Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cùng lính đảo làm dân số

Thứ tư, 08:00 25/01/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Hải được mệnh danh là “đảo của đảo”. Dù ngày nay, đời sống kinh tế đã phát triển hơn, nhưng nơi đây vẫn còn đối mặt với rất nhiều gian khó.

Khám và cấp phát phương tiện tránh thai cho bà con làng chài.

Ra Việt Hải không chỉ cảm được cái tình, mà nhiều người còn phải nghiêng mình trước sự kiên nhẫn, nỗ lực vượt khó của đội ngũ làm công tác dân số nơi đây.

Bao cao su cho… điện thoại

Trước khi xuống Hải Phòng, tôi được chị Nguyễn Thị Năm, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Cát Hải thông báo qua điện thoại: “Mai chị và các anh ở Đồn biên phòng sẽ ra Việt Hải, xuống ngay nhé”. Vậy là tôi tức tốc lên đường.

6h sáng, trời Cát Bà âm u, lất phất mưa phùn. Đài báo ngày mai mới có gió mùa Đông Bắc, nhưng ở vùng biển gió thường về sớm hơn đất liền. Lúc tôi vừa lúi húi bước xuống thuyền nan để đi ra Việt Hải (huyện Cát Hải) thì có tiếng ai nói: “Mưa như mưa xuân nhà báo nhỉ! Năm nay không khí Tết sớm hơn mọi khi”. Hóa ra là Thiếu tá Vũ Quang San, Phó Chính trị viên Đồn Biên phòng 54.

Chiếc thuyền nan đưa chúng tôi đi, gió thông thống bốn bề, tấm bạt che mưa không thể cản được cái lạnh tê tái. Bè chỉ chở được tối đa 5 người và 1,5 tấn hàng, vì thế, đoàn chúng tôi phải tách làm hai, đi trên 2 chiếc thuyền. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Mưa táp mặt người. Gió rít từng cơn, răng tôi đánh vào nhau lập cập, cả mấy người chúng tôi co rúm người. Đi được một lúc, sóng càng ngày càng to hơn. Bè chòng chành, ngả nghiêng như sắp lật. Vơ vội chiếc áo mưa để không, tôi choàng vội vào người. Chị Đặng Thị Phiến, Phó giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Cát Hải cười bảo: “Chưa quen hả? Thế này đã thấm tháp gì!”.

Chị Năm kể, có lần các anh bộ đội biên phòng cùng các cơ quan, ban, ngành, trong đó có cả “quân” dân số đi chống bão. Mưa to gió lớn, nhiều bà con vẫn không chịu vào bờ, sau phải “cưỡng chế”. Sóng điện thoại trên biển vốn yếu, để giữ thông tin liên lạc, các anh biên phòng mới đề nghị với chị Năm cho xin vài cái bao cao su, nhét điện thoại di động vào đó cho đỡ ướt. “Có anh lính còn bảo, điện thoại của em là loại gập, phải đề nghị nhà máy sản xuất loại bao cao su gập thôi!”, chị Năm vừa kể vừa cười.

Khám bệnh như đi hội

Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là “làng chài” thuộc địa phận thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải). Đấy là tôi tạm gọi vậy vì dọc tuyến đường từ bến Cái Bèo ra Việt Hải, chỉ có vùng này là dân cư thuyền chài sống quần tụ, còn lại thì rất thưa thớt, lẻ tẻ. Có vẻ như gió mùa về sớm nên dân ngủ dậy muộn hơn. Mỗi thuyền là một “nhà”, rộng chừng 6m2, nơi 4-5 con người trú ngụ. Quanh khu vực này có khoảng 250-300 hộ, với gần 1.000 khẩu.

Chúng tôi ghé thăm hộ ông Đinh Như Trang (53 tuổi). Ông Trang quê Thủy Nguyên - Hải Phòng, làm bạn với biển cả đã hơn 10 năm. Cất giọng đúng chất “ăn sóng, nói gió”, ông Trang gọi hàng xóm: “Bớ anh em qua đây bác sĩ quân y khám cho này!”. Lác đác vài mái đầu rối bù ngái ngủ thò qua cửa, ngơ ngác nhìn rồi lại chui tọt vào trong. Nhưng chỉ sau ít phút, nhiều người đã có mặt tại vị trí “tập kết”. Ông Trang cho biết: “Cô chú đến giờ này thì không có trẻ con ở “nhà” đâu, chúng nó đi học trên bờ cả rồi. Ở đây trẻ con đi học bằng bè, nhà nào không có bè thì đi ké nhà bên cạnh, mỗi lần trả 10.000đồng”.

Thiếu tá San nói với tôi: “Cách đây mấy năm, Bộ Đội biên phòng 54 có phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong bờ mở lớp dạy chữ, có 30-40 cháu theo học. Sau 2 năm, các em biết mặt chữ, chúng tôi vận động các cháu lên bờ theo học... Bây giờ, nhà nào có con em trong độ tuổi đến trường đều được theo học hết”.

Còn về chuyện khám chữa bệnh, Đại úy bác sĩ Đồng Văn Bột thuộc Đồn Biên phòng 54 cho hay, do đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế cũng không dư giả gì nên cư dân làng chài ít khi vào bờ khám, chữa bệnh. Vậy nên mỗi khi có cán bộ của đồn ra khám chữa bệnh là bà con vui như ngày hội.

Đảo của đảo

Khám bệnh xong cho bà con ở làng chài, thuyền của chúng tôi lại tiếp tục xuôi đến Việt Hải. Mưa càng ngày càng dày, gió thổi vù vù, hai chiếc thuyền mỏng manh như chiếc lá tre. Tôi cầm máy ảnh lên chụp mà mãi không chụp được. Đang đi bỗng có tiếng gọi từ một chiếc thuyền gần đó: “Anh Bột, anh Tân, chị Năm, các bác lại vào Việt Hải khám bệnh đấy à?”. “Vâng, chúng tôi đang vào đó đây”, chị Năm đáp lại. Thuyền của tôi đi chậm lại. “Hôm nay khám cho ông già, trẻ nhỏ, hay cho bà bầu thế hả chị?”, người phụ nữ vừa cười vừa hỏi. “Khám tất, chị thông báo cho chị em nhá, vào trạm y tế xã khám bệnh, uống thuốc nhá”, anh Bột nhanh nhảu đáp.

Nói xong đoàn chúng tôi nhằm hướng Việt Hải thẳng tiến. Đại úy Bột phấn khởi nói: “Một năm anh em chúng tôi cùng các chị “dân số” vào khám, cấp thuốc, cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho bà con mấy đợt nên họ quen mặt hết. Cứ thấy bóng áo xanh, thấy các anh chị dân số đến là họ mừng lắm!”.

Phải mất thêm gần 45 phút nữa chúng tôi mới đến được xã đảo Việt Hải. Khi đặt chân lên đảo, Đại úy Đồng Văn Bốn, bác sĩ quân y Đồn Biên phòng 54 nói: “Nhà báo đi đợt này còn đỡ, không lụt bão, lại có đường rồi, ngày trước muốn vào làng chèo thuyền qua hang trong núi rồi phải đi bộ 5km. Như đợt lũ tháng 8/2011, lụt đến ngang ngực, lúc đến cứu trợ chúng tôi đã phải... cởi hết quần áo, cho lên mảnh xốp đội trên đầu rồi đẩy vào làng”.

Cảm động tình quân, dân

Trong khi các bác sĩ của đoàn khám cho bà con, tôi cùng Thiếu tá San tranh thủ đi thăm làng (dân ở đây gọi Việt Hải là “làng”). Làng Việt Hải nằm lọt thỏm giữa biển, xung quanh là núi cao, rừng già của Vườn quốc gia Cát Bà. Xưa kia nơi đây vô cùng hoang vu, mỗi khi có mưa là nước ngập tứ bề, người muốn vào làng phải lội qua các con suối ngập đến tận thắt lưng. Chính vì thế người ta mới gọi Việt Hải là đảo của đảo. Đi một vòng quanh Việt Hải chỉ mất chưa đầy 30 phút, bởi từ đầu làng đến nhà cuối cùng cũng chỉ dài hơn 2km. Ở đây, nhà nào trong số 76 ngôi nhà cũng đều có “mặt tiền”. Số nhân khẩu ít, chỉ 208 người nên trong làng, nhà nào có cái gì mới, có tin gì vui, điều gì buồn là cả làng biết ngay.

“Mái ấm” của tổ công tác Đồn Biên phòng 54 nằm ngay đầu làng. Tổ có 4  người, ở nhiều vùng quê khác nhau. Lúc chúng tôi đến, Thiếu úy Trần Minh Nghĩa (người Ân Thi, Hưng Yên) và Thượng úy Phạm Xuân Trường (người Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đang lúi húi trong bếp. Nhìn mâm cơm thịnh soạn, ngon mắt tôi cứ xuýt xoa khen. Anh Nghĩa hồ hởi nói: “Gà này là gà tăng gia, gà đảo “xịn”, cá này là bà con vừa đánh được cho bộ đội đón khách đấy!”.

Anh Nghĩa bảo, dân ở đây quý bộ đội lắm, có cái gì ngon, cái gì hay đều chia sẻ với các anh. Ngược lại, bộ đội cũng tham gia nhiều việc của bà con, các công trình của đảo như nhà tình thương, nhà lưu niệm, nhà Internet, cổng chào của làng... đều có sự chung tay góp sức của Bộ Đội biên phòng.

Tết sớm ở đảo

Bà đỡ 73 tuổi

Bà Bùi Thị Thái năm nay 73 tuổi, là y tá đầu tiên của xã, bà học nghề y từ năm 1962-1963. Bà Thái tự hào kể, lứa sinh năm 70-80 đều do một tay bà đỡ đẻ. Khi ấy đường sá đi lại khó khăn, đắt đỏ, do vậy cứ đẻ luôn tại chỗ, đỡ nhiều thành quen tay. Theo bà Thái thì Việt Hải mới có điện được 2 năm, xưa toàn dùng đèn dầu, tù mà tù mù, khi đỡ chỉ “cảm nhận” là chính, may mà ít gặp biến cố.

 
Chị Đỗ Thanh Vân, cán bộ trạm y tế xã kiêm cộng tác viên dân số xóm 1 nói nhỏ: “Ở đây luật bất thành văn, chị em “thống nhất” sinh con vào cùng một năm để nhà trường tiện cho việc bố trí lớp học. Khi các cháu học xong cấp 1, sẽ được hỗ trợ để vào Sơn Tây, Đồ Sơn học bán trú cấp 2”.
Chị Vân học điều dưỡng, nhưng khi ra đảo thì làm tất, từ y tá đến hộ sinh và cả cộng tác viên dân số. Quê chị Vân ở xã Xuân Đám, Cát Hải. Nhớ lại ngày đầu tiên đến Việt Hải 8 năm về trước, chị chỉ cười. Năm đó lụt. Bà con phải chèo thuyền đưa chị vào làng. Ngày đó Việt Hải rất heo hút, chỉ có vài mái nhà tranh, vợ Chủ tịch xã có lần còn xách chiếc chân giò lợn đi chia cho mấy người trong xã.
 
Lúc ấy chị Vân 22 tuổi. Chị Vân nhớ khi lĩnh tháng lương đầu tiên được 500.000 đồng, chị gửi hết về cho mẹ. Cuộc sống khi đó rất khó khăn, chị đã phải cùng các cô giáo trẻ vào rừng kiếm củi, ăn uống chi tiêu khá tằn tiện mới có thể trụ lại được. “Không nghĩ là lại có thể gắn bó với đảo lâu đến thế!”, chị Vân tự hào nói.

Nói về Tết, chị Vân bảo năm đầu tiên ra đảo, khi Tết đến chị được tạo điều kiện về thăm nhà ngay. Những Tết sau, năm được về, năm không. Đến lúc chị lấy chồng, cả nhà chị cũng chỉ sum họp được vào ngày mồng 4 Tết. Mấy năm nay, do mẹ đẻ chị ra ở cùng nên chị không về nữa.

Đối với anh em chiến sĩ Tổ công tác Đồn 54, anh Trường bảo, ngày Tết ở đảo rất ấm áp, khoảng ngày 26 – 27/12 âm lịch, cán bộ chiến sĩ cùng bà con chung nhau mấy nồi bánh chưng. Ngày Tết xa nhà ai cũng nhớ, nhưng bà con ở đây sống rất tình cảm nên các anh cũng thấy ấm lòng.

Đến quá trưa, buổi thăm khám cho bà con kết thúc. Uống chén rượu chúc Tết sớm, chúng tôi tạm biệt bà con, tạm biệt các anh em chiến sĩ với lời hẹn ngày trở lại...
 
 Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top