Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Thứ năm, 20:12 10/07/2025 | Dân số và phát triển

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 1.

Viên chức dân số tuyên truyền về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinhcho người dân. ẢNH: V.Đ

Từ "giấc mơ con trai" đến nỗi lo…

Một buổi chiều giữa tháng sáu, trong căn hộ nhỏ tại phường Thành Vinh (Nghệ An), chị T.T.D. vừa khẽ ru đứa con trai mới sinh, vừa thở phào nhẹ nhõm. Không chỉ vì con khoẻ mạnh, mà bởi sau hai lần sinh con gái, chị cuối cùng đã "sinh được thằng cu" như mong mỏi âm thầm của bao người trong họ hàng, gia đình chồng.

"Áp lực không ai nói ra nhưng ai cũng hiểu. Mỗi lần mang bầu, mọi người đều tò mò, đoán giới tính. Nếu là con gái, không khí lại chùng xuống" - chị D. kể. Dù chồng chị tâm lý, chưa từng ép buộc, nhưng sự kỳ vọng vô hình của người thân khiến chị từng lo lắng, tủi thân.

Câu chuyện của chị D. là một lát cắt chân thực về thực trạng đang diễn ra ở nhiều vùng quê Nghệ An. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" không còn bộc lộ một cách công khai, dữ dội như xưa nhưng nó ẩn mình trong những định kiến sâu sắc, những kỳ vọng ngầm, thậm chí là những câu nói tưởng chừng vô hại: "Nhà chưa có thằng cu à?", "Phải cố thêm đứa nữa cho có nếp có tẻ".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 2.

Một buổi nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh củachuyên viên Phòng Dân số (Sở Y tế Nghệ An). ẢNH: V.Đ

Theo số liệu ước tính của Phòng Dân số (Sở Y tế Nghệ An), năm 2025, tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh là 117,7 bé trai/100 bé gái - mức chênh lệch đáng báo động so với chuẩn sinh học tự nhiên (103-106 bé trai/100 bé gái). Đằng sau những con số ấy là nhiều hệ lụy xã hội như: Thiếu hụt nữ giới trong tương lai, bất ổn hôn nhân, gia tăng tệ nạn buôn bán người…

"Chỉ khi vai trò và vị thế của trẻ em gái được xã hội nhìn nhận đúng đắn thì mới có thể xóa bỏ được bất bình đẳng giới và tư tưởng trọng nam hơn nữ. Đây là nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bởi vậy, nâng cao vị thế cho trẻ em gái là một giải pháp thiết thực, không chỉ giảm thiểu mất cân bằng giới tính mà còn góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh hơn" - bà Thái Thị Tuyết (Chuyên viên Phòng Dân số, Sở Y tế Nghệ An) khẳng định.

Cuộc chiến thầm lặng "gỡ" định kiến, kiến tạo tương lai bình đẳng

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 3.

Cuộc thi “Rung chuông vàng” cho các bạn học sinh THCS, THPT giúpnâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thànhniên. ẢNH: V.Đ

Để đối diện và tháo gỡ những định kiến đã ăn sâu, ngành y tế Nghệ An đã lựa chọn một hướng đi bền bỉ với nỗ lực truyền thông rộng khắp, đồng hành âm thầm để từng bước thay đổi nhận thức người dân. Rõ nhất là từ những buổi nói chuyện chuyên đề ở các trường học đến cộng đồng. Từ "Hội thi rung chuông vàng" ở lứa tuổi THCS, THPT đến các buổi truyền thông nhóm nhỏ, mô hình Câu lạc bộ Tiền hôn nhân và Tổ tư vấn dân số - gia đình - trẻ em... đã trở thành cầu nối để các cặp vợ chồng, thanh thiếu niên tiếp cận kiến thức về sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phá bỏ định kiến "phải có con trai".

Ở các xã vùng sâu, vùng xa - nơi mất cân bằng giới tính vẫn dai dẳng, cán bộ dân số, y tế không ngại khó để đến tận từng bản làng, từng hộ gia đình, tổ chức đối thoại liên thế hệ. Họ giúp người lớn tuổi lắng nghe suy nghĩ của lớp trẻ và ngược lại, để hiểu rằng "sinh con gái cũng là lộc trời cho".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên viên Phòng Dân số trong buổi nói chuyệnvề vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên và tảo hôn ở các trường học. ẢNH: V. Đ

Bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên viên Phòng Dân số (Sở Y tế Nghệ An) chia sẻ, từ những nỗ lực trên, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã cởi mở hơn trong việc đón nhận con gái và tư tưởng "có nếp có tẻ" đang dần được thay thế bằng "con nào cũng là con" miễn là con sinh ra được khỏe mạnh, an lành và hạnh phúc. Đó là sự thay đổi tích cực, tiến bộ văn minh phù hợp với xu thế phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Là kết quả của sự nỗ lực không ngừng trong công tác truyền thông về dân số trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra, để phá vỡ tận gốc những định kiến dai dẳng, cần đến sự tham gia mạnh mẽ, có hệ thống của cả bộ máy chính quyền địa phương - những người có vai trò định hướng, chỉ đạo, dẫn dắt thay đổi từ trong từng chính sách đến tận mỗi bản làng, hộ gia đình.

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, quyền sinh sản là quyền con người, không ai được ép buộc và cần phá bỏ những suy nghĩ cổ hủ góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh.

Theo ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và những biến động xã hội diễn ra nhanh chóng, vai trò của chính quyền địa phương hai cấp trở nên vô cùng quan trọng trong việc định hình tương lai dân số. Sự tham gia chủ động, có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở là yếu tố then chốt để các giá trị tiến bộ như bình đẳng giới hay quyền sinh sản trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của người dân.

Ông phân tích thêm, ở các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn hay đối thoại cộng đồng, chính quyền cần có tiếng nói quyết liệt, dứt khoát để khẳng định rằng "quyền sinh sản là quyền con người, không ai được ép buộc", rằng "con nào cũng là con" và cần phá bỏ định kiến "phải có con trai"... Khi tiếng nói của người có uy tín trong cộng đồng, từ cán bộ thôn, xã đến trưởng bản được cất lên một cách đồng lòng, sự thay đổi sẽ không còn chỉ nằm trên tờ rơi hay trong bài nói chuyện mà thực sự chạm đến từng nếp nghĩ, từng gia đình.

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An- Ảnh 6.

Hội thi là con gái để tỏa sáng góp phần nâng cao vị thế cho trẻ em gáigóp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh hơn. ẢNH: V.Đ

Một cú huých chính sách lớn cho tiến trình này chính là Thông tư 17/2025/TT-BYT của Bộ Y tế, có hiệu lực từ 1/7/2025. Quy định mới này lần đầu tiên trao quyền rõ ràng và sâu rộng hơn cho chính quyền cơ sở trong việc lập dự toán kinh phí, xây dựng mô hình truyền thông và triển khai giải pháp dân số sát thực tế địa phương linh hoạt và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc thực hiện tốt chủ trương chuyển trọng tâm từ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển sẽ giúp giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, qua đó xây dựng nguồn nhân lực bền vững, hướng tới một xã hội khỏe mạnh, bình đẳng.

"Trách nhiệm không chỉ của riêng ngành y tế mà là của toàn bộ hệ thống chính trị. Từ cán bộ y tế cơ sở đến lãnh đạo địa phương, ai cũng phải cùng vào cuộc để đảm bảo rằng quyền tự quyết về sinh sản thực sự được tôn trọng. Khi đó, mỗi người phụ nữ dù ở bản xa hay nơi phố thị đều có thể tự do quyết định tương lai của mình và góp phần xây dựng một xã hội thịnh vượng, công bằng. Để mọi sinh linh chào đời đều được chào đón và trân trọng như nhau" - ông Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.

Vũ Đồng


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Top