tương tự, Hạnh, công nhân Công ty Giày G.Đ cũng lè lưỡi khi nói về HIV: “Dính là coi như tiêu, bỏ xứ mà đi”. Với những công nhân này, các chị đều cập nhật thông tin về HIV từ hồi còn ở quê, nhưng chủ yếu nghe rồi để đó chứ còn hiểu biết độ nguy hiểm, cơ chế lây bệnh và cách phòng tránh thì… chưa bao giờ.
 
Sân chơi lành mạnh cho công nhân giúp phòng, chống HIV/AIDS
hiệu quả.

Một số lao động khác có vẻ biết nhiều hơn nhưng rốt cuộc cũng chỉ dừng lại ở những thông tin cơ bản nhất. Chẳng hạn như Lành (Công ty P.S) biết HIV lây truyền qua đường máu nhưng “Không nghĩ dùng chung bơm kim tiêm cũng bị, có thấy máu dính đâu?”... Còn rất nhiều công nhân thiếu thông tin về HIV/AIDS.

Anh H.Cường (quê Bắc Giang) khi nghe rằng nếu có những phương án dự phòng lây nhiễm đúng và kịp thời thì dù mẹ nhiễm HIV song con sinh ra vẫn không sao đã buột miệng: “Hay vậy hả, lâu nay cứ tưởng…”. Anh cũng thật thà: “Từ xưa tới nay toàn nghe nói, chả khi nào được học nên trình độ về chuyện này chỉ ngang… lớp 1”.

Truyền thông… rơi rụng theo dự án

Bà Nguyễn Thị Huệ (Trưởng phòng Can thiệp giảm tác hại, UBPC AIDS TP.HCM) nhận định: “Lao động nhập cư là nhóm có nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV do lối sống tự do, thiếu điều kiện vui chơi giải trí lành mạnh cũng như thiếu hiểu biết về phương pháp phòng tránh…, trong khi các hình thái lây truyền HIV tại TP HCM lại phức tạp”.

Trên thực tế tại TP HCM có rất nhiều dự án can thiệp riêng trên nhóm đối tượng này, tuy nhiên “khi dự án kết thúc thì đồng nghĩa với việc công tác đó cũng đứt gánh luôn”. Bà Huệ thừa nhận: “Nhiều hoạt động nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa có sự kết nối với nhau”. Cùng với đó, truyền thông không đem lại hiệu quả do chỉ nói suông, thiếu vật dụng hỗ trợ, tài liệu đơn điệu…

Còn với các doanh nghiệp, theo các chuyên gia “chưa có sự phối hợp hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc trong các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với chương trình phòng, chống AIDS”.

Theo bác sĩ Võ Hữu Phước (Trưởng khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng Q.Bình Tân): “Mặc dù làm miễn phí nhưng phải huy động các mối quan hệ kèm theo năn nỉ thì mới may ra được doanh nghiệp cho buổi nói chuyện chừng 60 phút”.

Bà Nguyễn Hoàng Yến (chuyên gia về HIV tại nơi làm việc của tổ chức Chemonics) cho biết: Khảo sát 106 doanh nghiệp tại 7 tỉnh thành thì chỉ có 14,2% doanh nghiệp có hoạt động chính sách về phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có dự án tiếp cận. Nếu triển khai đầy đủ các tiêu chí của họat động thì số doanh nghiệp đạt yêu cầu chưa đến… 1%.

Trên thực tế, lao động đều có ý thức và nhu cầu trong phòng chống HIV/AIDS cho dù theo kiểu “phát bao cao su trực tiếp thì không ai lấy nhưng để vào 1 góc khuất thì hết sạch”, bà Lâm Xủi Chánh (Công ty TNHH Việt Nam PaiHo, KCN Tân Tạo) chia sẻ. Vì vậy, vấn đề đặt ra theo các chuyên gia đó là làm sao để không chỉ công nhân mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong vấn đề này. Còn đối với cơ quan chức năng “nếu không còn nguồn tài trợ thì phải làm thế nào để duy trì bền vững những hoạt động đã được xây dựng đó”.

Theo Đất Việt

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người cao tuổi gặp phải (kỳ 1): Từ chỉ số HALE thấp đến phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Nhà có người cao tuổi bị rối loạn tứ chi hoặc thậm chí bại liệt tay tức là mắc bệnh lý về thoái hóa đốt sống cổ. Điều đáng nói là bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi về già nếu không biết cách phòng ngừa ngay bây giờ. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người cao tuổi Việt Nam đang gặp phải.

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

3 mốc tâm sinh lý quan trọng của phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Có 3 thời điểm ghi dấu sự thay đổi tâm sinh lý quan trọng trong đời người phụ nữ là: tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi tâm sinh lý này liên quan chặt chẽ đến lượng nội tiết tố trong cơ thể và tuổi tác.

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

4 'chất tiết' xuất hiện trên đồ lót ngầm nhắc nhở vùng kín của con gái đang gặp vấn đề

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Đừng chủ quan bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trên đồ lót, nhất là khi thấy 1 trong 4 biểu hiện dưới đây.

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng kéo dài: Người cao tuổi cần phòng ngừa đột quỵ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Thời tiết nắng nóng, người cao tuổi dễ bị kiệt sức, thậm chí đột quỵ, đặc biệt là những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao. Tuy vậy, đột quỵ mùa nắn...

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Ba kích bổ nhưng không phải ai cũng dùng được

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Nhiều người cho rằng thuốc bổ thì ai cũng dùng được, cứ nghe thấy bổ là tự ý mua về dùng. Ba kích cũng vậy, trong Y học cổ truyền rễ ba kích tốt cho xương khớp, nhiều người đã tự mua ba kích để ngâm rươụ để sử dụng. Tuy nhiên điều này thật sai lầm, vì có thể gây ra những hệ lụy.

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Những người có nguy cơ mắc xoắn buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Xoắn buồng trứng là căn bệnh phổ biến nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bạn đã hiểu bao nhiêu về căn bệnh này?

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Tâm sự nghẹn lòng của người đàn ông nghiện ngập

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Máu đỏ đen, ham mê cờ bạc gã thanh niên đã ngã gục trước vòng xoáy của những ván bài. Từ những trận sát phạt thâu đêm suốt sáng đã đưa đẩy Tạ Bá Xinh đến con đường nghiện hút. Để rồi, khi tỉnh lại, người đàn ông ấy phát hiện đang mang trong người căn bệnh thế kỷ.

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Có thai sau khi bị dính tinh trùng của bạn trai lên quần?

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Trong một lần âu yếm với bạn trai, tinh trùng của bạn trai đã dính vào quần của bạn gái. Từ sau hôm đó, cảm thấy trong người có khác khác. Liệu, bạn gái đã mang thai?

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Bệnh tình dục: Không “quan hệ” cũng có thể lây nhiễm

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Một số bệnh tình dục có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau mà chính bạn cũng không ngờ tới.

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Không để sa sinh dục ảnh hưởng chất lượng sống

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Sa sinh dục thường gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng thực tế không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Top